26/10/22

Sự sống ngoài hành tinh: Tin xấu từ Trái Đất màu đỏ

Quanh loại sao mát mẻ và phổ biến nhất thiên hà chứa Trái Đất, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều hành tinh cùng loại, cùng cỡ với địa cầu. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy, chúng chưa chắc đem lại tin vui.

Nghiên cứu vừa được công bố trên Astrophysical Journal Letters đã xem xét một hành tinh mang tên GJ 1252b. Theo NASA, GJ 1252b là một hành tinh đá - tức cùng loại với Trái Đất - và thuộc nhóm có kích thước tương đương, khối lượng chỉ hơn địa cầu 1,32 lần.

GJ 1252b tắm trong ánh sáng màu đỏ của GJ 1252, là một ngôi sao lùn đỏ nằm cách Trái Đất 66 năm ánh sáng. Khoảng cách giữa hành tinh và sao mẹ chỉ bằng 0,00915 lần so với khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời, tuy nhiên do sao lùn đỏ mát hơn nhiều so với Mặt Trời nên với các tính chất kể trên, GJ 1252b vẫn là đối tượng cần chú ý trong cuộc săn tìm sự sống ngoài hành tinh.

su-song-ngoai-hanh-tinh-tin-xau-tu-trai-dat-mau-do
Ảnh đồ họa mô tả một sao lùn đỏ với bức xạ cuồng nộ dù nhiệt độ thấp hơn Mặt Trời, tắm hành tinh của nó trong ánh sáng đỏ dịu hơn nhưng bức xạ lại khủng khiếp hơn, đủ thổi bay bầu khí quyển - Ảnh: PHYS

Thế nhưng các kết quả nghiên cứu mới đã đưa ra tin xấu: Các nhà khoa học tin chắc rằng GJ 1252b không hề có khí quyển, một trong những điều kiện tối cần thiết để sự sống được bảo vệ khỏi các tác động có hại từ vũ trụ, có cơ hội tồn tại và tiến hóa.

Sau khi được tìm thấy vào năm 2020, các tính toán về khoảng cách giữa GJ 1252b và sao mẹ cũng như nhiệt độ của ngôi sao mẹ đã một lần cho thấy khả năng hành tinh này sống được gần như bằng 0 vì nó phải rất nóng, nhưng do nhiều tính chất giống Trái Đất, nó vẫn mang những điều kiện tuyệt vời để trở thành một "phòng thí nghiệm".

Bởi nếu tìm thấy một hành tinh khác giống GJ 1252b nhưng nằm xa sao mẹ hơn hay sở hữu sao mẹ mát hơn, giới thiên văn tin rằng đó sẽ là miền đất hứa cho sự sống. Nghiên cứu mới gạt bỏ kỳ vọng đó và khẳng định bất cứ cái gì giống như GJ 1252b, nó sẽ không thể sống được, dù mát hơn.

Tiến sĩ Michelle Hill từ Trường Đại học California ở Riverside (UC Riverside - Mỹ), đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết nguyên nhân chính là loại sao mát mẻ mà những hành tinh như GJ 1252b, lại có bức xạ quá mạnh so với Mặt Trời.

Đây lại là một tin buồn thứ hai, bởi sao lùn đỏ là loại sao phổ biến nhất trong thiên hà chứa Trái Đất Milky Way, có thể chiếm tới 75% số sao.

Các mô hình máy tính dựa trên các dữ liệu thu thập bởi các đài quan sát khắp thế giới cho thấy sao lùn đỏ GJ 1252 đủ mạnh mẽ để "bóc vỏ" hành tinh của nó, tức thổi bay - theo nghĩa đen - toàn bộ bầu khí quyển.

Trích dẫn nghiên cứu, chuyên san PHYS cho biết Trái Đất cũng mất đi một phần bầu khí quyển so với Mặt Trời, nhưng các chu trình carbon khác đã nhanh chóng bù đắp. Tuy nhiên một hành tinh ở quá gần ngôi sao sẽ không đảm bảo chu trình bù đắp này. Nó cứ mất dần, cho đến khi bằng 0.

Trong hệ Mặt Trời của chúng ta, đây là số phận của Sao Thủy. Tuy nhiên dù nóng hơn, bức xạ của Mặt Trời có phần nào ít khắc nghiệt hơn nên Sao Thủy vẫn có một bầu khí quyển mỏng.

GJ 1252b thì trần trụi. Điều này cũng góp phần làm nhiệt độ mặt ban ngày của hành tinh bị khóa này tăng thêm, có thể lên đến hơn 1.200 độ C. Và dù mặt ban đêm mát hơn, sự sống cũng khó lòng tồn tại nếu không có bầu khí quyển bảo vệ.

"Hành tinh có thể có lượng carbon gấp 700 lần Trái Đất nhưng vẫn sẽ không có bầu khí quyển" - Tiến sĩ Hill khẳng định.

Tuy nhiên, phát hiện này không hoàn toàn là một tin buồn cho các nhà khoa học hành tinh. Với số lượng ngoại hành tinh đã được tìm thấy lên tới hơn 5.000, hẳn NASA không thể kiểm tra chi tiết từng cái cho dù có những kính viễn vọng siêu việt nhất.

Phát hiện này sẽ giúp các nhà khoa học thu hẹp đáng kể phạm vi cần tìm kiếm, cũng như định nghĩa chuẩn xác hơn về một "Trái Đất 2.0" tiềm năng.

Nguồn: https://soha.vn/su-song-ngoai-hanh-tinh-tin-xau-tu-trai-dat-mau-do-20221024160803071.htm

19/10/22

NASA chụp được ảnh công cụ bằng đá do người sao Hỏa chế tạo?

Tàu thám hiểm sao Hỏa Curiosity của NASA đã hoạt động âm thầm và đơn độc trên Hành tinh Đỏ trong khoảng 9 năm. Ngày 12 tháng 1 năm 2021 trên Trái đất sẽ là ngày sao Hỏa thứ 3.000 (Sol 3000) sau khi người máy thám hiểm Curiosity hạ cánh xuống sao Hỏa. 

Những hình ảnh và video mà nhóm các nhà khoa học địa lý liên tục nhận được trong thời kỳ này cho thấy diện mạo thực sự của bề mặt sao Hỏa và cũng ghi lại nhiều thành tựu quan trọng của tàu thám hiểm Curiosity. 

Với sự cải tiến không ngừng của công nghệ phát hiện con người, bí ẩn về sao Hỏa cũng từ từ được hé mở. Vào ngày 12/7/2020, Curiosity đã phát hiện ra hai viên đá kỳ lạ, có người cho rằng đó là công cụ bằng đá do người sao Hỏa chế tạo.

nasa-chup-duoc-anh-cong-cu-bang-da-do-nguoi-sao-hoa-che-tao
Tàu Curiosity rover (Ảnh: NASA)

Vào tháng 11 năm 2011, Hoa Kỳ đã phóng tàu thăm dò Curiosity, và vào tháng 8 năm 2012, Curiosity đã hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Hỏa. Con tàu chạm đến Miệng núi lửa Gale, một địa điểm từng có nhiều nước được nghi ngờ là có sự sống. 

Khi Curiosity hoạt động ở đây, nó sẽ luôn chụp ảnh môi trường địa phương và gửi về trái đất, và con người sẽ nhận được một số lượng lớn các loại ảnh khác nhau. Hai trong số những bức ảnh do Curiosity chụp là nổi bật nhất, cho thấy hai viên đá nhẵn và phản chiếu, trông giống với các công cụ đá được con người nguyên thủy sử dụng được cất giữ trong các viện bảo tàng. 

Bạn phải biết rằng rất khó để Curiosity có thể truyền ảnh từ sao Hỏa xa xôi về trái đất, sở dĩ các chuyên gia chỉ đạo nó chụp cận cảnh hai hòn đá này phải có điểm gì đó độc đáo.

Đó là lý do tại sao môi trường của sao Hỏa tương đối khắc nghiệt, và những tảng đá như vậy sẽ không hình thành một cách tự nhiên. Có thực sự tồn tại một nền văn minh trên sao Hỏa? 

Ngay sau khi mọi người bàn tán về nó, một số chuyên gia đã nhanh chóng giải thích rằng viên đá không phải là công cụ của các sinh vật trên sao Hỏa. Trước hết, theo hiểu biết hiện tại của con người về sao Hỏa, kể cả khi có sinh vật trên sao Hỏa, chúng cũng chỉ là những sinh vật cấp thấp, và chúng chưa phát triển đến mức con người có thể sử dụng công cụ.

 Thứ hai, bề mặt của đá có thể nhẵn do nước lỏng, vì trên sao Hỏa từng có nước lỏng, và hai viên đá đã được mài trước khi nước biến mất, điều này càng xác minh rằng có nước trên bề mặt sao Hỏa.
 
nasa-chup-duoc-anh-cong-cu-bang-da-do-nguoi-sao-hoa-che-tao
Hai viên đá được chụp bởi Curiosity (Ảnh: NASA)

Các chuyên gia cũng cho rằng, việc hạ cánh xuống sao Hỏa không phải là nhiệm vụ dễ dàng đối với tàu thăm dò và chỉ có 19 trong số hơn 40 lần phóng lên sao Hỏa trước đó là thành công. Sau khi Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên trong Thế chiến II, họ đã chuyển mục tiêu lên Sao Hỏa, nhưng chưa thành công do yếu tố độ khó. 

Trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến năm 1962, Liên Xô đã phóng 5 tàu thăm dò lên Sao Hỏa, nhưng 2 trong số đó phát nổ, 2 chiếc không thành công và chiếc còn lại thì mất liên lạc. Các nhà khoa học chỉ ra rằng trong nhiều thập kỷ, việc khám phá sao Hỏa không bị gián đoạn bởi vì sao Hỏa là hành tinh có môi trường gần giống với Trái đất nhất trong hệ mặt trời. c

8/10/22

To bằng 1/4 Trái đất, nhưng quá trình hình thành Mặt trăng chỉ vỏn vẹn... vài giờ

Giả thuyết về thời gian hình thành của Mặt trăng đã mở ra nhiều góc nhìn mới để con người tiếp cận sâu hơn với vũ trụ nói chung và Trái đất mà chúng ta đang sinh sống nói riêng.

Hàng tỷ năm trước, Trái Đất - một phiên bản rất khác so với hành tinh mà chúng ta đang sinh sống hiện tại - đã xảy ra va chạm với một vật thể có kích thước tương đương với sao Hoả tên Theia, và Mặt trăng đã hình thành từ đó. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một trong những giả thuyết mà những nhà khoa học đặt ra, và cụ thể quá trình ấy diễn ra như thế nào đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số.

to-bang-1-4-trai-dat-nhung-qua-trinh-hinh-thanh-mat-trang-chi-von-ven-vai-gio
Nghiên cứu Mặt trăng giúp con người hiểu thêm về Trái Đất.

Thời gian hình thành nên Mặt trăng

Trước đó, hầu hết các giả thuyết đều khẳng định rằng Mặt trăng được hình thành từ những mảnh vỡ của vụ va chạm này, kết hợp lại trên một quỹ đạo trong vòng nhiều tháng hoặc nhiều năm. Tuy nhiên, theo báo cáo mới đây được công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal Letters, Mặt trăng có thể đã được hình thành chỉ trong vòng… vài giờ.

Tác giả của bài báo cáo, nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ Jacob Kegerreis tại Trung tâm nghiên cứu Ames thuộc NASA, cho hay: “Điều này đã mở ra một loạt những khởi đầu mới cho việc nghiên cứu sự cấu thành của Mặt trăng.

Chúng tôi tiến hành dự án trong tâm thế không biết chính xác liệu những mô phỏng có độ phân giải cao này sẽ cho ra kết quả như thế nào. Vì vậy, bỏ qua những kết quả có khả năng sai lệch trước đó, thật phấn khích khi được chứng kiến quá trình hình thành của Mặt trăng trong lần chạy mô phỏng này”.

to-bang-1-4-trai-dat-nhung-qua-trinh-hinh-thanh-mat-trang-chi-von-ven-vai-gio
Mô phỏng của NASA về nguồn gốc hình thành Mặt trăng.

Theo thông tin từ NASA, loại hình mô phỏng được sử dụng trong lần nghiên cứu này là loại tiên tiến nhất, hoạt động ở độ phân giải cao nhất so với bất kỳ lần nào trong suốt quá trình nghiên cứu nguồn gốc của Mặt trăng.

Điều này cho thấy rằng các lần mô phỏng với độ phân giải thấp hơn có thể sẽ bỏ sót một số khía cạnh quan trọng của vụ va chạm, đồng nghĩa với việc cho phép các nhà nghiên cứu tìm thấy một số yếu tố mới chưa từng được biết đến trước đây.

Câu đố về lịch sử Mặt trăng

Để tìm hiểu về nguồn gốc hình thành của Mặt trăng, các nhà khoa học phải sử dụng tất cả những kiến thức về khối lượng, quỹ đạo cũng như kết quả phân tích của các mẫu đất đá, từ đó đưa ra kịch bản thích hợp nhất cho những gì chúng ta đang nhìn thấy hiện tại.

Các lý thuyết được đưa ra trước đây có thể giải thích một cách khá thuyết phục cho một số khía cạnh thuộc tính của Mặt trăng như khối lượng hay quỹ đạo, tuy nhiên vẫn chưa trả lời được câu hỏi: Tại sao thành phần của Mặt trăng lại giống Trái đất đến vậy?

Các nhà khoa học nghiên cứu thành phần của vật chất thông qua đồng vị - một manh mối hoá học về cách thức và vị trí một vật thể được tạo ra. Theo đó, các mẫu nghiên cứu Mặt trăng cho thấy các dấu hiệu đồng vị rất giống với đá từ Trái Đất, không giống như đá từ sao Hoả hoặc các hành tinh khác thuộc hệ Mặt trời. Điều này nâng cao khả năng rằng vật chất tạo nên Mặt trăng đến từ Trái đất.

Nếu theo các giả thuyết trước, Theia bị vỡ ra sau cú va chạm và trộn lẫn với một ít vật chất từ Trái đất để tạo nên Mặt trăng, ít khả năng sẽ có sự tương đồng mạnh mẽ như vậy - trừ khi Theia cũng có đồng vị tương tự như Trái đất - nhưng đây là một sự trùng hợp quá khó để có thể xảy ra. Để giải thích cho lý thuyết này, có thể cho rằng khối lượng vật chất từ Trái đất tạo nên Mặt trăng chiếm tỷ lệ cao hơn so với vật chất đến từ Theia.

Đã có những lý thuyết khác được đưa ra để giải thích sự tương đồng về thành phần này, chẳng hạn như mô hình quán tính - tức Mặt trăng được hình thành từ vòng xoáy đất đá vụn bị tách ra khỏi Trái đất và Theia sau va chạm - tuy nhiên điều này lại mâu thuẫn với quỹ đạo hiện tại của Mặt trăng.

Vì vậy, giả thuyết Mặt trăng được hình thành trong vòng vài giờ được công bố mới đây sẽ đưa ra lời giải thích thuyết phục cho cả hai vấn đề còn tồn tại này, đồng thời cũng đưa ra những phương pháp mới để tìm ra câu trả lời cho những bí ẩn chưa được giải đáp khác.

Kịch bản mới này giúp giải thích các đặc tính như quỹ đạo nghiêng và lớp vỏ mỏng của Mặt trăng, trở thành một trong những lời giải thích hấp dẫn nhất về nguồn gốc của Mặt trăng.

to-bang-1-4-trai-dat-nhung-qua-trinh-hinh-thanh-mat-trang-chi-von-ven-vai-gio
Mặt trăng được hình thành chỉ trong vòng vài giờ sau cú va chạm.

Để có thể xác nhận được đâu mới là đáp án đúng đòi hỏi cần có sự phân tích các mẫu vật lấy từ Mặt trăng. Khi các nhà khoa học được tiếp cận với các mẫu từ bộ phận khác cũng như lớp sâu hơn của hành tinh này, họ sẽ có thể so sánh dữ liệu thực tế với dữ liệu của kịch bản mô phỏng để tìm ra lời giải thuyết phục nhất cho sự phát triển của Mặt trăng trong hàng tỷ năm lịch sử.

Khám phá về hành tinh của chúng ta thông qua Mặt trăng

Không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu thêm về Mặt trăng, những nghiên cứu này còn có thể đưa con người lại gần hơn với việc tìm hiểu sự hình thành và phát triển của Trái đất.

Vincent Eke, nhà nghiên cứu tại Đại học Durham và đồng tác giả của báo cáo trên cho biết: “Càng tìm hiểu sâu về cách Mặt trăng hình thành, chúng ta càng khám phá nhiều hơn về sự tiến hoá của Trái đất”.

Vũ trụ chứa đầy những vụ va chạm, chúng như một phần thiết yếu để các thiên thể hành tinh có thể hình thành và phát triển. Đối với Trái đất, cú va chạm với Theia và những thay đổi trong suốt lịch sử là một cách để thu thập điều kiện cần thiết hình thành sự sống.

Nếu các nhà khoa học có thể mô phỏng tốt hơn những gì xảy ra trong vụ va chạm, chúng ta càng có thể hiểu hơn cách thức tiến hoá từ một hành tinh không có sự sống trở thành Trái đất mà chúng ta đang sống ngày nay.

Nguồn: Kenh14

16/9/22

Nguồn gốc 'rùng rợn' của vành đài sao Thổ - hành tinh quái vật trong hệ mặt trời

Vật trang trí đẹp đẽ xung quanh Sao Thổ rất có thể xuất phát từ hành vi "quái vật" của hành tinh.

Theo Science Alert, một nghiên cứu mới đã tiết lộ những vành đai đẹp mê hoặc, tuổi đời chỉ khoảng 100-200 triệu năm của Sao Thổ là tàn tích của một "mặt trăng mất tích".

Dựa trên dữ liệu giai đoạn cuối từ tàu Cassini - tàu thăm dò Sao Thổ của NASA - nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi giáo sư khoa học hành tinh Jack Wisdom từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT - Mỹ), cho thấy trong phần lớn tuổi đới 4,5 tỉ năm của mình, Sao Thổ không hề "đeo nhẫn".

Các tác giả cũng xác định được chi tiết nguồn gốc của các vành đai hơn: 160 triệu năm về trước sinh ra trong một sự kiện rùng rợn, đó là Sao Thổ tự "ăn thịt" mặt trăng của mình.

nguon-goc-rung-ron-cua-vanh-dai-sao-tho-hanh-tinh-quai-vat-trong-he-mat-troi
Sao Thổ từng thực hiện hành vi "quái vật" với mặt trăng của chính mình 160 triệu năm trước - Ảnh: NASA

Theo The Guardian, ban đầu nhóm của giáo sư Wisdom tìm kiếm sự giải thích về độ nghiêng lớn (khoảng 27 độ) của trục Sao Thổ, mà từ lâu có giả thuyết cho rằng nó bị mắc kẹt trong một liên kết cộng hưởng hấp dẫn với Sao Hải Vương.

Nhưng rồi họ đã lần ra dấu vết của một sự kiện khác liên quan đến những vành đai đá bụi quanh hành tinh.

Từ 100-200 năm trước, một mặt trăng giả thuyết được đặt tên là Chrysails đã đi vào vùng quỹ đạo hỗn loạn trong thế giới hơn 80 mặt trăng của Sao Thổ, trải qua một số cuộc chạm trán với 2 mặt trăng lớn khác là Iapetus và Titan.

Cuối cùng, nó di chuyển đến quá gần Sao Thổ và bị xé toạc. Cơ thể nó hóa thành một mớ đá bụi khổng lồ, bay quanh hành tinh mẹ hung dữ như một chiếc nhẫn khổng lồ.

Chính việc mất đi Chrysails đã khiến Sao Thổ "chảo đảo" bởi nó là một mặt trăng đủ lớn để trường hấp dẫn liên kết mật thiết với hành tinh mẹ. Mất đi nó, Sao Thổ bị nghiêng nặng thêm.

Các vành đai của Sao Thổ ước lượng nặng khoảng 15 triệu ngàn tỉ kg và được làm gần như hoàn toàn bằng băng - khoảng 95% là nước tinh khiết trong khi phần còn lại là đá và kim loại.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Science.

Nguồn: nld

12/9/22

Trái đất có thể còn dễ sống hơn chỉ cần thay đổi quỹ đạo của sao Mộc

Khi chúng ta đang tìm kiếm các hành tinh có thể sinh sống được trong các hệ hành tinh khác, ngoài góc thiên hà của chúng ta, chúng ta thường sử dụng Trái đất như một khuôn mẫu hoàn hảo.

trai-dat-co-the-con-de-song-hon-chi-can-thay-doi-quy-dao-cua-sao-moc

Nhưng một nghiên cứu mới đã tiết lộ Trái đất không thể sinh sống được như nó có thể. Trên thực tế, nó còn có thể sống tốt được hơn nữa, nếu quỹ đạo của Sao Mộc dịch chuyển một chút.

Đây là một nghiên cứu quan trọng bởi vì đây là rất nhiều bộ phận và thành phần chuyển động trong Hệ Mặt trời, và việc tìm ra những bộ phận nào góp phần vào khả năng sinh sống của Trái đất là vô cùng khó khăn.

Nó cũng có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn điều gì làm cho một thế giới có thể sinh sống được.

Nhà khoa học hành tinh Pam Vervoort thuộc Đại học California, Riverside cho biết: “Nếu vị trí của Sao Mộc vẫn giữ nguyên, nhưng hình dạng quỹ đạo của nó thay đổi, nó thực sự có thể làm tăng khả năng sinh sống của hành tinh này” .

"Nhiều người tin rằng Trái đất là hình ảnh thu nhỏ của một hành tinh có thể sinh sống được và bất kỳ sự thay đổi nào trong quỹ đạo của Sao Mộc, là một hành tinh khổng lồ, chỉ có thể là xấu cho Trái đất. Chúng tôi cho thấy rằng cả hai giả thiết đều sai."

Kết quả cũng có ý nghĩa đối với việc tìm kiếm các thế giới có thể sinh sống được bên ngoài Hệ Mặt trời, bằng cách cung cấp một bộ thông số mới để có thể đánh giá khả năng sinh sống tiềm năng.

Mặc dù hiện tại chúng ta không có bất kỳ công cụ nào có thể đánh giá một cách chính xác khả năng sinh sống của một hành tinh ngoài hệ Mặt trời - các hành tinh quay quanh các ngôi sao bên ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta - các nhà khoa học đã thu thập dân số các thế giới mà tại đó chúng ta phải xem xét kỹ hơn, dựa trên một số đặc điểm .

Đầu tiên là vị trí của ngoại hành tinh trong mối quan hệ với ngôi sao chủ của nó - nó cần phải ở khoảng cách không quá gần để bất kỳ nước lỏng bề mặt nào cũng có thể bốc hơi, cũng như không xa đến mức nước sẽ đóng băng.

Thứ hai là kích thước và khối lượng của ngoại hành tinh - nó có khả năng là đá, giống như Trái đất, sao Kim hay sao Hỏa ? Hay dữ dội, giống như sao Mộc, sao Thổ, hay sao Thiên Vương?

Càng ngày, dường như một khối khí khổng lồ giống sao Mộc trong cùng một hệ thống có thể là một dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sống. Nhưng dường như có một số cảnh báo.

Vào năm 2019, nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã công bố một nghiên cứu , trong đó họ chỉ ra rằng, dựa trên các mô phỏng, rằng việc thay đổi quỹ đạo của Sao Mộc có thể rất nhanh chóng làm cho toàn bộ Hệ Mặt trời không ổn định.

Giờ đây, nhiều mô phỏng hơn đã cho thấy điều ngược lại có thể đúng, điều này sẽ giúp thu hẹp phạm vi của các quỹ đạo khí khổng lồ giúp ích hoặc cản trở khả năng sinh sống.

trai-dat-co-the-con-de-song-hon-chi-can-thay-doi-quy-dao-cua-sao-moc
Một hình ảnh động của NASA minh họa một loạt các quỹ đạo lập dị. (NASA / JPL-Caltech)

Nghiên cứu dựa trên độ lệch tâm của quỹ đạo Sao Mộc - mức độ mà quỹ đạo đó kéo dài và hình elip.

Hiện tại, Sao Mộc chỉ có một quỹ đạo rất nhỏ hình elip; nó gần như hình tròn.

Tuy nhiên, nếu quỹ đạo đó bị kéo dài, nó sẽ có ảnh hưởng rất đáng chú ý đến phần còn lại của Hệ Mặt trời. Đó là bởi vì sao Mộc có khối lượng lớn, gấp 2,5 lần khối lượng của tất cả các hành tinh còn lại trong Hệ Mặt trời cộng lại.

Vì vậy, hãy điều chỉnh độ lệch tâm của Sao Mộc, và hiệu ứng hấp dẫn mà nó sẽ gây ra đối với các hành tinh khác là có thật.

Đối với Trái đất, điều đó cũng có nghĩa là sự gia tăng độ lệch tâm. Điều đó có nghĩa là, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một số phần của hành tinh sẽ tiến gần hơn đến Mặt trời, ấm lên thành một vùng ôn đới và có thể sinh sống được.

Nhưng nếu bạn di chuyển sao Mộc đến gần Mặt trời, khả năng sinh sống của Trái đất sẽ bị ảnh hưởng. Đó là bởi vì nó sẽ làm cho hành tinh quê hương của chúng ta nghiêng mạnh hơn trên trục quay của nó so với hiện tại, một đặc điểm cung cấp cho chúng ta các biến thể theo mùa.

Tuy nhiên, độ nghiêng mạnh hơn sẽ khiến các phần lớn trên hành tinh của chúng ta bị đóng băng, với các mùa khắc nghiệt hơn. Băng biển mùa đông sẽ mở rộng đến một diện tích lớn gấp bốn lần so với hiện tại.

Các kết quả này có thể được áp dụng cho bất kỳ hệ thống đa hành tinh nào mà chúng tôi tìm thấy, để đánh giá chúng về khả năng sinh sống tiềm năng, các nhà nghiên cứu cho biết.

Nhưng chúng cũng làm nổi bật bao nhiêu yếu tố có thể đã ảnh hưởng đến sự hiện diện của chúng ta ở đây trên chấm màu xanh nhạt của chúng ta - có lẽ chúng ta chưa bao giờ tồn tại gần như thế nào. Và điều gì có thể xảy ra với Hệ Mặt trời nếu nó mất ổn định.

Nhà vật lý thiên văn Stephen Kane tại Đại học California, Riverside cho biết: “Có nước trên bề mặt của nó [là] thước đo đầu tiên rất đơn giản và nó không tính đến hình dạng quỹ đạo của một hành tinh hay các biến thể theo mùa mà một hành tinh có thể trải qua,” nhà vật lý thiên văn Stephen Kane tại Đại học California, Riverside cho biết.

"Điều quan trọng là phải hiểu tác động của sao Mộc lên khí hậu Trái đất qua thời gian, ảnh hưởng của nó lên quỹ đạo của chúng ta đã thay đổi chúng ta như thế nào trong quá khứ và nó có thể thay đổi chúng ta một lần nữa trong tương lai như thế nào."
Tìm thấy nhiều hành tinh nửa sao Mộc, nửa Trái Đất vây quanh chúng ta

Các nhà khoa học nhận thấy loại hành tinh phổ biến nhất trong thiên hà chứa Trái Đất Milky Way là một kiểu hành tinh bí ẩn, với độ đậm đặc nằm giữa những hành tinh khí và hành tinh đá.

Hành tinh khí là những hành tinh giống Sao Mộc, Sao Thổ, với mật độ thấp bởi bầu khí quyển cực dày chiếm phần lớn kết cầu. Hành tinh đá là dạng hành tinh giống Trái Đất hay Sao Hỏa, nhỏ gọn, mật độ cao. Đối với các ngoại hành tinh, việc nghiên cứu mật độ của chúng sẽ hé lộ đó là dạng hành tinh gì, khí hay đá.

Nhưng theo Science Alert, 43 thế giới bí ẩn mà nhóm khoa học gia từ Đại học Chicago - Mỹ, Viện Vật lý thiên văn Quần đảo Canary và Trường Đại học La Lagua - Tây Ban Nha tìm hiểu lại cho những thông số lưng chừng giữa hai dạng hành tinh nói trên.

tim-thay-nhieu-hanh-tinh-nua-sao-moc-nua-trai-dat-vay-quanh-chung-ta
Mô tả về một "hành tinh nước", là dạng hành tinh chưa nằm trong bảng phân loại nhưng có thể còn phổ biến hơn dạng hành tinh giống Trái Đất - Ảnh: ESO

Câu trả lời khả dĩ nhất đó là một dạng hành tinh bí ẩn được chú ý trong những năm gần đây: Hành tinh đại dương, hay còn được gọi là "hành tinh nước".

43 hành tinh này đại diện cho rất nhiều thế giới tương tự quay quanh loại sao chiếm tới 75% số sao trong thiên hà Milky Way (Ngân Hà) của chúng ta là sao lùn đỏ.

Nhưng một khúc mắc mới được đưa ra: Hầu hết các hành tinh trong nghiên cứu lại nằm quá gần ngôi sao mẹ, mà các tính toán về nhiệt độ ngôi sao mẹ cho thấy với khoảng cách đó, một đại dương lỏng khó có thể tồn tại.

Vì vậy hai nhà nghiên cứu Rafael Luque và Enric Pallé kết luận rằng nó phải như Ganymede - mặt trăng lớn nhất trong hàng chục mặt trăng của Sao Mộc và cũng là mặt trăng lớn nhất hệ Mặt Trời, lớn hơn cả Sao Thủy.

Ganymede được cho là một thế giới "ngậm nước", tức không có đại dương trên bề mặt nhưng lại đầy một loại đá ngậm nhiều nước, thứ cũng có thể xuất hiện với số lượng ít hơn trên Mặt Trăng của Trái Đất.

Và để có thể trở thành một thế giới kiểu đó, những thế giới này phải hình thành ở một nơi cách xa ngôi sao mẹ hơn hiện tại, rồi từ từ bay dần vào phía trong, giống như giả thuyết đối với Sao Mộc - hành tinh đầu tiên của hệ Mặt Trời.

Phát hiện này có thể khiến giới thiên văn phải xem xét lại cách điều tra các ngoại hành tinh cũng như thiết lập một mô hình mới trong truy tìm sự sống ngoài Trái Đất, bởi có thể chính hệ Mặt Trời chúng ta mới là thứ hiếm gặp, với những hành tinh đá và khí. Hành tinh nước, thứ có thể phổ biến hơn nhiều lần, có lẽ nên được xếp vào tiêu chí phân loại.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Science.

Nguồn: NLD

10/9/22

Khám phá bí mật của sự hình thành Sao Thuỷ

Trong số những hành tinh trong hệ mặt trời, Sao Thủy chịu số phận đau khổ nhất. Chỉ có đường kính khoảng 4.880 km và trong 4,5 tỉ năm tồn tại, nó liên tục bị thiêu đốt dưới sức nóng của mặt trời. Ngôi sao này cách mặt trời chỉ khoảng 58 triệu km.

kham-pha-bi-mat-cua-su-hinh-thanh-sao-thuy
Sao Thủy (chấm đen) quá nhỏ và nằm rất gần mặt trời.

Môi trường cực kỳ khắc nghiệt và bề mặt cằn cỗi trên Sao Thủy khác xa so với Trái Đất. Ngoại trừ 3 lần tiếp cận của tàu Mariner 10 vào năm 1974 và 1975, không một vệ tinh nào khác của NASA sống sót mà gửi tín hiệu về nhà. 

Cho đến tận tháng 3 năm 2011, tàu thăm dò Messenger của NASA khởi hành vào năm 2004 đã tiếp cận được quỹ đạo của sao Thủy và bắt đầu khảo sát hành tinh này trong vòng ít nhất 1 năm. Tuần vừa qua, những thông tin mới nhất về sao Thủy được đăng trên báo Science và giúp con người hiểu sâu hơn về thế giới bí ẩn trên sao Thủy.

Tuy nhìn bề ngoài Sao Thủy có vẻ giống với mặt trăng, nhưng môi trường trên bề mặt lại rất khắc nghiệt. Tác động cực lớn của lực hấp dẫn mặt trời khiến cho Sao Thủy tự quay cực chậm. Theo báo cáo mới nhất thì trong thời gian quay 1 vòng quanh mặt trời, Sao Thủy chỉ quay xung quanh nó 3 vòng. Bề mặt hướng về mặt trời của hành tinh này có nhiệt độ lên đến 510°C, trong khi mặt sau lại âm 210°C. Phần lõi của nó cũng rất đặc biệt, bằng kim loại và có đường kính lớn hơn cả bán kính chính nó. Trong khi lõi của Trái Đất chỉ chiếm 9,5% đường kính.

Kết cấu đặc biệt của Sao Thủy có thể được giải thích như sau: trước đây nó cũng lớn tương đương Sao Kim hay Trái Đất, nhưng vì khoảng cách quá gần nên nó đã bị mặt trời dần dần thổi bay các lớp bề mặt. Hoặc cũng có một giả thuyết khác, những vụ va chạm với các thiên thạch đã khiến cho bề mặt của Sao Thủy bị hao mòn rất nhiều. Tuy nhiên báo Science mới đây đã gợi mở những giả thuyết mới.

Việc khảo sát Sao Thủy của tàu Messenger bao gồm sử dụng máy đo tia gamma và tia X quang để phân tích chất liệu bề mặt của nó. Nguyên tố chủ yếu mà các nhà khoa học đang tìm kiếm là potassium và thorium. Cả 2 nguyên tố này đều rất dồi dào trong hệ mặt trời, tuy nhiên chúng cũng rất dễ bay hơi và chỉ có thể tồn tại trong một số điều kiện nhất định. Nhiệt độ chính là một trong những yếu tố khiến potassium và thorium dễ bay hơi nhất.

Cả 2 giả thuyết bị sức nóng và thiên thạch bào mòn đều dựa trên dự đoán từ trước kia cho rằng Sao Thủy có nhiệt độ bề mặt lên tới 3.200°C. Tại nhiệt độ này, potassium và thorium đều bốc hơi, uranium cũng bị thiêu hủy, kết hợp với khí oxy để tại ra UO3. Nhưng tàu Messenger phủ nhận điều này. Tỉ lệ các nguyên tố trên của Sao Thủy đều rất giống với hầu hết các hành tinh khác như Sao Kim, Trái Đất và đặc biệt là Sao Hỏa.

Những nguyên tố dễ bay hơi này bị tách ra khỏi về mặt và giúp các nhà khoa học đi đến một giả thuyết khác: sự phân tán nguyên tố khiến cho bề mặt Sao Thủy bị bào mòn. Các nhà khoa học đã nghiên cứu dữ liệu từ các tia gamma và tia X, họ cho rằng sự bào mòn bề mặt này xuất phát từ việc các núi lửa phun trào những vật chất dễ bay hơi lên bề mặt. Theo thời gian chúng bốc hơi và tạo ra những cái hố cực lớn mà vệ tinh có thể quan sát từ ngoài vũ trụ.

“Điều này hỗ trợ cho giả thuyết Sao Thủy có chứa một lượng chất dễ bay hơi rất dồi dào, và bác bỏ những giả thuyết khác về sự hình thành của nó.” Nói cách khác, giả thuyết va chạm với các thiên thạch và bị sức nóng thiêu đốt bề mặt là không khả dĩ.

Một bài báo khác của Science cũng đã tiết lộ thêm những thông tin mới: Sao Thủy có từ trường giống với Trái Đất, nhưng yếu hơn, và cực từ của nó lệch 3 độ so với trục địa lý. Nó cũng có đủ hạt mang điện tích để tự quay, nhưng từ trường của nó không đủ mạnh để tạo ra hiện tượng giống như vòng đai Van Allen của Trái Đất. Bán cầu bắc của Sao Thủy được hình thành nhờ các núi lửa, chứng tỏ hoạt động địa lý tại hành tinh này mạnh hơn chúng ta tưởng.

Những phát hiện mới này đang khiến cho các nghiên cứu rất háo hức, đặc biệt là việc giải đố quá trình hình thành nên Sao Thủy. Vẫn cần có thêm những thông tin từ tàu Messenger để chúng ta đi đến được kết luận cuối cùng. Tất cả đều vẫn chỉ nằm ở mức giả thuyết, và nếu chúng đều sai thì chúng ta phải tìm ra được một giả thuyết dự phòng.

Đó là một trường hợp thường xuyên xuất hiện trong khoa học, một lý luận cũ sụp đổ nhưng chưa chắc đã có một lý luận mới có thể thay thế được nó. Điều này không có nghĩa chúng ta thất bại, chỉ là 1 bước tiến mới trong việc tìm đến tri thức mà thôi.

nay


adverb

không, nói cho đúng hơn, quá hơn nữa là, sự lưởng lự, sự do dự

21/8/22

Có mưa trên các hành tinh khác không?

Ở đây trên Trái đất, chúng ta đã quen với một loại thời tiết nhất định. Đôi khi nó có thể khó đoán và đáng sợ, nhưng ít nhất chúng ta biết rằng mọi thứ rơi ra khỏi bầu khí quyển của chúng ta và rơi xuống mặt đất đều là nước ở dạng này hay dạng khác. 

Do đó, bạn sẽ mặc định nghĩ tới "nước" khi xem xét câu hỏi về mưa trên các hành tinh khác. Nhưng bạn đều sai như vậy - Trái đất là hành tinh duy nhất có nước ở thể lỏng. Quả thực có mưa rơi từ các đám mây trên các hành tinh khác, nhưng đó không phải là nước. 

co-mua-tren-cac-hanh-tinh-khac-khong