15/9/22

Thao túng tâm lý là gì mà Anna Bắc Giang lừa đảo 17 tỷ trong tầm tay

Cứ tưởng vụ án lừa đảo 17 tỷ của Anna phiên bản Việt chỉ có trong phim ảnh Hollywood. Vậy mà chỉ bằng khả năng thao túng tâm lý (Gaslighting) tài tình hot girl sống ảo Ninh Thị Vân Anh lại trót lọt lừa hàng trăm người.

thao-tung-tam-ly-la-gi-ma-anna-bac-giang-lua-dao-17-ty-trong-tam-tay

Câu chuyện về hot girl siêu lừa đảo gây chấn động dư luận khi liên tiếp là sự lên tiếng bóc phốt từ các nạn nhân, tổng thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng. Nữ chính Vân Anh "đóng vai" tiểu thư đài cát, con nhà tài phiệt để "câu" những thanh niên nhẹ dạ cả tin. Những bài đăng "phốt" nàng điều vạch trần sự thật to lớn chính là toàn bộ cuộc sống của Vân Anh đều là "ảo", vay mượn tiền từ khắp nơi, thuê luôn người để đóng vai bố của cô để tạo lòng tin cho các "con mồi".


Nhiều chuyên gia tâm lý học cho rằng tỷ phú lừa đảo 7 tỷ đã thành thạo thao túng tâm lý khiến người khác phải nghe theo mọi mệnh lệnh của cô. Vậy thao túng tâm lý là gì mà lợi hại như vậy?

thao-tung-tam-ly-la-gi-ma-anna-bac-giang-lua-dao-17-ty-trong-tam-tay
Vân Anh được cho là thành thạo việc thao túng tâm lý người khác

Thao túng tâm lý nạn nhân (Gaslighting) là gì?


Gaslighting là gì? Gaslighting là một hình thức lạm dụng tình cảm. Trong đó, kẻ lạm dụng sử dụng thông tin sai sự thật khiến nạn nhân cảm thấy lo lắng; sau đó dẫn đến nghi ngờ năng lực của chính mình và mất dần cảm nhận về thực tế.

Thuật ngữ này xuất phát từ vở kịch “Gaslight” năm 1938, sau đó được phát hành dưới tên phim “Gaslight” năm 1940 và 1944. Câu chuyện kể về một người chồng cô lập và thao túng vợ mình với mục tiêu cuối cùng là quản lý cô ấy.

Tiến sĩ Robin Stern – Phó giám đốc của Trung tâm Yale về Trí tuệ Cảm xúc, đã đưa thuật ngữ “Gaslight” vào đời sống với cuốn sách “The Gaslight Effect” được xuất bản năm 2007.

Thao túng tâm lý xảy ra khi một người thao túng tìm kiếm quyền lực đối với người khác và sử dụng các chiến lược không trung thực hoặc thăm dò để đạt được quyền lực đó. Không giống như những người có mối quan hệ lành mạnh, thể hiện sự có đi có lại và hợp tác, kẻ thao túng tình cảm có vẻ lợi dụng, kiểm soát hoặc thậm chí trở thành nạn nhân của người khác.

Thao túng tâm lý chủ yếu xuất hiện trong các mối quan hệ yêu đương và hôn nhân, nhưng cũng không có gì quá lạ khi hiện tượng này xuất hiện trong các mối quan hệ mang tính kiểm soát hoặc có thể xuất hiện trong các thành viên trong gia đình. Những cá nhân “độc hại” sử dụng mánh khóe này để áp quyền lên người khác nhằm thao túng bạn bè, người thân trong gia đình và đôi khi là cả đồng nghiệp của mình.

Hậu quả của thao túng tâm lý


Thao túng cảm xúc có thể hủy hoại các mối quan hệ thân thiết và khiến nạn nhân bị thao túng cảm thấy bất lực, bối rối và thất vọng.

Tuy nhiên, tất cả mọi người thỉnh thoảng thao túng người khác — thường mà không có ý định như vậy. Và một số định nghĩa về thao túng cảm xúc rất rộng nên chúng có thể áp dụng cho bất kỳ hành vi nào, thậm chí là điều vô hại như một đứa trẻ khóc đòi ăn.

Vậy khi nào thì nỗ lực đáp ứng nhu cầu của một người hoặc để đạt được mục tiêu của một người thực sự là một hình thức thao túng? Và khi nào thì sự thao túng vượt qua ranh giới để trở thành lạm dụng tình cảm ? Dưới đây là một số dấu hiệu báo hiệu một mối quan hệ có vấn đề nghiêm trọng.

thao-tung-tam-ly-la-gi-ma-anna-bac-giang-lua-dao-17-ty-trong-tam-tay

Lý do người khác muốn thao túng tâm lý


Không phải mọi thao tác đều có mục đích xấu, ngay cả khi nó gây ra tác hại vô cùng lớn. Một số lý do phổ biến mà mọi người tham gia vào thao túng tâm lý bao gồm:

Kỹ năng giao tiếp kém. Một số người có thể không thoải mái khi giao tiếp trực tiếp. Những người khác có thể đã lớn lên trong những ngôi nhà nơi mà giao tiếp lôi kéo là tiêu chuẩn.

Mong muốn tránh kết nối. Một số người coi những người khác như một phương tiện để kết thúc và sử dụng thao tác để kiểm soát họ. Đây đôi khi là một triệu chứng của rối loạn nhân cách chẳng hạn như tự ái.

Nỗi sợ. Mọi người có thể tham gia vào việc thao túng vì sợ hãi , đặc biệt là sợ bị bỏ rơi. Điều này thường xảy ra khi chia tay hoặc xích mích trong mối quan hệ.

Khả năng phòng thủ. Thao túng có thể là một cách để tránh đổ lỗi. Trong khi một số người tránh đổ lỗi như một cách để kiểm soát hoặc lạm dụng người khác, những người khác làm như vậy vì họ sợ bị phán xét, có lòng tự trọng thấp hoặc đấu tranh để đối mặt với những thiếu sót của bản thân.

Chuẩn mực xã hội. Một số hình thức thao túng là bình thường, và thậm chí có thể có lợi. Ví dụ, hầu hết mọi người học được rằng điều quan trọng là phải thân thiện và vui vẻ xung quanh đồng nghiệp để thăng tiến trong nghề nghiệp.

Tiếp thị, quảng cáo và các khuyến khích tài chính hoặc chính trị khác. Toàn bộ các ngành công nghiệp đều dành riêng cho việc điều khiển cảm xúc của mọi người để thay đổi suy nghĩ của họ, thuyết phục họ mua sản phẩm hoặc thúc giục họ bỏ phiếu theo một cách nhất định.

Cách nhận biết và đối phó với thao túng tâm lý

1. Thông báo với người thân về tình trạng của mình

Khi bạn nhận ra bất kỳ điều nào trong số những dấu hiệu ở trên, hãy cảm thông cho chính bản thân mình. “Mình không biết nên tin điều gì. Mình thấy như mình bị điên vậy.” Hãy đối xử ân cần tử tế với trải nghiệm về sự bối rối và nghi ngờ của bạn.

2. Viết nhật ký

Nếu bạn có đủ sự riêng tư, hãy ghi chép lại những suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác của mình vì điều đó có thể đem lại sự nhẹ nhõm cho bạn. Nhật ký của bạn có thể đón nhận những ấn tượng mâu thuẫn mà không cần đến sự chắc chắn. Nếu có ai đó hỏi về trí nhớ của bạn, bạn có thể nhìn lại những ghi chép của riêng mình. Nếu những đồ vật xuất hiện và biến mất một cách bí ẩn, bạn có thể chụp lại những bức hình một cách có chiến lược của các khu vực bạn cho là có vấn đề.

3. Lắng nghe bản thân mình

Để xây dựng lại lòng tin vào bản thân, hãy lắng nghe những tín hiệu từ bên trong với sự tò mò hứng thú.

Khi bạn lắng nghe bản thân, những cảm giác mơ hồ sẽ trở nên rõ ràng hơn. Khi bạn luyện tập lắng nghe, bạn sẽ lấy lại được sự tự tin vào nhận thức của mình.

4. Làm ngơ những động thái của người bạo hành bạn

Bạn không cần phải tìm ra lý do tại sao một người nào đó đang thao túng bạn. Bạn cũng không cần phải dán nhãn một hành vi thành thao túng nữa. Bạn có thể chỉ cần đơn giản nói xin chào sự bối rối và nỗi khát khao được hiểu chuyện gì đang xảy ra.

5. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Hỏi những người khác để xác nhận nhận thức của bạn về sự thao túng là một việc rất nên làm. Hãy hỏi bất kì ai bạn tin tưởng, ngoại trừ người bạn nghi ngờ đang thao túng bạn. Để chắc chắn hơn, bạn cũng đừng nên hỏi những người có khả năng đang bắt tay với người đang bạo hành bạn.

Thay vì đắn đo không biết nhận thức của bạn là đúng hay sai, hãy tìm kiếm những người ủng hộ bạn.

6. Xây dựng lại lòng tin vào bản thân

Trong khi bạn sửa chữa lại mối quan hệ của mình đối với bản thân, những hậu quả của sự thao túng sẽ dần dần phai đi. Qua thời gian, những ranh giới của bạn sẽ lành và bạn sẽ nói không với hành vi bạo hành tinh thần một cách tự nhiên.

7. Tìm đến một nhà trị liệu tâm lý hoặc người có chuyên môn tham vấn tâm lý

Hãy gặp họ vì họ là những người có chuyên môn, và họ chắc chắn sẽ giúp bạn them bình tĩnh, khỏe mạnh và kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn.

thao-tung-tam-ly-la-gi-ma-anna-bac-giang-lua-dao-17-ty-trong-tam-tay

6 Hành vi thao túng tâm lý mà bạn không nên thỏa hiệp

1. Downplaying (Hạ thấp đối phương)Người có hành vi này ghen tị với bạn và chỉ muốn che lấp mọi hào quang của bạn.

Là khi ai đó cố tình hạ thấp những thành quả của bạn chỉ vì họ không thể chịu đựng việc nhìn thấy bạn hạnh phúc, trong khi họ đang khổ sở. Họ ghen tị với thành công của bạn và cố tình chê bai những nỗ lực của bạn để cảm thấy tốt hơn về mình. Đây là một dấu hiệu của việc thiếu tự tin vào bản thân. Tất cả những gì họ muốn làm là kéo bạn xuống cùng với họ.

Những "câu thoại kinh điển" của hành vi này là:

“Cái đó cũng thường thôi mà, đâu có gì khó đâu.”

“Nó học giỏi do siêng thôi chứ cũng không phải thông minh gì lắm.”

“Chỉ được cái ăn may.”

2. Gaslighting (Thắp sáng đèn ga)

Thuật ngữ Gaslighting bắt nguồn từ vở kịch/phim cùng tên và được sử dụng rộng rãi vào thập niên 60 như một hành vi lạm dụng nhận thức của nạn nhân. Nạn nhân sẽ bị thuyết phục rằng những gì họ thấy, nghe, nói và cảm nhận chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Một khi rơi vào cái bẫy của kẻ thao túng, họ bắt đầu nghi ngờ thực tế của chính mình và chịu tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần.

Gaslighting xảy ra thường xuyên trong những mối quan hệ yêu đương với ví dụ điển hình là việc ngoại tình (Theo Psychcentral). Khi nạn nhân cảm nhận được có gì đó không đúng trong mối quan hệ và nói chuyện thẳng thắn, kẻ thao túng không những không thừa nhận mà còn chối bỏ đến cùng, khiến nạn nhân tin rằng những lời tố cáo ấy chỉ là sự ảo tưởng.

Mục tiêu của kẻ thao túng chính là trốn tránh khỏi những hành vi sai lầm của mình. Người ngoại tình thao túng, nói dối một cách có hệ thống và giữ bí mật để không bị phát hiện. Thậm chí khi bị phát hiện, những kẻ này vẫn tiếp tục chồng chất thêm những lời nói dối để thuyết phục nạn nhân rằng họ mới chính là vấn đề.

3. Personalizing criticism (Chỉ trích cá nhân)Chỉ trích lâu dài sẽ gây tổn thương đến tinh thần của người nhận.

Nếu như ai đó liên tục làm bẽ mặt bạn bằng cách liệt kê ra tất cả những điểm yếu của bạn, thậm chí là những lỗi không đáng kể, đó chính là chỉ trích cá nhân. Họ cố tình làm bạn thấy tồi tệ và nhụt chí khi liên tục nhắc lại những sai lầm trong quá khứ của bạn, để rồi dễ dàng thao túng bạn làm bất cứ điều gì mà họ muốn.

Chỉ trích cá nhân rất thường thấy trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Những hành vi độc hại từ bố mẹ (như liên tục chỉ trích những lỗi nhỏ nhặt thay vì đưa ra những lời khuyên mang tính xây dựng) thường rất dễ gây tổn thương lâu dài cho tinh thần con cái.

4. Scapegoating (Con dê gánh tội)

Scapgoating là khi một người, hoặc một nhóm người bị đổ lỗi vô cớ cho hành vi mà họ không phạm phải (Theo: goodtherapy).

Có thể bạn nghĩ rằng đổ lỗi cho một người vô tội là việc không tưởng, nhưng đối với một số người thì lại rất dễ dàng. Họ không quan tâm đến việc làm tổn thương người khác, miễn là họ thoát khỏi tình huống đó. Những kẻ như thế có thể thuyết phục bạn rằng lỗi của họ chính là của bạn mà không hề cảm thấy áy náy.

Ở chốn công sở, hiện tượng Scapegoating xảy ra khá thường xuyên. Ví dụ, một người làm việc lâu năm và hiểu công việc hơn giao lại dự án mà họ biết sẽ thất bại cho một người mới vào để đùn đẩy trách nhiệm. Sau khi mọi việc diễn ra, nhân viên mới nghiễm nhiên phải nhận lỗi cho những vấn đề mà mình không kiểm soát được.

5. Stonewalling (Bức tường đá)"Bức tường đá" được dựng lên khi một người từ chối giải thích hay làm rõ mong muốn của mình với người kia.

Stonewalling thường xảy ra khi một cặp đôi đang cãi vã, nguyên nhân có thể đến từ những bất đồng, những lời tố cáo hay những kì vọng không được đáp ứng bởi đối phương (theo iheartintelligence). Lúc này, một trong hai người sẽ thu mình lại và từ chối việc giải thích hay làm rõ mong muốn của họ, và trở thành một “bức tường đá” với người kia.

Đối với nhiều người, mở lòng và bộc lộ cảm xúc là một việc khá khó khăn. Tuy nhiên, có những kẻ sẽ lạm dụng điều này để thao túng bạn. Bằng cách tạo dựng một bức tường đá, họ có thể điều khiển cách mà bạn đối xử và nhìn nhận họ. Họ dùng kĩ thuật này khi đang né tránh những câu hỏi của bạn, hoặc để không phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

Bạn có thể dễ dàng nhận diện những bức tường đá này bằng những lời nói như: “Mệt quá, sao cũng được”, “Anh tin hay không thì tùy”, “Em làm gì căng thẳng quá”,... Theo bác sĩ tâm lí Gottman, tạo dựng bức tường có thể dẫn đến việc chia tay của một cặp đôi, vì những vấn đề trong mối quan hệ không được giải quyết triệt để.

Rối loạn phân ly là gì mà tỷ phú lừa đảo 17 tỷ không thừa nhận tội lỗi của mình


Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: