Nhiều phụ huynh Việt thường nghĩ “thương cho roi cho vọt” là phương pháp dạy con hiệu quả. Tuy nhiên, dùng đòn roi để dạy dỗ trẻ chỉ là phương pháp hiệu quả tức thời. Về lâu dài, phương pháp này có thể sẽ để lại cho con những hậu quả nghiêm trọng về thể xác và tinh thần.
Hậu quả dễ thấy nhất của việc dạy con bằng đòn roi đó là để lại những vết thương trên người của con trẻ.
Nhiều phụ huynh thường nghĩ những vết lằn do roi vọt rồi sẽ lành và chẳng gây hại gì nghiêm trọng đến sức khỏe của con. Tuy nhiên, cấu trúc xương của con trẻ còn yếu, nếu chịu những tác động mạnh từ bên ngoài có thể làm ảnh hưởng xấu đến xương, tủy của các con.
Một hình phạt khác cũng rất phổ biến hiện nay của các phụ huynh đó là nhéo tai. Tưởng chừng hình phạt này không gây nguy hiểm, nhưng điều này có thể làm thủng màn nhĩ, hoặc ít nhiều làm suy giảm thính lực của con.
2. Đòn roi khiến trẻ tổn thương tinh thần
Vết thương thể xác thìdễ dàng nhận biết, nhưng vết thương về tinh thần thì rất khó để các bậc làm cha mẹ nhận ra. Nhiều lần bị tổn thương nhiều lần, có thể sẽ gây ra cho con những suy nghĩ và hành vi tiêu cực.
Vì sợ sai, sợ bị “ăn đòn”, sợ cha mẹ chửi mắng… nên các con sẽ tự ti hơn, không dám làm những điều mới mẻ. Hay trẻ sẽ tự thu mình lại, tự giới hạn khả năng sáng tạo, ngại giao tiếp… vì đó là lúc mà con thấy mình an toàn nhất.
Mặt khác, vì sợ đòn roi nên các con sẽ cố tìm cách nói dối, viện lí do, đổ lỗi cho người khác để “thoát tội”. Lớn dần lên, thói xấu này sẽ vô tình ăn sâu vào hành vi của con trẻ.
3. Trẻ càng lì lợm hơn sau mỗi trận đòn roi
Lì lợm hơn, cứng đầu hơn… là “tác dụng ngược” của những trận đòn roi. Nói cách khác, các con sẽ trở nên “lì đòn” hơn vì đã chịu quá nhiều tổn thương mà cha mẹ tạo ra.
Hãy thử tưởng tượng đòn roi như một liều thuốc. Chẳng phải khi “lạm dụng” thuốc, cơ thể của chúng ta sẽ trở nên “kháng thuốc” hay sao? Trẻ con cũng vậy, đánh một hai lần chính là răn đe, dạy dỗ. Nhưng đánh nhiều lần, các con sẽ trở nên lì lợm hơn, cứng đầu hơn.
Nếu con đã “lì đòn” thì sẽ rất khó cho các bậc phụ huynh trong việc dạy dỗ con cái. Thậm chí, trẻ còn có thể vùng vẫy, kháng cự hoặc thể hiện thái độ chống đối mỗi khi cha mẹ dạy bảo.
4. Dạy con bằng đòn roi là dạy con trở nên bạo lực
Một đứa nhỏ sống trong bạo lực, những cảnh bạo lực chắc chắn sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Đó là lí do mà những đứa trẻ sống trong một gia đình bạo lực gi, khi lớn lên chúng thường có xu hướng dùng bạo lực để giải quyết mọi vấn đề.
Muốn con không trở nên hung hăng, bạo lực, thì ngoài việc không bạo hành ra, các bậc phụ huynh còn nên cẩn trọng trong việc hành xử của mình. Không nên để con thấy những lời quát mắt, đánh đập giữa vợ và chồng, hoặc giữa vợ chồng với những người xung quanh.
5. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái bị rạn nứt
Tất nhiên khi uất ức, đau đớn về thể xác được chất chồng, cách nhìn nhận của con đối với cha mẹ trở nên bị rạn nứt, giống như câu “tức nước vỡ bờ” mà ông bà ta vẫn thường hay nói.
Với đầu óc non nớt của mình, các con rất khó để hiểu giá trị giáo dục của những trận đòn roi. Ngược lại, những suy nghĩ tiêu cực sẽ xuất hiện trong đầu con, “cha mẹ không thương mình” là một ví dụ cụ thể.
Trên đây là 5 tác hậu dễ thấy nhất khi cha mẹ đùng đòn roi để dạy dỗ con cái. Để con phát triển toàn diện nhất, phụ huynh nên tập kiểm soát cảm xúc của mình trước mỗi sai trái của con.
Giải thích sẽ giúp con nhận ra lỗi sai. Nhưng đánh đập, chửi mắng thì không như vậy!
phụ
Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn
0 comments: