15/9/22

Rối loạn phân ly là gì mà tỷ phú lừa đảo 17 tỷ không thừa nhận tội lỗi của mình

Lừa đảo trắng trợn nhưng vẫn tưởng mình đang làm đúng và nhất định không chịu thừa nhận chính là trường hợp của Ninh Thị Vân Anh Anna lừa đảo 17 tỷ đang xôn xao MXH gần đây. Vậy hiện tượng này trong khoa học có phải là Rối loạn phân ly hay tâm thần phân ly không?

Ở góc độ phân tích trị liệu tâm lý, các chuyên gia cho rằng những biểu hiện gặp ở Anna Bắc Giang chính là dấu hiệu của chứng rối loạn phân ly hay tâm thần phân ly. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chứng bệnh này nhé.

roi-loan-phan-ly-la-gi-ma-ty-phu-lua-dao-17-ty-khong-thua-nhan-toi-loi-cua-minh

Rối loạn phân ly hay còn gọi là chứng bệnh "giả vờ"là bệnh gì?


Rối loạn phân ly (rối loạn thần kinh chức năng, hysteria,...) là những rối loạn tâm thần liên quan đến sự mất kết nối và ngắt quãng giữa những suy nghĩ, ký ức, môi trường xung quanh, hành động và đặc tính cá nhân. Những người bị rối loạn phân ly thoát ra khỏi tình trạng này bằng cách không tự chủ, có hại cho sức khoẻ và gây ảnh hưởng tới chức năng sống trong cuộc sống hàng ngày.


Rối loạn phân ly thường phát triển như là phản ứng chấn thương và lưu giữ ký ức khó khăn. Triệu chứng - phạm vi từ mất trí nhớ đến các đặc tính luân phiên - phụ thuộc từng phần vào kiểu rối loạn phân ly. Thời gian căng thẳng nhiều có thể làm cho triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng, rõ ràng hơn.

Rối loạn phân ly tập thể là khi xảy ra đồng loạt các trường hợp rối loạn phân ly trong một nhóm hoặc một tập thể như trường học, đám đông. Khi một người trong nhóm có biểu hiện của rối loạn phân ly, những người còn lại có xu hướng “bị lan truyền”. Sự lan truyền triệu chứng xảy ra trong nhóm người có mối quan hệ nào đó về môi trường hoặc sang chấn, tạo ra hàng loạt ca bệnh. Do có nhiều người cùng xuất hiện những biểu hiện bất thường nên bệnh lý này thường gây ra những lo lắng, hoang mang, thậm chí hiểu nhầm trong dư luận và xã hội.

Rối loạn phân ly ở trẻ em - đặc biệt gặp nhiều ở trẻ gái - thường xảy ra đồng loạt trong một nhóm hay một tập thể ở trường học hoặc trong đám đông. Biểu hiện của rối loạn này bắt đầu từ một người mắc bệnh và những người xung quanh có xu hướng “bị lan truyền”. Bệnh thường xuất hiện sau những sang chấn về tâm lý, các vấn đề khó khăn trong cuộc sống như học tập, công việc và các mối quan hệ mà người bệnh không thể tự mình giải quyết được.

Rối loạn phân ly có các dạng sau:

Chiếm hữu
Không chiếm hữu

Trong hình thức chiếm hữu, các nhân dạng thường biểu hiện như thể họ là một tác nhân bên ngoài, thường là một người hay linh hồn siêu nhiên (nhưng đôi khi là một người khác), người đã kiểm soát được cơ thể người, khiến người đó phải nói và hành động theo một cách rất khác. Trong các trường hợp như vậy, các nhân dạng khác nhau là rất rõ ràng (dễ nhận thấy bởi những người khác). Ở nhiều nền văn hoá, các trạng thái chiếm hữu tương tự là một phần bình thường của thực tiễn văn hoá hoặc tinh thần và không bị coi là rối loạn phân ly. Hình thức chiếm hữu xảy ra trong rối loạn phân ly khác với nhân dạng thay thế là nó xảy ra không mong muốn và xảy ra vô tình, gây ra tình trạng đau khổ và suy yếu đáng kể, và nó biểu hiện ở những thời điểm và địa điểm mà xâm phạm các chuẩn mực văn hoá và/hoặc tôn giáo.

Các hình thức không chiếm hữu có xu hướng ít công khai hơn. Người có thể cảm thấy một sự thay đổi đột ngột trong cảm nhận của họ về bản thân, cảm giác như thể họ là những người quan sát những lời nói, cảm xúc và hành động của họ, hơn là một tác nhân.

Bệnh nhân tâm thần phân ly phạm tội dưới góc nhìn của chuyên gia


Bệnh tâm thần phân liệt tiến triển suốt đời, bệnh nhân không bao giờ khỏi được. Họ chỉ tạm ổn định khi được điều trị bằng thuốc an thần (đủ liều). Nhưng khi họ ngừng thuốc bệnh sẽ tái phát.

Khi bệnh nhân tâm thần phân liệt có các ảo thanh (tiếng người nói không có thực, nhưng bệnh nhân lại nghe được) ra lệnh thì họ sẽ thực hiện các mệnh lệnh của ảo thanh. Các hành vi đó có thể là giết người, gây thương tích, đốt nhà, phá phách và tự sát. Họ không sao cưỡng lại các mệnh lệnh này của ảo thanh.

Còn khi bệnh nhân có ảo thanh bình phẩm xấu về mình, bệnh nhân có thể tìm "người" nói xấu bệnh nhân để làm cho ra nhẽ. Không may cho ai bị bệnh nhân gán là người nói xấu bệnh nhân sẽ bị bệnh nhân chửi bới và hành hung.

roi-loan-phan-ly-la-gi-ma-ty-phu-lua-dao-17-ty-khong-thua-nhan-toi-loi-cua-minh

Khi bệnh nhân có hoang tưởng bị chi phối, họ cho rằng mọi hành vi của họ là do một người nào đó điều khiển hoàn toàn. Họ có thể phạm tội cố ý gây thương tích, giết người, phá hủy tài sản của người khác… mà vẫn cho rằng mình vô tội vì hành vi của mình bị người khác chi phối.

Còn khi bệnh nhân có hoang tưởng bị hại, họ sẽ tìm cách trả thù. Họ có thể cho rằng mình và các thành viên khác trong gia đình bị hại về thể xác, về tinh thần, bị cản trở việc làm ăn, con đường công danh, sự nghiệp… Khi đó họ sẽ lập kế hoạch trả thù đối tượng mà họ gán cho là kẻ hại họ. Bệnh nhân sẽ lập kế hoạch rất chi tiết, chuẩn bị kĩ lưỡng vũ khí, ra tay tàn độc và quyết liệt.

Để ngăn chặn các hành vi phạm tội của bệnh nhân tâm thần phân liệt, bệnh nhân cần được điều trị nội trú trong bệnh viện tâm thần. Khi bệnh đã tạm ổn định có thể được ra viện, định kì hàng tháng đến khám lại.

Bên cạnh đó, phải có một thành viên đáng tin cậy trong gia đình bệnh nhân cho bệnh nhân uống thuốc an thần theo đơn của bác sĩ hàng ngày. Bệnh nhân sẽ phải uống thuốc an thần suốt đời. Một điểm đáng chú ý là 97% số bệnh nhân tâm thần phân liệt không thừa nhận mình bị bệnh nên họ sẽ tìm cách bỏ thuốc điều trị.

Với các bệnh nhân kiên quyết không chịu uống thuốc phải dùng các thuốc an thần kinh chậm. Hiện nay trên thị trường đã có thuốc paliperidone tiêm 1 mũi/tháng đảm bảo không tái phát bệnh.

Nguyên nhân dẫn tới rối loạn phân ly


Hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học xác định rối loạn phân ly được gây ra bởi tổn thương não bộ, vì vậy bệnh lý này còn được gọi là bệnh lý chức năng. Nguyên nhân chủ yếu là:

4.1. Sang chấn tâm thần

Sang chấn tâm thần thường là những cảm xúc mạnh như lo sợ tột độ, tức giận quá mức, thất vọng nặng nề... Các sang chấn thường dễ nhận thấy trong bệnh tâm căn suy nhược vì nó có tính chất cấp và mạnh, thường phát sinh ngay sau khi có sang chấn hoặc một thời gian ngắn sau khi bị sang chấn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp sang chấn tâm thần khó tìm thấy, nhất là những trường hợp bệnh lâu ngày tái phát.

4.2. Các nhân tố thuận lợi

Nhân cách yếu: Bệnh thường phát sinh ở những người do hoàn cảnh và giáo dục không thích hợp nên hình thành một nhân cách yếu, tiêu cực như thiếu tự chủ, thiếu tự kiềm chế bản thân, thích chiều chuộng, thích phô trương, chịu đựng khó khăn gian khổ kém, lý tưởng không vững.

Nhân tố có hại của môi trường: Là những nhân tố làm suy yếu hệ thần kinh, làm giảm các hoạt động của vỏ não như nhiễm trùng, nhiễm độc, chấn thương sọ não, thiếu dinh dưỡng, kiệt sức,...

roi-loan-phan-ly-la-gi-ma-ty-phu-lua-dao-17-ty-khong-thua-nhan-toi-loi-cua-minh

Triệu chứng rối loạn phân ly


Các triệu chứng của rối loạn phân ly rất đa dạng, xuất hiện và kết thúc đều đột ngột thành từng cơn. Rối loạn phân ly có khuynh hướng thuyên giảm sau vài tuần, vài tháng, nhưng có thể tái phát trong trường hợp vẫn còn các sự kiện gây sang chấn. Đặc điểm của triệu chứng phân ly là tính “chịu ám thị”. Có nghĩa là khi có một tác nhân khác gây kích thích mạnh vào niềm tin hoặc đánh lạc hướng chú ý của người bệnh, các biểu hiện phân ly có thể giảm hoặc mất đi ngay. Ví dụ, tiêm nước cất có thể làm mất cơn co giật.

– Rối loạn vận động: các động tác lắc đầu, gật đầu, co giật, múa vờn, run, tê liệt, vận động tay chân thiếu mục đích, rối loạn phát âm (không nói, khó nói, nói lắp, nói linh tinh không phù hợp)…

– Rối loạn cảm giác: tăng hoặc giảm cảm giác đau quá mức (bệnh nhân thường kêu đau bụng, đau đầu, đau mỏi chân tay… nhưng không tìm được nguyên nhân gây đau)

– Cơn kích động cảm xúc: cười, khóc, gào hét, cảm xúc hỗn độn, nói năng lộn xộn, sợ hãi vô cớ…

– Sững sờ, ngất: bệnh nhận nằm hoặc ngồi bất động trong thời gian dài, không nói và không hoạt động, không có đáp ứng với các kích thích bên ngoài, có thể nhắm hoặc mở mắt, tuy nhiên không bị mất ý thức hoàn toàn

– Các rối loạn lên đồng và bị xâm nhập: bệnh nhân cư xử, nói năng như thể một người khác, hoặc như bị một lực lượng siêu nhiên nào đó điều khiển.

Trong trường hợp phân ly tập thể, các triệu chứng thường gặp là ngất, rối loạn vận động, co giật, cơn kích động cảm xúc.

Điều trị rối loạn phân ly điều trị


Rối loạn phân ly điều trị chủ yếu bằng liệu pháp tâm lý, trong đó liệu pháp ám thị được áp dụng rất có hiệu quả. Bên cạnh đó, nên kết hợp với việc nâng cao thể trạng, bồi dưỡng nhân cách, tạo không gian môi trường sống phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh cho bệnh nhân.

Ngoài ra, có thể kết hợp thêm các liệu pháp điều trị toàn diện khác như âm nhạc, thể thao, lao động, thư giãn, luyện tập,... Trong trường hợp nặng hơn, cùng với việc áp dụng các liệu pháp tâm lý cần phải kết hợp sử dụng thuốc hướng tâm thần hay châm cứu, bấm huyệt, tạo niềm tin cho người bệnh vào liệu trình điều trị giúp bệnh thuyên giảm và mất các triệu chứng rối loạn chức năng.

Trong điều trị bằng liệu pháp tâm lý cần chú ý:
  • Tuyệt đối không được xem thường bệnh nhân, không được xem đó là bệnh giả vờ mà hắt hủi, bỏ rơi bệnh nhân.
  • Cần tránh thái độ quá chiều chuộng, quá lo lắng theo bệnh nhân, như vậy vô tình ám thị cho bệnh nhân về tình trạng trầm trọng hơn của bệnh.
  • Rối loạn phân ly là bệnh của một nhân cách yếu, các liệu pháp trên chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, muốn khỏi bệnh phải tiếp tục làm liệu pháp tâm lý lâu dài.
Để phòng tránh bệnh này nên tăng cường tuyên truyền giáo dục kiến thức cần thiết về vệ sinh phòng bệnh tâm thần, nhằm rèn luyện tính cách ngay từ khi còn nhỏ, giáo dục tính đoàn kết, tương thân tương ái, tính tập thể, tránh các stress tâm thần trong sinh hoạt, học tập và công tác.

Thao túng tâm lý là gì mà Anna Bắc Giang lừa đảo 17 tỷ trong tầm tay


Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: