Cậu nhóc Husky tự nhiên trở nên khác lạ vi thường ngày cực kỳ “tăng động” và nghịch ngợm vô cùng, nhưng chỉ vì miếng thịt cúng Thần Tài lại chịu nằm ngoan ngoãn.
Quá ngạc nhiên và không nhịn nổi cười, chính chủ nhân của chú Husky này cũng không thể tin пổi vào mắt mình khi thấy cún cưng chịu nằm im một chỗ chứ không nghịch phá như mọi khi. Nguyên nhân chỉ là do công miếng thịt quay trên bàn thờ thần tài.
Bản tính tham ăn nhưng được sống trong nề nếp, quy củ nên cậu nhóc chỉ dám nhìn ngắm miếng thịt từ xa. Có lẽ cu cậu đang tưởng tưởng cảnh được ăn no nê và hình dung ra hương vị miếng thịt quay ra sao. Chắc chắn hấp dẫn lắm đây!
Ai cũng không nhịn nổi cười nếu thấy ánh mắt "đắm đuổi" của đại boss ngáo dành cho miếng thịt quay. Thậm chí cậu nhóc còn gác cả mõm lên cạnh ban thờ ông Địa chỉ để hóng chủ nhân mang xuống cho ăn.
Ngay khi được chia sẻ lên MXH, bức ảnh về nhân vật ngộ nghĩnh này đã thu hút sự thích thú của mọi người. Đợi chờ hạnh phúc đến ngáo cả người mà chưa được miếng hạnh phúc nào vào mồm. Đúng quả thật, miếng ăn là miếng nhục không sai tí nào!
XEM THÊM: Bọt biển cũng biết “hắt xì hơi”
Hắt xì hơi là một phản xạ quen thuộc khi cơ thể muốn đào thải các “tạp chất” như chất nhầy, nước, bụi bẩn ô nhiễm…ra khỏi đường thở. Về cơ bản, khi lớp màng nhầy trong mũi và họng bị các dị vật từ môi trường bên ngoài kích thích, nó sẽ gửi tín hiệu đến não để não kích hoạt phản ứng hắt hơi, dùng lực đẩy tống dị vật ra ngoài.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng có một loài động vật không não, không hệ thần kinh nhưng vẫn biết “hắt hơi” như con người. Đó là động vật thân lỗ hay còn được gọi với cái tên quen thuộc hơn: bọt biển.
Là động vật đa bào lâu đời nhất còn tồn tại, bọt biển đóng một vai trò quan trọng trong vòng tuần hoàn dinh dưỡng của hệ sinh thái dưới mặt nước. Khi hắt hơi, bọt biển sẽ mở ra hệ thống mà chúng sử dụng để lấy chất dinh dưỡng, đồng thời đẩy “chất thải” ra ngoài làm thức ăn cho các loài sinh vật khác.
Trước đây, các nhà khoa học vẫn luôn tin rằng bọt biển sử dụng một lỗ mở chuyên dụng để đẩy chất thải ra ngoài. Bọt biển lọc rất nhiều nước, vì vậy lượng chất bẩn tích tụ cần được đào thải ra ngoài cũng không hề nhỏ.
Sally Leys, giáo sư sinh học tại Đại học Alberta, Edmonton và cũng là tác giả của nghiên cứu cho biết.“Thông thường, có phải bạn nghĩ rằng chất thải nên được tống ra ngoài từ một lỗ lớn (hệ thống sinh khí), nơi mà nước cũng được đẩy ra từ đó? Nhưng khi các đồng nghiệp của tôi xem xét, lượng chất thải thoát ra theo đường này là vô cùng nhỏ.”
Để xem xét kỹ hơn, các nhà nghiên cứu đã tua nhanh video ghi lại hoạt động của loài bọt biển Aplysina archeri vùng Caribe và các loài bọt biển thuộc chi Chelonaplysilla ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Trên bề mặt bọt biển được bao phủ bởi các bào tử nhỏ có cấu tạo như ống khói, nơi nước có thể đi qua và cũng là những lỗ lọc của bọt biển. Khi xem qua video tua nhanh, nhóm nghiên cứu mới phát hiện ra, thi thoảng bọt biển sẽ tự co bóp để đẩy hỗn hợp chất nhầy chứa chất thải ra khỏi những lỗ này.
Sở dĩ khi quan sát bằng mắt thường không thể phát hiện ra quá trình bọt biển “hắt hơi” là vì mỗi lần co bóp như thế, nó phải mất nửa giờ để hoàn thành, chậm hơn rất nhiều so với vài giây hắt hơi của con người.
Đây cũng là một sự tiến hóa để thích nghi mà bọt biển dần hình thành giúp giữ cho chúng sạch sẽ.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cần thêm thời gian để tìm hiểu tại sao một loài động vật không não, không hệ thần kinh, không cơ bắp như bọt biển lại có thể phối hợp các hành vi phán ứng với chất khích thích và co bóp như vậy
Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn
0 comments: