'Tinh linh đỏ' còn được gọi là Sét dị hình và Sprites vừa được nhiều người phát hiện trên sa mạc Atacama ở Chile. Hiện tượng hiếm gặp bí ẩn này xuất hiện như những vệt sáng đỏ rực lóe lên, sáng rực.
Bức ảnh do Đài quan sát phía Nam Châu Âu chụp vào ngày 22/8/2022. (Ảnh: Zdenek Bardon / ESO)
Cảnh tượng hiếm có này đã được ghi lại vào ngày 22/8 tại đài quan sát quan sát phía Nam Châu Âu (ESO), nằm ở giữa sa mạc cách Coquimbo 100 dặm về phía Đông Bắc.
Đài quan sát phía Nam Châu Âu cho biết các ‘Tinh linh đỏ’ là một dạng sét khá hiếm gặp trong bầu khí quyển của Trái Đất. Xảy ra ở tầng đối lưu, cách mặt đất khoảng 30 đến 55 dặm, là do phóng điện quy mô lớn cộng với nhiệt độ thấp trên đỉnh các đám mây dông tạo thành.
Theo hình dạng của ‘Tinh linh đỏ’, nó có thể được chia thành 3 loại. Đầu tiên là một ‘Tinh linh sứa’ rất lớn có thể rộng tới 30 dặm vuông. Loại thứ hai và thứ ba rất giống nhau, chúng là ‘Tinh linh hình trụ’ và ‘Tinh linh củ cải’. Điểm khác biệt là phần dưới của ‘Tinh linh củ cải’ có những tua dài giống như ‘Tinh linh sứa’. Các tua có chiều cao thấp hơn và thường có màu xanh lam, trong khi các phần còn lại ở vị trí cao hơn.
Theo Khoa Khoa học Trái Đất và Không gian tại Đại học Washington, lý do tinh linh đỏ rất hiếm là do loại phóng điện sét khiến chúng xuất hiện là khá hiếm. Sét đánh thường là sét đánh âm, tức là chuyển điện tích âm từ đám mây xuống đất. Trong khi các tia sét liên quan đến ‘Tinh linh đỏ’ là các tia sét tích cực từ đám mây đến mặt đất bắt nguồn các đám mây dông lớn, chỉ chiếm 10% trong tổng số các vụ sét đánh.
Trong bức ảnh do Đài quan sát chụp được, có thể nhìn thấy ‘Tinh linh đỏ’ bay lơ lửng trên sa mạc Atacama, gần đường chân trời, được bao quanh bởi những tia sáng xanh nhạt rộng lớn khác. Theo Đài quan sát phía Nam Châu Âu, sự phát sáng này được gọi là ánh sáng rực rỡ và chỉ có thể được nhìn thấy rõ ràng ở những nơi không bị ô nhiễm ánh sáng.
Nguồn: Tinhhoa
Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn
0 comments: