12/1/22

Nhân loại đã qua 22 lần ‘tận thế’? Bí ẩn nhập định siêu việt trên dãy Himalaya? (Phần 2)

Nhân loại đã qua 22 lần ‘tận thế’? Bí ẩn nhập định siêu việt trên dãy Himalaya? (Phần 2)
Trong hang động ở Tây Tạng có nhiều người xô-ma-chi. Nhưng không ai nhìn thấy họ, vì các hang động đó đóng kín, có lối vào bí mật và có năng lượng đặc biệt để chấn giữ hang. (Ảnh minh họa: Vlynn/Pixabay)

Giáo sư Ernst Muldashev và những nhà khoa học hàng đầu thế giới đã dấn thân vào một hành trình kỳ lạ, phát hiện những điều chấn động từ dãy Himalaya.


Như chúng ta đã biết ở phần 1, đạo sư Daram đã cho Giáo sư Muldashev biết rằng trên Trái Đất có ít nhất 22 nền văn minh tiền sử với trình độ phát triển cao đã từng tồn tại và bị hủy diệt; và loài người chúng ta hiện nay thoát thai từ người Lemuria và người Atlan.

Liệu người Lemuria và người Atlan có thực sự tồn tại?


Giáo sư Muldashev cho rằng chính những người khổng lồ Lemuria - với trình độ văn minh và công nghệ rất cao đã xây dựng lên những công trình đá khổng lồ, tinh xảo ở Ai Cập - như các khu đền thờ, các tượng đài bằng đá, Đại kim tự tháp và tượng nhân sư ở cao nguyên Giza.

Năm 1864, luật sư, nhà động vật học người Anh Philip Lutley Sclater đề xuất rằng từ xa xưa, Ấn Độ, Châu Phi và Madagascar là các phần của một lục địa đã biến mất - có hình tam giác trải rộng nam Ấn Độ Dương, gọi là Lemuria.

Nhân loại đã qua 22 lần ‘tận thế’? Bí ẩn nhập định siêu việt trên dãy Himalaya? (Phần 2)
Lemuria được cho là một lục địa xa xưa đã biến mất có hình tam giác trải rộng ở khu vực Ấn Độ Dương, Châu Phi và Madagascar. (ảnh: quorancd.net)

Trước đó, nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại Plato có viết rằng: Trong quá khứ đã tồn tại một hòn đảo ở Đại Tây Dương có nền văn minh Atlantis phát triển rực rỡ. Nhưng hòn đảo này đã chìm xuống đáy biển chỉ trong một ngày, một đêm - bởi động đất và lũ lụt vào 9.000 năm trước thời của ông.

Tại thành phố Luxor, Ai Cập, còn sót lại 2 tượng đài bằng đá: một chiếc cao 29m - nặng 330 tấn; chiếc khác cao 25m - nặng khoảng 280 tấn. Cả hai đều được làm bằng đá granite nguyên khối, bề mặt mài nhẵn và được chạm khắc các hình tượng với nét khắc vô cùng tinh xảo và chính xác.

Nhân loại đã qua 22 lần ‘tận thế’? Bí ẩn nhập định siêu việt trên dãy Himalaya? (Phần 2)
Một tượng đài bằng đá cao 25m còn lại bên trái lối vào đền Luxor, Ai Cập (tượng đài bên phải đã bị chuyển về Paris, Pháp) (ảnh qua: amazonaws.com)

Tại khu mỏ đá ở Aswan, cách Luxor hơn 200km, còn có một tượng đài bằng đá granite nguyên khối dài 42m, nặng khoảng 1.200 tấn đang được chế tác dở dang.

Ở khu lăng mộ Rekhmire thuộc thành phố Luxor, người ta thấy những hình ảnh người trong các bức phù điêu. Nếu so sánh tương quan giữa người và động vật trong hình thì sẽ phát hiện “điều kỳ lạ”. Đó là những người cao ngang với chú hươu cao cổ, một con voi cũng chỉ cao bằng một nửa người đàn ông. Như vậy, những người trong hình có chiều cao ít nhất là 5m.

Trong cuộn giấy cói 3.000 năm tuổi mang tên “Djedkhonsuiefankh” được trưng bày tại Bảo tàng Cairo, Ai Cập, người ta thấy xuất hiện một vật thể kỳ lạ - có hình dáng thuôn tròn, với 3 chân chống, cùng hai cánh chìa ra hai bên, nó đang phát sáng rực rỡ và có hình dáng bề ngoài khá giống một UFO hình đĩa bay.

Như vậy, thông tin những người khổng lồ Lemuria hậu kỳ với trình độ văn minh và công nghệ rất cao - đã xây dựng lên những công trình khổng lồ, tinh xảo ở Ai Cập - có thể là hợp lý. Điều này giúp giáo sư Muldashev có thêm tư liệu cho việc khám phá nguồn gốc loài người của mình.
Cuộc trò chuyện hé lộ bí ẩn về xô-ma-chi

Quay về hành trình của đoàn thám hiểm, nhiều điều sẽ được hé mở qua cuộc trò chuyện của Muldashev và vị lạt ma trường phái Bonpo, trong chuyến thám hiểm Tây Tạng lần thứ nhất vào năm 1996.

Vị lạt ma cho biết trong hang động ở Tây Tạng có nhiều người xô-ma-chi. Nhưng không ai nhìn thấy họ trong hang, là vì các hang động đó đóng kín, có lối vào bí mật. Mặt khác, hang động trong núi này nhiều vô kể, và có biết bao nhiêu là nhánh, ngoài những Người đặc biệt thì không ai biết về chúng.

Điều này khiến giáo sư Ernst Muldashev tò mò, ông hỏi: “Có thể làm quen với những Người đặc biệt đó được không, thưa ngài?”

Lạt ma Bonpo cho biết điều đó được, nhưng vô ích. Tất cả họ sẽ trả lời rằng “Ngay với Chúa Trời tôi cũng không nói ra điều đó”. Những Người đặc biệt đó cho rằng tiền bạc, sự sống nơi trần gian không là gì cả nếu đem so với sự vĩ đại của Người! Họ thuộc dưới quyền của Người, là đầy tớ của Người! Việc nhận tiền đối với họ là tội phạm thượng.

Giáo sư Ernst Muldashev thắc mắc rằng “nếu trong số những Người đặc biệt đó có một kẻ phẩm chất kém, phản bội lời thề thì sao? Nếu hắn ta cử ai đó lọt vào hang thì sao?”

Vị lạt ma cho biết điều này tương đương với việc giết người, vì người vào đó sẽ phải đối mặt với cái chết. Ông đặc biệt nhấn mạnh rằng mọi cái đều do Người định đoạt, được phép vào hay không cũng phải do Người.

Như vậy, lạt ma giáo phái Bonpo đã khẳng định sự tồn tại của các hang động trong đó có người nhập xô-ma-chi. Nhưng ông cũng khẳng định rằng sẽ nguy hiểm đến tính mạng để có thể vào các động này.

Nhân loại đã qua 22 lần ‘tận thế’? Bí ẩn nhập định siêu việt trên dãy Himalaya? (Phần 2)
Lạt ma giáo phái Bonpo (giữa) và Muldashev (trái) (nguồn: Muldashev)

Đoàn của giáo sư Muldashev tiếp tục vượt qua đèo núi, tới một bản làng Tây Tạng nằm ở độ cao gần 3.000 mét. Tại đây, họ đã có cơ hội gặp gỡ những Người đặc biệt trông nom động xô-ma-chi.

Người đặc biệt thứ nhất 60 tuổi, người thứ hai 95 tuổi. Cả hai đều trông trẻ hơn tuổi. Họ đều có gia đình và sinh sống như mọi người trong bản.

Ba ngày đầu, hai Người đặc biệt nói về nhiều đề tài khác nhau, nhưng hễ động đến xô-ma-chi là họ im lặng ngay tức thì. Nếu cứ hỏi mãi, thì họ trả lời cụt lủn: “Đó là bí mật”. Sang đến ngày thứ 5, khi đã tạo được sự tin tưởng và thân thiện, họ cởi mở hơn.

Trò chuyện với Người đặc biệt thứ nhất 60 tuổi


Giáo sư Muldashev được Người đặc biệt (60 tuổi) cho biết: Người canh giữ động cần được đại hội các lạt ma phê chuẩn, đồng thời phải có khả năng nhập định thành công để ra vào động trong trạng thái định và được sự cho phép của “Ngài” - chính là người ở trong động xô-ma-chi.

Ông cho biết ông đến động xô-ma-chi một lần trong tháng, lưu lại trung bình ba tiếng đồng hồ. Ông không vào tất cả các gian, mà chỉ vào gian được phép vào.

Giáo sư Muldashev lại hỏi: “Trước khi vào động ngài có khấn không?”

Người đặc biệt cho biết trước khi vào động một tuần, ông bắt đầu tham thiền. Còn khi bước vào gian đầu tiên, cách biệt với gian xô-ma-chi một cái ngách, ông bắt đầu khấn và gia tăng thiền.

Giáo sư Muldashev muốn biết ông có cảm thấy tác động của các lực khác thường không. Người này cho biết ông có cảm thấy. Việc cầu khấn và tăng cường thiền là để thích nghi với tác động của lực đó. Nếu không, có thể sẽ chết, vì sẽ cảm thấy đầu đau kinh khủng. Thật nguy hiểm chết người nếu đã bước vào động mà chưa cảm thấy sẵn sàng.

Muldashev hỏi chi tiết thêm về việc tiếp xúc với người xô-ma-chi, rằng họ có mở miệng khi nói chuyện không? Thân thể họ trông thế nào? Họ có mặc quần áo không?

Người đặc biệt nói: “Họ khẽ mở miệng, nhưng hiếm khi nói chuyện”. “Thân thể gần như bình thường, có thể hơi vàng hơn một tí”. “Ngài có mặc quần áo, nhưng cũng có thể chẳng mặc gì”.

Về con mắt thứ ba, người đặc biệt cho biết ông chưa bao giờ nhìn thấy nó. Về tư thế của người xô-ma-chi, ông trả lời rằng: “Ngài tọa trong tư thế Đức phật. Thân xác Ngài lạnh và chắc nịch”.
Trò chuyện với Người đặc biệt thứ hai 95 tuổi

Khi giáo sư Muldashev đến gặp Người đặc biệt lớn tuổi, ông cũng chỉ cung cấp thông tin rất dè dặt nhưng lại vô cùng quý giá cho đoàn thám hiểm.

Ông cho biết rằng: một số người xô-ma-chi có lồng ngực nhỏ, số khác bình thường. Có người to lớn, có người như những người bình thường. Hộp sọ của họ đủ kiểu. Một số thì to, số khác to và dài như hình tháp, số nữa thì bình thường. Tóc người nào cũng dài.

Ông cũng nói rằng “con mắt thứ ba” chỉ là biểu tượng. Người xô-ma-chi có hai con mắt to, trông khác thường. Trong trạng thái xô-ma-chi, hai mắt khép hờ.

Theo bức hình mà Muldashev mô phỏng người xô-ma-chi, ông nói: “Nếu trong động có khuôn mặt như trên hình vẽ thì thân thể của họ to và béo. Nếu là khuôn mặt kiểu bình thường thì người cũng nhỏ bé hơn”.

Nhân loại đã qua 22 lần ‘tận thế’? Bí ẩn nhập định siêu việt trên dãy Himalaya? (Phần 2)
Người đặc biệt 95 tuổi trông giữ động xô-ma-chi Tây Tạng (trái), phiên dịch Kiram (giữa) và phó đoàn khảo sát Valery Lobankov (phải) (nguồn: Muldashev)

Như vậy, theo thông tin mà Người đặc biệt lớn tuổi cung cấp, trong hang động xô-ma-chi có cả những người bình thường lẫn người khổng lồ của các chủng tộc khác nhau, với các đặc trưng cơ thể khác nhau, bao gồm cả người Lemuria giống như bức hình giả định của Muldashev.

Giáo sư Muldashev lại hỏi: “Có phải những người thuộc các nền văn minh trước đây vẫn được bảo quản trong trạng thái xô-ma-chi không?”

Người đặc biệt cho biết việc đó có thể làm được. Người xô-ma-chi có thể ở trong động nghìn năm, triệu năm và lâu hơn thế nữa, tùy thuộc vào sức mạnh tâm linh.

Khi Muldashev đột ngột hỏi câu hỏi chính rằng họ có thể vào trong động xô-ma-chi được không, động cơ của họ là tốt lành. Người đặt biệt 95 tuổi trả lời: “Các vị không qua được thử thách đâu. Ngoài tôi và Người đặc biệt ít tuổi hơn, không ai qua được hết… Việc đó nguy hiểm chết người”.

Nhưng hôm sau, ông quyết định cho phép một người trong đoàn vào gian đầu tiên của động. Ông nhấn mạnh rằng nếu cảm thấy trong người khó chịu, hãy quay về ngay, nếu không, sẽ phải chết.

Đoàn thám hiểm nhất trí để Giáo sư Muldashev vào động xô-ma-chi.

Hành trình vào động xô-ma-chi của Giáo sư Muldashev


Động xô-ma-chi cách bản làng khoảng 2-3 cây số. Cửa vào của nó giống như vô số các hốc đá bình thường khác.

Kể về quá trình vào động, Muldashev viết: “Đi được một vài mét... tôi thấy rét... Đi tiếp 15-20 mét tôi dừng lại và không cảm thấy tác động gì... Vừa đi vừa lắng nghe cảm giác của mình, mọi cái đều bình thường. Nhưng cách cửa vào ngách 1, 2 mét, tôi cảm thấy hơi bồn chồn.

Thoạt đầu tôi tưởng mình sợ và cố gắng trấn áp cảm giác đó. Khi bước vào ngách bỗng tôi thấy sợ mà không biết vì sao, đi tiếp vài chục mét cảm giác đó bỗng biến mất, nhưng thay vào đó là nỗi tức giận ghê gớm vô cớ. Đi tiếp vài chục bước nữa thì thấy đầu đau.

Nói chung, tôi có thể nói mình là người gan dạ, không phải lần đầu tiên tôi trèo núi vào hang. Tôi cảm thấy rõ ràng tâm trạng sợ hãi và phẫn uất từ đâu đó đến, tức là nguyên nhân không ở trong bản thân tôi.

Bước tiếp vài chục bước nữa, cảm giác uất ức gia tăng, còn đầu đau như búa bổ. Nén chịu cảm giác đó, tôi đi tiếp gần 10 mét nữa. Đầu đau tới mức tưởng như không chịu được nữa… Tôi cố tập trung để giải thoát nỗi đau”.

Đó quả là một cuộc chiến sinh tử trong nội tâm của giáo sư Muldashev. Ông cho biết mình phải huy động hết ý chí để chiến đấu với cái đau khủng khiếp, nhưng không có kết quả gì, đầu ông như muốn vỡ tung. Nhưng khó chịu nhất lại chính là tâm trạng uất ức không biết vì đâu, khiến ông muốn trở ra ngoài.

Ông cố chiếu đèn về cuối ngách. Nén cơn đau và tâm thần rối loạn, Muldashev nhìn về phía trước… Những gì nhìn thấy khiến ông kinh ngạc: “Gì thế? Nhẽ nào đó là hình thù những người đang ngồi nhập xô-ma-chi. Đúng, có vẻ như hình người. Dưới ánh sáng của chiếc đèn, tôi thấy họ khổng lồ”.

Không thể chịu đựng thêm, ông quay trở ra, ông biết rằng nếu chỉ cần tiến thêm một chút nữa về phía trước là ông sẽ bỏ mạng.

Muldashev xúc động nghĩ: “Người Lemuria, người Atlan! Họ còn sống, hàng triệu năm nay họ vẫn sống... Ngài mới mạnh mẽ làm sao! Ngài bí ẩn đó là ai? Là người Lemuria-Atlan chăng? Họ không cần được canh giữ, họ mạnh hơn con người trên mặt đất nhiều… Tôi sẽ không bao giờ thắng được Ngài, nếu không được phép của Ngài…”.

Song vẫn còn chút ít nghi hoặc, rằng biết đây mình đã tưởng tượng ra mọi thứ, giáo sư Muldashev quyết định quay lại. Mọi cái lặp lại theo trình tự cũ, cũng lại là tâm trạng uất ức quen thuộc và cơn đau đầu như búa bổ. Càng tiến lên ông càng không chịu được nữa, ông đành quay lại. Lần kiểm nghiệm thứ ba cũng như thế, ông không thể bước tiếp tới chỗ có cảm giác mạnh nhất.

Tâm sự về điều này, Giáo sư Muldashev chia sẻ: “Tôi buồn vì cách người xô-ma-chi chỉ còn vài mét mà không thể đến được với họ. Tôi hoàn toàn cảm nhận được bức rào cản tâm năng của nó, đối với tôi, đó là cái gì đó bí hiểm và hùng mạnh”.

Không chỉ vậy, trong các lần thám hiểm Tây Tạng tiếp theo, đoàn thám hiểm còn có nhiều lần tiếp xúc với các hang động có người xô-ma-chi và cơ chế bảo vệ bằng năng lượng đặc biệt “bất khả xâm nhập”. Có kiểu rào chắn sẽ hút năng lượng, hoặc sẽ gây mù tạm thời cho người bước vào.

Chia sẻ về chuyến thám hiểm lần 1, Giáo sư Muldashev cho biết: “Động xô-ma-chi mới hé mở bức màn bí mật của nó, nhưng chưa mở hoàn toàn. Liệu sẽ có ai đó, vào lúc nào đó, khám phá ra điều bí mật lớn lao của loài người hay không?”

Vậy bí mật lớn nhất của các hang động xô-ma-chi là gì? Vì sao những Người đặc biệt luôn nói rằng “Với Thượng đế tôi cũng không nói ra điều đó”?

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: