2/10/21

Giai thoại ít ai biết về truyện cổ tích Tấm Cám: Tấm và Cám là chị em sinh đôi?

Giai thoại ít ai biết về truyện cổ tích Tấm Cám: Tấm và Cám là chị em sinh đôi?

Truyện cổ tích Tấm Cám vốn có rất nhiều dị bản và có rất nhiều tình tiết đặc biệt mà không phải ai cũng biết.

Gốc tích câu chuyện Tấm Cám


Tấm Cám vốn là một câu chuyện dân gian truyền miệng, không ai biết nó có từ bao giờ, đến từ đâu. Chỉ biết rằng, câu chuyện về một nhân vật như cô Tấm xuất hiện trong nhiều nên văn hóa, dưới cái tên "Lọ lem" (Cinderella) hoặc Tro bếp. Tùy theo nên văn hóa khác nhau mà cái tên có sự khác biệt. Ví dụ như ở Pháp, nhân vật này được gọi là Cendrillon, Ý là Cenerentola... Tất cả đều mang ý nghĩa chung chỉ "Tro bếp" - ám chỉ nhân vật có số phận gắn liền với lao động khổ cực.

Những giai thoại, chi tiết ít biết về Tấm Cám

Cá bống là mẹ Tấm đầu thai

Trong phiên bản Tấm Cám của tác giả Vũ Ngọc Phan, cá bống chỉ là sinh vật bầu bạn cùng Tấm, là diễn biến trung gian giúp tấm có được váy áo, ngựa cưỡi để đi trẩy hội.

Tuy nhiên, theo một số dị bản, cá bống là mẹ Tấm đầu thai nhưng bị mẹ con Cám sát hại.

Một số dị bản không có sự hiện diện của Bụt mà chính mẹ Tấm sẽ làm phép màu giúp nàng lấy được hoàng tử và có cuộc sống hạnh phúc.

Giai thoại ít ai biết về truyện cổ tích Tấm Cám: Tấm và Cám là chị em sinh đôi?

Tấm và Cám là chị em sinh đôi

Chúng ta đều biết Tấm phải sống với dì ghẻ và Cám. Tuy nhiên, trong dị bản G. Jeanneau, người sưu tầm truyện cổ Việt Nam sớm nhất đã ghi được ở Mỹ Tho năm 1886 có nói rằng Tấm và Cám là hai chị em sinh đôi.

Dị bản này có một số tình tiết khác với những câu chuyện mà chúng ta thường được nghe, chẳng hạn như người cha giao cho Tấm và Cám mỗi người một cái giỏ để đi bắt cá. Ai bắt được nhiều hơn thì được gọi bằng chị. Tấm được nhiều hơn nhưng Cám bảo đưa giỏ cho mình giữ hộ để đi hái rau thơm về kho cá. Khi Tấm trở về, bao nhiều cá đã bị Tấm lấy mất chỉ còn một con cá bống mú. Vì vậy, Cám được làm chị.

Số phận của Cám

Trong phiên bản của Vũ Ngọc Phan, sau nhiều lần bị hãm hại, Tấm trở về và trắng đẹp hơn xưa. Cám thấy ghen tỵ nên hỏi làm sao để đẹp như vậy. Sau đó, Tấm lừa Cám nhảy xuống hố rồi đổ nước sôi.

Trong dị bản của Jeanneau thì Tấm không lừa Cám mà việc Tấm tắm nước sôi là có thật. Bởi đoạn Tấm ngã cây cau là ngã vào hố nước sôi (phiên bản của Vũ Ngọc Phan là ngã xuống giếng nước). Sau đó, Cám cũng làm theo và tự mình rơi vào hố nước sôi.

Quê hương của Tấm Cám

Đa số các dị bản đều không đề cập đến quê hương của Tấm Cám. Tuy nhiên, có 2 phiên bản đã nhắc tới quê của Tấm và Cám.

Trong phiên bản cổ Cô Tấm Làng Mai, quê của hai chị em Tấm Cám là làng Mai thuộc xã Thanh Mai, Thanh Oai, Hà Nội ngày nay. Làng Mai hiện còn lưu truyền dị bản về chuyện Tấm Cám như sau: một lần Hoàng tử nhà Đinh về Hội làng Mai, tình cờ nhặt được một chiếc hài gấm rất đẹp. Hoàng tử tìm được người con gái đánh rơi hài và cưới làm vợ. Đó là cô Tấm làng Mai. Ở Hội làng Mai bây giờ, khi các bà người làng Mai vào dâng rượu, dâng hương lên Đinh Tiên Hoàng, đều đội khăn xếp màu vàng, mặc áo lụa vàng, chân đi hài gấm, đẹp như cô Tấm ngày xưa.

Ở vùng Bắc Ninh, truyện Tấm Cám được truyền tụng như là lịch sử Thái phi Ỷ Lan. Quyển Lý triều đệ tam hoàng hậu sự tích có ghi lại truyện bà Ỷ Lan gắn liền với nhân vật Tấm - Cám. Khác với các dị bản khác, ở đây gọi ngược Tấm là Cám và Cám là Tấm. Ỷ Lan thái phi là Cám. Phiên bản này cũng lược bỏ đi nhiều chi tiết của truyện dân gian và có thêm các tình tiết liên quan đến lịch sử.

Nguồn: Phunutoday

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: