Ít ai biết rằng gà tây, gấu trúc hay vẹt đều có trí thông minh vô cùng khiêm tốn, thậm chí còn lười biếng đến mức chỉ biết "há mồm chờ sung" mà không nghĩ được gì.
Vẹt Kakapo
Vẹt nổi tiếng thông minh trong số các loài chim với khả năng ngôn ngữ và bắt chước con người. Dù vậy, vẹt Kakapo lại là trường hợp ngoại lệ. Chúng là vẹt, là một loài chim nhưng không hề biết bay và vô cùng ngớ ngẩn.
Chân dung loài vẹt Kakapo.
Một khi loài vẹt này gặp phải nguy hiểm hoặc đối tượng chúng cho là nguy hại, ngay lập tức những con Kakapo sẽ giả vờ "đóng băng" tại chỗ. Vì không biết bay, đôi khi chúng tìm cách trèo lên cành cao, tung cánh giả vờ bay. Bên cạnh đó, loài này còn "ngơ" tới mức không nhận biết được bạn tình.
Hiện nay, vẹt Kakapo rất hiếm, không dễ dàng bắt gặp chúng trên thế giới.
Con lười
Con lười sở dĩ có tên là lười vì chúng thực sự lười biếng. Ngoài gương mặt có phần hài hước, chúng còn gây cười vì độ lười "đệ nhất thiên hạ" của mình. Phần lớn vòng đời của con lười chỉ quanh quẩn với các hoạt động ăn, ngủ và đu bám trên các tán cây. Ngay đến cả việc di chuyển, đi lại xung quanh, chúng cũng vô cùng lười nhác.
Lười là loài rất chậm chạp, chúng không thích vận động, chỉ ưa ăn, ngủ và thư giãn, nghỉ ngơi.
Với các loài khác, đi hết quãng đường khoảng 10m chỉ mất 1 - 2 phút. Thế nhưng với những con lười, chúng có thể mất đến 5 phút để di chuyển hết đoạn đường này. Có những con lười quanh năm trú ở trên các cành cao, một tuần chúng chỉ tụt xuống đất duy nhất một lần để đi vệ sinh. Đầu óc của loài này cũng bị cho là thiếu linh hoạt, "trì trệ" giống như tập tính của chúng.
Một số con lười ngay cả khi trút hơi thở cuối cùng, toàn thân vẫn lơ lửng trên cành cao, không chịu xuống đất.
Đà điểu
Là một trong những loài có kích thước đồ sộ bậc nhất, đà điều sở hữu vóc dáng cao lớn, chân dài và khả năng di chuyển đáng nể. Tuy nhiên, chúng lại có phần ngô nghê và "trì trệ" về mặt trí tuệ. Đây cũng là loài bị xếp vào nhóm bộ não chậm chạp, không được thông minh cho lắm trong số các loài chim.
Đà điểu có trí thông minh tỉ lệ nghịch với kích thước hình thể.
Tốc độ chạy là ưu thế của đà điểu. Chúng có thể công kích hoặc tẩu thoát nhờ những bước chạy dài. Thế nhưng có nhiều trường hợp, loài này lại trở nên ngơ ngác, tự biến mình thành bữa ăn thịnh soạn cho kẻ đi săn. Nguyên nhân là vì đang trên đường chạy thẳng thì chúng quay đầu chạy ngược lại, đâm thẳng vào miệng kẻ thù.
Có vẻ như, không chỉ trí thông minh có hạn mà đôi lúc chúng còn "mất phương hướng'.
Gà tây
Gà tây có kích thước lớn hơn các loại gà nuôi nhà, gà thả bộ. Dù vậy, trí tuệ của chúng lại hạn hẹp một cách bất ngờ. Giả sử đi đường, nếu bạn nhìn thấy một con gà tây đang dầm mưa thì cũng đừng quá kinh ngạc. Bởi lẽ, chúng hầu như không phân biệt được thời tiết mưa hay nắng. Thậm chí, phản xạ của loài này còn rất chậm, phải mất 30 giây chúng mới nhận biết được diễn biến xung quanh.
To lớn về hình thể nhưng trí tuệ của gà tây lại khá khiêm tốn. Loài này không phân biệt được thời tiết, nhận biết xung quanh cũng chậm chạp vô cùng.
Ngoài ra, gà tây còn bị cho là ngớ ngẩn, dễ mắc sai lầm. Đặc biệt là với chuyện lứa đôi. Các con gà tây đực thậm chí không biết người tình của chúng là ai. Ngay cả khi giơ ra một cái đầu gà giả, bạn cũng có thể đánh lừa được những con gà đực, lập tức được chứng kiến cuộc vui thả ga của chúng.
Gà tây rất dễ bị lừa do khả năng nhận dạng kém.
Cóc mía
Cóc không quá thông minh, ngoại trừ Cóc Mía Nam Úc. Trí thông minh của nó tỷ lệ nghịch với kích cỡ của cơ thể. Con cóc này nặng từ 800 g đến 1 kg với chiều dài trung bình khoảng 20 cm. So với các loại cóc thông thường, kích thước này không nhỏ, nhưng trí tuệ “lại đi lùi”.
Cóc mía Nam Australia tuy to lớn nhưng trí thông minh "có hạn".
Loài này khá ngờ nghệch. Chúng còn chăn gối với bất kể thứ gì vì không phân biệt được đâu là con cái, là bạn tình của chúng, bao gồm có cả động vật đã tử vong.
Gấu trúc
Gấu trúc là một trong những con vật được yêu thích trên thế giới. Thậm chí còn có nước chọn gấu trúc là quốc bảo - bảo vật quốc gia. Nhiều người bị chinh phục bởi vẻ ngoài đáng yêu, dễ thương của loài sinh vật này mà không biết rằng, chúng thuộc nhóm có chỉ số thông minh thấp nhất thế giới.
Gấu trúc có bề ngoài thân thiện, dễ thương nhưng có trí thông minh đặc biệt khiêm tốn.
Gấu trúc lười vận động, thậm chí khả năng quan hệ tình dục còn hạn chế. Mỗi năm chúng chỉ có một cơ hội để mang thai, nhưng dù có may mắn “trúng” loài này cũng không cảm thấy đang mang một đứa con trong bụng.
Tình trạng gấu mẹ đè phải gấu con khiến chúng tử vong là chuyện không hiếm gặp trong các loài gấu trúc.
Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn
0 comments: