Nạn nhân nếu bị ma cà rồng năng lượng hay kẻ thao túng tâm lý tấn công sẽ bị cướp đi sinh lực, khi giao tiếp thường bị quấy rối liên tục và dần trở nên trầm cảm, lo lắng, ảnh hưởng đến các mối quan hệ công việc, đặc biệt là mất niềm tin vào cuộc sống.
Thao túng tâm lý nạn nhân là gì?
Thao túng tâm lý - kẻ hút năng lượng, ma cà rồng năng lượng là một thủ đoạn bóc lột xuất hiện trong các mối quan hệ lạm dụng. Đó là một hình thức lạm dụng tinh thần, bạo hành xảo quyệt, đôi khi là ngấm ngầm khi kẻ bắt nạt hoặc kẻ lạm dụng khiến người khác phải tự vấn về nhận thức và thực tế của chính họ.Về cơ bản, nạn nhân bị thao túng tâm lý sẽ bắt đầu tự hỏi liệu mình có bị điên hay không.
Thao túng tâm lý chủ yếu xuất hiện trong các mối quan hệ yêu đương và hôn nhân, nhưng cũng không có gì quá lạ khi hiện tượng này xuất hiện trong các mối quan hệ mang tính kiểm soát hoặc có thể xuất hiện trong các thành viên trong gia đình. Những cá nhân “độc hại” sử dụng mánh khóe này để áp quyền lên người khác nhằm thao túng bạn bè, người thân trong gia đình và đôi khi là cả đồng nghiệp của mình.
Thao túng tâm lý vận hành ra sao
Thao túng tâm lý là một thủ đoạn làm suy yếu toàn bộ nhận thức về thực tại của bạn. Khi ai đó thao túng tâm lý bạn, bạn thường phải tự vấn bản thân, nghi ngờ trí nhớ và những nhận thức của chính mình.
Sau khi giao tiếp với người đang thao túng bạn, bạn sẽ bối rối và tự hỏi chuyện gì đang xảy ra với bản thân mình. Những thủ đoạn này làm bạn rối và khiến bạn tự nghi ngờ sự tỉnh táo minh mẫn của bản thân. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn cách thức người ta thao túng tâm lý nhau.
Các cách thức thao túng
1. Nghi ngờ bạn.
Những kẻ thao túng tâm lý lan truyền đồn đoán và tán dóc về bạn với người khác. Họ có thể giả vờ lo lắng cho bạn trong khi ngấm ngầm nói với mọi người rằng bạn bị điên hoặc tinh thần bất ổn. Không may là, thủ đoạn này có thể cực kỳ hiệu quả và nhiều người đã về phe với kẻ lạm dụng hoặc bắt nạt mà không hề biết được toàn bộ câu chuyện.
Ngoài ra, kẻ thao túng có thể lừa bạn và nói với bạn rằng người khác nghĩ bạn điên. Những người này có thể chẳng bao giờ nói tệ về bạn, nhưng chính kẻ thao túng sẽ tìm mọi cách để khiến bạn tin là những người kia có nói như vậy.
2. Nói dối bạn
Những người có hành vi thao túng tâm lý thường là những kẻ nói dối quen thói và mang hơi hướng bệnh lý tâm thần. Họ nói dối trắng trợn trước bạn và không bao giờ thoái lui hay thay đổi câu chuyện của mình, thậm chí ngay cả khi bạn gọi họ ra nói chuyện hoặc đưa ra bằng chứng cho thấy họ đang lừa dối. Nói dối là nền móng của hành vi lừa gạt ở họ. Thậm chí ngay cả khi bạn biết họ đang nói dối thì họ nói nghe vẫn rất thuyết phục. Cuối cùng, bạn bắt đầu nghi ngờ chính bản thân mình.
3. “Đánh trống lảng”
Khi bạn hỏi kẻ thao túng một câu hỏi hay gọi họ ra giải thích cho một điều gì đó họ nói hoặc làm, họ có thể chuyển chủ đề bằng cách hỏi lại một câu hỏi thay vì phản hồi lại chính vấn đề bạn hỏi. Họ sẽ trơ tráo nói dối về tình huống đó bằng cách nói những câu kiểu như: “Mày đang bịa chuyện. Điều đó chưa bao giờ xảy ra.”
4. Coi nhẹ suy nghĩ và cảm xúc của bạn.
Tầm thường hóa cảm xúc giúp kẻ thao túng tâm lý có được sức mạnh kiểm soát bạn. Họ sẽ nói những lời như: “Bình tĩnh nào,” “Mày đang làm quá,” hay “Sao phải nhạy cảm như vậy?” Tất cả những câu nói này làm giảm nhẹ cảm xúc và suy nghĩ của bạn và gửi đi thông điệp: bạn là người sai.
Khi bạn đối phó với người không bao giờ công nhận những suy nghĩ, cảm xúc hay niềm tin trong bạn, thì bạn bắt đầu tự vấn chính những điều đó ở bản thân. Ngoài ra, bạn chẳng bao giờ cảm thấy mình có giá trị hay được thấu hiểu, điều này có thể cực kỳ khó xử lý.
5. Đổ lỗi ngược.
Đổ lỗi ngược là một thủ đoạn thường gặp khác ở những kẻ thao túng tâm lý. Mỗi cuộc hội thoại của bạn với họ đều bằng một cách nào đó “quay xe” theo hướng bạn chính là kẻ đáng bị đổ lỗi vì những gì đã xảy ra. Thậm chí ngay cả khi bạn cố thảo luận về việc hành vi của họ khiến bạn cảm thấy như thế nào, thì họ vẫn có thể “xoay chuyển” cuộc hội thoại theo ý họ và cuối cùng lỗi lầm lại thuộc về bạn.
Nói cách khác, họ thao túng tình huống để rồi dần dần, sau cùng là tin rằng bạn chính là căn nguyên cho hành vi tội lỗi họ gây ra. Họ tuyên bố là giá mà bạn hành xử khác đi thì họ đã không làm ra những hành vi như vậy.
6. Chối bỏ những việc làm sai trái.
Những kẻ lạm dụng và bắt nạt thường bị người ta biết đến với năng lực chối bỏ những điều sai trái đã làm. Họ làm vậy để tránh phải chịu trách nhiệm cho những lựa chọn sai lầm của bản thân. Nhưng nó cũng khiến nạn nhân bị thao túng trở nên bối rối và phiền lòng vì không ai công nhận nỗi đau họ phải chịu đựng. Sự chối bỏ này khiến cho nạn nhân khó tiếp tục sống cuộc sống bình thường hoặc chữa lành khỏi quá khứ bị bắt nạt hoặc lạm dụng.
7. Sử dụng những lời nói yêu thương làm vũ khí.
Có lúc khi bị gọi ra để đối chất hoặc giải thích, một kẻ thao túng tâm lý sẽ sử dụng những lời lẽ yêu thương và tử tế để cố xoa dịu tình huống. Họ có thể nói những câu như “Em biết anh thương em đến thế nào mà. Anh sẽ không bao giờ cố ý làm em tổn thương.” Những lời này là cái bạn muốn nghe, nhưng lại không thật, đặc biệt là nếu kiểu hành vi này cứ lặp đi lặp lại.
Khi bạn phải đương đầu với ai đó sử dụng thủ đoạn thao túng tâm lý, hãy chú ý đến những gì họ làm, chứ không phải những gì họ nói. Liệu người này có thực sự yêu thương, hay họ chỉ đang vờ nói những lời tốt đẹp?
8. Tạo Bức tường đá
thường xảy ra khi một cặp đôi đang cãi vã, nguyên nhân có thể đến từ những bất đồng, những lời tố cáo hay những kì vọng không được đáp ứng bởi đối phương. Lúc này, một trong hai người sẽ thu mình lại và từ chối việc giải thích hay làm rõ mong muốn của họ, và trở thành một “bức tường đá” với người kia.
Đối với nhiều người, mở lòng và bộc lộ cảm xúc là một việc khá khó khăn. Tuy nhiên, có những kẻ sẽ lạm dụng điều này để thao túng bạn. Bằng cách tạo dựng một bức tường đá, họ có thể điều khiển cách mà bạn đối xử và nhìn nhận họ. Họ dùng kĩ thuật này khi đang né tránh những câu hỏi của bạn, hoặc để không phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
Bạn có thể dễ dàng nhận diện những bức tường đá này bằng những lời nói như: “Mệt quá, sao cũng được”, “Anh tin hay không thì tùy”, “Em làm gì căng thẳng quá”,... Theo bác sĩ tâm lí Gottman, tạo dựng bức tường có thể dẫn đến việc chia tay của một cặp đôi, vì những vấn đề trong mối quan hệ không được giải quyết triệt để.
9. Hạ thấp đối phương
Là khi ai đó cố tình hạ thấp những thành quả của bạn chỉ vì họ không thể chịu đựng việc nhìn thấy bạn hạnh phúc, trong khi họ đang khổ sở. Họ ghen tị với thành công của bạn và cố tình chê bai những nỗ lực của bạn để cảm thấy tốt hơn về mình. Đây là một dấu hiệu của việc thiếu tự tin vào bản thân. Tất cả những gì họ muốn làm là kéo bạn xuống cùng với họ.
Những "câu thoại kinh điển" của hành vi này là:
“Cái đó cũng thường thôi mà, đâu có gì khó đâu.”
“Nó học giỏi do siêng thôi chứ cũng không phải thông minh gì lắm.”
“Chỉ được cái ăn may.”
10. Gaslighting (Thắp sáng đèn ga)
Thuật ngữ Gaslighting bắt nguồn từ vở kịch/phim cùng tên và được sử dụng rộng rãi vào thập niên 60 như một hành vi lạm dụng nhận thức của nạn nhân. Nạn nhân sẽ bị thuyết phục rằng những gì họ thấy, nghe, nói và cảm nhận chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Một khi rơi vào cái bẫy của kẻ thao túng, họ bắt đầu nghi ngờ thực tế của chính mình và chịu tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần.
Gaslighting xảy ra thường xuyên trong những mối quan hệ yêu đương với ví dụ điển hình là việc ngoại tình. Khi nạn nhân cảm nhận được có gì đó không đúng trong mối quan hệ và nói chuyện thẳng thắn, kẻ thao túng không những không thừa nhận mà còn chối bỏ đến cùng, khiến nạn nhân tin rằng những lời tố cáo ấy chỉ là sự ảo tưởng.
Mục tiêu của kẻ thao túng chính là trốn tránh khỏi những hành vi sai lầm của mình. Người ngoại tình thao túng, nói dối một cách có hệ thống và giữ bí mật để không bị phát hiện. Thậm chí khi bị phát hiện, những kẻ này vẫn tiếp tục chồng chất thêm những lời nói dối để thuyết phục nạn nhân rằng họ mới chính là vấn đề.
11. Chỉ trích cá nhân
Nếu như ai đó liên tục làm bẽ mặt bạn bằng cách liệt kê ra tất cả những điểm yếu của bạn, thậm chí là những lỗi không đáng kể, đó chính là chỉ trích cá nhân. Họ cố tình làm bạn thấy tồi tệ và nhụt chí khi liên tục nhắc lại những sai lầm trong quá khứ của bạn, để rồi dễ dàng thao túng bạn làm bất cứ điều gì mà họ muốn.
Chỉ trích cá nhân rất thường thấy trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Những hành vi độc hại từ bố mẹ (như liên tục chỉ trích những lỗi nhỏ nhặt thay vì đưa ra những lời khuyên mang tính xây dựng) thường rất dễ gây tổn thương lâu dài cho tinh thần con cái.
12. Dễ dàng thân thiết
Những người sử dụng chiến thuật thao túng cảm xúc thường có xu hướng hành động như thể họ rất yêu mến bạn. Nếu chỉ là mối quan hệ xã giao thông thường, họ sẽ tìm mọi cách khiến bạn tin rằng họ chính là người bạn tốt nhất mà bạn có. Và rồi họ bắt đầu tâm sự với bạn về những điều thầm kín của mình và hành động như thể bạn là người duy nhất biết nó. Theo lẽ tự nhiên, bạn cũng sẽ kể cho người ấy những bí mật của mình. Sau đó, họ có thể lạm dụng những bí mật này để thao túng bạn.
13. Đe dọa
Khi những người không đứng đắn nắm trong tay một quyền lực nhất định, họ thường dùng cách đe dọa để thao túng người khác. Họ điều khiển bạn bằng cách đưa ra tối hậu thư và điều kiện. Thậm chí họ còn cảnh báo bạn rằng nếu không làm theo những gì họ muốn, họ sẽ làm tổn thương bạn. Ví dụ:
A: Anh không được nói chuyện với C nữa.
B: Vì sao?
A: Vì em không thích, C quan trọng hơn em à?
B: Em quan trọng với anh, nhưng C cũng là bạn thân của anh.
A: Nếu vậy thì mình chia tay, anh chọn đi.
Trong trường hợp này, A đã đe dọa B rằng, nếu B còn nói chuyện với bạn của mình (là C) thì A sẽ chia tay B. Trong một mối quan hệ lành mạnh, nếu hai bên tin tưởng và tôn trọng nhau, họ sẽ cho nhau không gian, để người kia có thể gìn giữ những mối quan hệ thân thiết khác với gia đình và bạn bè.
14. Vào vai nạn nhân
Có một số người không bao giờ học được cách tôn trọng những ranh giới và tiêu chuẩn của bạn. Khi họ làm tổn thương và khiến bạn tức giận, họ sẽ vào vai nạn nhân và nói rằng mình không hề cố ý. Đương nhiên, họ vẫn trân trọng mối quan hệ này nhưng họ muốn bạn tin tưởng và yêu thương họ hơn.
15. Bóp méo và tái chỉnh các cuộc hội thoại.
Những kẻ thao túng tâm lý thường hay sử dụng thủ đoạn này khi bạn đang thảo luận về một thứ gì đó đã xảy ra trong quá khứ. Ví dụ, nếu bạn đời của bạn dí bạn vô tường và về sau bạn đang thảo luận lại chủ đề này thì đối phương có thể sẽ bóp méo câu chuyện để có lợi cho họ. Họ có thể sẽ nói, bạn vấp té và họ cố giữ bạn lại, và điều đó khiến bạn va vào tường.
Khi những câu chuyện và ký ức liên tục bị kể lại theo hướng có lợi cho kẻ thao túng thì bạn sẽ bắt đầu nghi ngờ trí nhớ của mình về những điều đã xảy ra. Sự bối rối hay nghi ngờ bản thân này chính xác là mục tiêu của họ.
16. Họ luôn lặp lại những gì bạn đã làm cho họ
Họ thường nhắc đi nhắc lại nhiều lần những gì bạn đã tốt với họ, như giúp họ làm công việc nào đó, tặng quà cho họ, phục vụ họ như thế nào...
Dần dần bạn bị cảm thấy các việc mình làm như là nghĩa vụ đối vợi họ và họ không trả lại cho bạn lời cám ơn hay đáp trả công bằng và coi những điều đó như là đương nhiên. Rồi bạn sẽ trở thành nô lệ vô hình của họ mà bạn không hay biết, đôi khi bạn ở bên họ như bị mất hết nguồn năng lượng. Đây là cách mà con người hay thường gọi là nghĩa vụ
Sự thao túng gia tăng này thường đánh vào các tổ chức tôn giáo, những người nổi tiếng, những nhà độc tài, những vị thầy tâm linh giả ... họ thường kêu gọi quần chúng mù quáng ép buộc chúng ta có niềm tin sai lầm để kiểm soát sự tăng trưởng về thể chất và tinh thần khi chúng ta gặp các triệu chứng trên.
Bạn không nên thỏa hiệp với sự độc hại, bất kể nó đến từ ai. Nếu bạn nhận ra hành vi độc hại này ở những người xung quanh, hãy tách nó ra khỏi những người đó để bảo vệ sức khỏe tâm thần của chính bạn.
Cuối cùng, bạn cần nhớ rằng khi ai đó đang thao túng bạn, đó là một hạt giống trong trái tim bạn. Thao túng người khác bằng cách này hay cách khác, người khác chỉ ở đây để nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta phải hiểu bài học về tình yêu thương để giúp đỡ nhau cùng biết và cùng nhau phát triển.
Nguồn: Khoahoctamlinh
Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn
0 comments: