3/6/21

Làm thế nào để loại bỏ nỗi sợ hãi và tiến về phía trước

Đôi khi bạn thấy mình bị tê liệt vì nỗi sợ hãi? Nỗi sợ hãi sẽ xuất hiện với mỗi người dưới nhiều hình thức khác nhau. Bạn có thể bắt đầu cảm thấy sợ hãi, đau đầu hoặc buồn nôn. Sợ hãi sẽ khiến bạn suy nghĩ quá nhiều về các tình huống, điều này có thể ngăn cản những hành động của bạn. 

Làm thế nào để loại bỏ nỗi sợ hãi và tiến về phía trước

Hậu quả nghiêm trọng hơn là nỗi sợ hãi sẽ ngăn cản bạn chạm đến tiềm năng tối đa của bản thân. Khi điều này xảy ra, điều tốt nhất nên làm là buông bỏ nó.

Bạn sẽ có thể đạt được điều gì nếu bạn sống không sợ hãi? Dưới đây là một số mẹo để giúp bạn vượt qua chúng và trở nên can đảm, mạnh mẽ hơn.

1. Lên kế hoạch


Bạn có thấy mình thường xuyên trì hoãn không? Hay có cảm giác như bạn đang lãng phí thời gian cho một công việc mà bạn không yêu thích? Khi theo đuổi ước mơ và lập kế hoạch mới cho tương lai, bạn muốn bắt đầu nhưng lo sợ thất bại và trở nên do dự.

Có sẵn một kế hoạch sẽ giúp bạn vượt qua nỗi lo lắng này. Có câu nói, "Kế hoạch phù hợp thì sẽ đạt hiệu suất cao." Đặt ra các mục tiêu nhỏ sẽ đưa bạn đến gần hơn với mục tiêu lớn, và hãy luôn cam kết với kế hoạch của mình. Đừng để nỗi sợ thất bại ngăn cản bạn thực hiện ước mơ của mình.

2. Sử dụng các kỹ thuật giảm căng thẳng


Ở trong mọi tình huống thì sự sợ hãi có thể gây căng thẳng đáng kể cho cơ thể. Ví dụ, nếu bạn sợ bóng tối, bạn có thể bắt đầu cảm thấy tức ngực, khô họng hoặc khó thở.

Khi bạn bị sự căng thẳng lấn át, hãy thử lặp lại những câu khẳng định như “Tôi sẽ ổn thôi” hoặc “Khoảnh khắc này sẽ sớm trôi qua”. Hãy tạo một câu thần chú có sức mạnh và giúp bản thân giải phóng nỗi sợ hãi.

Bạn cũng có thể nghe nhạc có tần số nhẹ nhàng, thư giãn. Âm thanh yên bình từ thiên nhiên hoặc đại dương đã được chứng mình là có tác dụng thư giãn các cơ và bộ não của con người. Ngoài ra, di chuyển cơ thể cũng là một cách để vượt qua sự lo lắng, bạn có thể đi dạo hoặc thực hiện các động tác nhẹ nhàng để cơ thể được thư giãn.

Học cách chế ngự được sự căng thẳng, bạn sẽ cảm thấy bản thân được kiểm soát và hành động nhiều hơn.

3. Nói chuyện với bạn bè và gia đình


Bạn có sợ ở một mình không? Sau giờ làm việc hoặc vào dịp cuối tuần, bạn thấy lo lắng về việc không có nơi nào để đi và không có gì để làm? Chúng ta đều là những sinh vật của tạo hóa, và rất khó để có thể ở một mình trong một khoảng thời gian dài.

Vì vậy, trong tương lai khi bạn cảm thấy cô đơn, hãy liên hệ một thành viên trong gia đình hoặc một người bạn thân mà bạn tin tưởng nhất. Có một chỗ dựa để tựa vào sẽ nâng cao tinh thần của bạn và giúp bạn bớt cảm thấy bị cô lập.

Chẳng hạn, nếu bạn đang căng thẳng về một cuộc phỏng vấn việc làm sắp diễn ra, hãy gọi cho một người bạn hoặc hẹn gặp mặt họ để nói chuyện trước khi bạn đi phỏng vấn. Hãy nói với họ về những lo lắng của bạn, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin và thoải mái hơn. Có một “sự đồng hành” về tinh thần trước một vấn đề gây lo lắng sẽ giúp bạn làm nên điều khác biệt.

4. Viết ra nỗi sợ hãi của bạn


Nỗi sợ hãi của bạn là gì? Không gian nhỏ, độ cao, sự từ chối, hay sự thất bại? Xác định các triệu chứng sợ hãi là bước đầu tiên để học cách kiểm soát và loại bỏ chúng.

Ví dụ, nếu bạn sợ rắn, hãy lập ra một kế hoạch để giúp bạn vượt qua sự lo lắng đó. Bạn có thể nhìn vào các bức tranh hoặc chơi với những con rắn đồ chơi. Cuối cùng, bạn hãy cố gắng chạm vào một con rắn thật để cảm nhận và đối diện với sự sợ hãi của bạn để từ từ vượt qua nỗi sợ đó.

Vì vậy, hãy lập danh sách liệt kê ra những lo lắng của bạn — lớn và nhỏ — sau đó, đặt mục tiêu thực tế. Xây dựng kế hoạch từng bước, từng bước thực hiện theo thời gian.

5. Hình dung kết quả cuối cùng


Hãy tưởng tượng khi bạn đang ở giữa chuyến bay, bạn cảm thấy hỗn loạn khi mọi người đang chen lấn trên máy bay và tín hiệu thắt dây an toàn được bật lên. Bạn bất ngờ nắm lấy tay vịn và không kịp thở. Ở trên không ở độ cao 35.000 feet, điều kiện thời tiết có thể không thể đoán trước và khiến bạn sợ hãi, lo lắng với độ cao này.

Cách tốt nhất để vượt qua điều này là hãy hình dung điểm đến của bạn, hình dung khuôn mặt tươi cười của những người thân yêu đang đợi bạn ở sân bay. Hãy tưởng tượng bản thân đang được thư giãn dưới cái nắng nóng trong kỳ nghỉ trên đảo. Hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng bạn đang băng qua vạch đích. Hãy nghĩ xem bạn sẽ cảm thấy tuyệt vời như thế nào khi đến nơi và bạn sẽ tự hào như thế nào vì đã vượt qua được nỗi sợ hãi.

6. Ăn mừng thành công


Bạn có bao giờ thấy lo lắng về tương lai liệu rằng bản thân có nhận được sự thăng tiến hay đạt được mục tiêu đã đề ra hay chưa? Thay vì lo lắng về những điều sắp xảy ra trong tương lai, hãy ăn mừng chiến thắng của bạn.

Ngay cả khi bạn không được thăng chức, hãy nhớ rằng bạn đang làm công việc mình yêu thích và tiến gần hơn đến việc thực hiện các mục tiêu tiếp theo. Chẳng hạn, có thể bạn đã không giảm đúng chính xác 20 kilogam trong quá trình giảm cân, nhưng ít nhất bạn đã giảm được một con số nhất định, vì vậy hãy ăn mừng!

Thông thường, chúng ta có xu hướng tập trung vào những gì không hiệu quả hơn là những gì chúng ta đã hoàn thành. Bạn hãy lập danh sách các thành tích của bạn và kỷ lục để đánh dấu bản thân bạn đã đi được bao xa. Tìm kiếm chiến thắng trong mọi việc bạn làm và hãy luôn tự hào về chiến thắng của bản thân.

7. Thực hành tạo nên sự Hoàn hảo


Tất cả chúng ta từng gặp tình huống tương tự. Bạn bước lên sân khấu tối, và ánh đèn sân khấu che bạn khi bạn nhìn ra khán giả. Đột nhiên đầu óc bạn trở nên trống rỗng, lòng bàn tay bắt đầu đổ mồ hôi và bạn nghe thấy tiếng đập mạnh trong lồng ngực. Bạn có thể cảm thấy một làn sóng hoảng sợ đang xuất hiện trong tâm trí của mình khi bạn cố gắng ghi nhớ bài phát biểu của mình một cách điên cuồng.

Ở một số thời điểm, hầu hết mọi người đều trải qua nỗi sợ hãi sân khấu. Vậy bạn cần chuẩn bị như thế nào?

Trước nhiều tuần và nhiều ngày, hãy luyện tập những gì bạn muốn nói. Xem lại nó nhiều lần trong gương cho đến khi bạn đã ghi nhớ nó. Vào ngày phát biểu của bạn, hãy viết ra một số điểm quan trọng mà bạn có thể tham khảo lại khi phát biểu. Biết trước những gì cần nói sẽ giúp bạn tự tin để chiến đấu và vượt qua nỗi sợ hãi.

8. Luôn cởi mở để thay đổi


Hãy tưởng tượng bạn đang lái xe và phát hiện ra tất cả các con đường đều bị đóng cửa. Đột nhiên, bạn buộc phải đi đường vòng. Bạn phản ứng như thế nào khi kế hoạch không theo ý muốn của bạn? Bạn có hoảng sợ hay bực bội không?

Nỗi sợ của việc bỏ lỡ hay mất kiểm soát trong một tình huống có thể lấn át cơ thể và tâm trí của mỗi con người. Thay vì lo lắng hoặc tức giận, hãy để bản thân cởi mở và lạc quan về những suy nghĩ tích cực, về những điều mới mẻ sẽ đến. Cách tốt nhất của hành động là đi theo dòng chảy của vũ trụ.

Hãy để cơ hội này đưa bạn vào một cuộc phiêu lưu mới. Hãy cởi mở với những điều bất ngờ, và tin tưởng rằng cuộc sống sẽ diễn ra tốt đẹp dù là đi bằng con đường này hay cond đường khác.

9. Tạo không gian an toàn cho bạn


Bạn có sợ không gian hạn chế? Nếu vậy, việc ở trong thang máy có thể khiến bạn căng thẳng. Trong tương lai, khi bạn thấy mình hoảng sợ, hãy thử chánh niệm hoặc thiền định. Một phần quan trọng của việc buông bỏ nỗi sợ hãi là lắng nghe tiếng nói êm dịu bên trong của cơ thể của chúng ta.

Chánh niệm sẽ giúp giảm thiểu nỗi sợ. Khi bạn thiền, bạn bước vào một nơi an toàn. Nhắm mắt lại, tưởng tượng ra đại dương xanh bao la, ngửi thấy mùi muối trong không khí và lắng nghe tiếng chim hải âu. Tập trung vào cảm giác vô hạn và tự do. Thay vì tưởng tượng những điều tiêu cực có thể xảy ra, hãy hình dung rằng bạn là người vững chắc và an toàn.

Bất kể bạn sợ điều gì, học cách thư giãn và hướng tới một suy nghĩ tích cực là chìa khóa giúp cuộc sống của bản trở nên thú vị hơn.

10. Loại bỏ bản thân khỏi hoàn cảnh


Hãy tưởng tượng bạn đang thưởng thức một bữa ăn yên tĩnh với một người bạn thì đột nhiên bạn nghe thấy tiếng thủy tinh vỡ. Bạn có thể cảm thấy một chút giật mình và trở nên hoảng loạn. Những loại trải nghiệm này có thể kích hoạt phản ứng "chiến đấu hay bỏ chạy" của bạn.

Khi bạn cảm thấy quá tải, hãy cố gắng giữ cho tâm trí của bạn không bị lung lay. Nếu cần, hãy cho bản thân thoát khỏi tình huống đang diễn ra và bước ra ngoài cho đến khi bạn cảm thấy bình tĩnh hơn. Khi chúng ta ở trong những tình huống căng thẳng, sẽ có lợi nếu bạn thừa nhận những lựa chọn có sẵn và liên tục nhắc nhở bản thân rằng khoảnh khắc đó sẽ trôi qua.

11. Có lòng dũng cảm


Bạn có cảm thấy chán nản vì bản thân trải qua một ngày đơn điệu với những công việc lặp đi lặp lại nhàm chán? Có thể bạn đã không cảm thấy có mục tiêu sống trong nhiều năm. Bạn lo lắng khi rời bỏ công việc hiện tại của mình vì sợ sẽ không tìm thấy một công việc khác tốt hơn?

Cuộc sống là để trải nghiệm, vì vậy hãy thu hút lòng can đảm của bạn và đón nhận những điều chưa biết bằng cách tập trung vào những gì phía trước. Xác định điều gì sẽ khiến bạn hạnh phúc nhất và luôn hướng tới mục tiêu đó. Bạn có thể thấy rằng những thành tựu quan trọng nhất của bạn đang ở ngay gần đó.

12. Hít thở sâu


Có thể bạn mắc chứng sợ kim tiêm khủng khiếp. Mỗi khi đến phòng khám của bác sĩ, bạn quay đi chỗ khác trong khi y tá vệ sinh da để tiêm.

Thay vì tập trung vào những gì đang diễn ra trong thời điểm này, hãy thử hít thở sâu và chậm. Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Hít thở sâu là nền tảng giúp chúng ta vượt qua những khoảnh khắc đáng sợ. Chỉ cần nhắm mắt lại, tập trung vào hơi thở và cố gắng giải phóng nỗi sợ hãi.

13. Có một kế hoạch B


Giả sử bạn đang xem phim ở nhà thì đột nhiên mất điện. Bạn có ngồi trong bóng tối tự hỏi khi nào đèn sẽ sáng trở lại? Bạn lo lắng về thức ăn trong tủ lạnh bị hư hỏng hoặc điện thoại di động của bạn hết pin?

Nếu bạn không biết phải làm gì tiếp theo chắc chắn gây ra sự sợ hãi. Vì vậy dù ở trong hoàn cảnh nào, muốn giải quyết một vấn đề gì, bạn hãy luôn chuẩn bị một kế hoạch để dự phòng, hay nói đúng hơn là kế hoạch B để bản thân có cảm giác mình đã chuẩn bị để có thể ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.

Trong trường hợp ví dụ nêu trên, hãy chuẩn bị nến, bộ sạc di động, hoặc thậm chí là máy phát điện dự phòng cho bạn và gia đình. Mua hoặc chuẩn bị một ba lô khẩn cấp, và luôn chuẩn bị sẵn thức ăn và nước uống. Có một kế hoạch dự phòng sẽ mang lại cho bạn sự thoải mái và giúp bạn kiểm soát lại tình hình.

14. Tin tưởng bản thân


Bạn đã bao giờ lên đỉnh của một tòa nhà cao và nhìn xuống chưa? Bạn có cảm thấy một làn sóng chóng mặt và đột ngột bám vào thanh ray không? Đừng lo lắng, bạn không đơn độc trong phản ứng này, vì có rất nhiều người sợ độ cao.

Có những lúc chúng ta leo quá cao và thấy rằng chúng ta không biết làm thế nào để xuống. Điều tốt nhất bạn có thể làm trong tình huống này là tin vào sự lựa chọn của mình. Hít thở sâu và tin tưởng rằng bạn có thể tìm đường trở lại nơi an toàn.

Tìm sự tự tin bên trong để có niềm tin vào hành động của bạn. Hãy tưởng tượng bạn sẽ cảm thấy tự hào như thế nào sau khi đối mặt với nỗi sợ hãi và dũng cảm vượt qua nó.

15. Nói chuyện với những người đã trải nghiệm


Nếu bạn đang khai trương một công việc kinh doanh mới và cảm thấy lo lắng về việc thất bại? Có thể bạn không biết phải bắt đầu như thế nào hoặc chi phí của bạn sẽ là bao nhiêu? Sau khi đổ toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình vào dự án kinh doanh này, bạn có thể bắt đầu tự hỏi liệu mọi người có muốn mua sản phẩm của bạn hay không?

Thay vì tập trung vào tất cả những suy nghĩ trên, hãy nhận lời khuyên từ các chủ doanh nghiệp thành công đi trước. Tìm những doanh nhân đã thành công và học hỏi kinh nghiệm từ họ.

Các chủ doanh nghiệp thành công thường muốn chia sẻ và nói với người khác về những thành tựu và mất mát của họ. Điều này sẽ giúp bạn có động lực và mục đích mới để đạt được mục tiêu của mình. Tìm kiếm lời khuyên từ những người có kinh nghiệm sẽ giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi.

16. Thực hiện hành động


Chúng ta hãy hình dung một tình huống thế này: Bạn đã không dọn dẹp nhà để xe của mình trong một thời gian khá lâu. Khi bạn bắt đầu thực hiện kế hoạch dọn dẹp nhà xe, bạn di chuyển một chiếc hộp và một con nhện đen khổng lồ nhảy ra phía bạn. Đôi mắt của bạn mở to vì kinh ngạc và bạn bắt đầu run rẩy. Bạn ý thức được việc bạn cần phải dọn dẹp nhà để xe, nhưng bạn sợ rằng sẽ có nhiều nhện hơn.

Thay vì sống với một nhà để xe lộn xộn, hãy cân nhắc việc đeo găng tay và xắn quần áo lên để dọn dẹp tiếp như kế hoạch. Hãy tìm kiếm động lực và sự ũng cảm để việc dọn dẹp của bạn không bị ngăn cản bởi những con nhện đen đấy. Hãy lấy lại sức mạnh của bạn bằng cách hành động. Hãy nghĩ xem bạn sẽ cảm thấy mình tuyệt vời như thế nào sau khi chiến thắng nỗi sợ hãi.

17. Tự thưởng cho bản thân


Bạn có sợ hãi khi đến nha sĩ và nghe thấy tiếng khoan chói tai cùng với tiếng dụng cụ nha khoa cạ vào răng của bạn không? Một cách để vượt qua nỗi sợ hãi là chuẩn bị sẵn một phần thưởng khi kết thúc cuộc hành trình.

Sau cuộc hẹn với nha sĩ, hãy chiêu đãi bản thân một bữa ăn ngon hoặc đặt món gì đó bạn đã tìm hiểu trước đó mà bạn cực kì thích. Khi bạn biết có phần thưởng sẽ giúp bạn có động lực để vượt qua khi bạn muốn từ bỏ.

Bạn có thể đang tự hỏi…

Làm thế nào tôi sẽ nhớ những lời khuyên này khi nỗi sợ hãi ập đến? Điều quan trọng trước tiên là tập trung vào việc điều chỉnh phản ứng căng thẳng của cơ thể, sau đó tin tưởng vào bản năng của bạn và hành động. Khi bạn có thể vượt qua những khó khăn ngăn cản bạn, bạn sẽ phát triển như một con người. Bạn có thể tạo ra con đường của riêng mình và sống cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.

Vì vậy, hãy sử dụng những gợi ý trong bài viết này để giúp bạn điều hướng những khoảnh khắc đầy lo lắng trong cuộc sống và loại bỏ nỗi sợ hãi. Đặt mục tiêu liệt kê ra những lo lắng của bạn và lập kế hoạch loại bỏ hoặc giảm bớt chúng.

Không thể ngăn cản có nghĩa là buông bỏ nỗi sợ hãi và lấy lại sức mạnh của bạn!

Hải An

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: