20/2/21

Luân hồi: Bệnh tật đời này là do kiếp trước gây ra?

Luân hồi: Bệnh tật đời này là do kiếp trước gây ra?

Tái sinh và Luân hồi lục đạo là khái niệm cho dù hiểu thì bạn cũng vẫn khó có thể giải thích hết được những gì mình đang đối mặt ở kiếp này, vì thế chi bằng cứ sống tốt, làm điều thiện thì mọi sự sẽ được hóa giải.

Ngày nay nhiều bệnh lạ khó chữa


Vì sao chúng ta đầu thai làm con của bố mẹ mình? Có người sinh ra được may mắn hạnh phúc, nhưng cũng có những người lại chịu bất hạnh rủi ro từ lúc mới chào đời? Sao có những người may mắn sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh tốt, sức khỏe dồi dào, trong khi có người sinh ra ở cảnh bần hàn, bệnh tật triền miên?

Phải chăng tất cả các sự sai khác này là do di truyền, theo khoa học thì là thế nào?


Rồi thậm chí cả khi chạy chữa, cho dù thành tựu của y học ngày càng nhiều với những phát minh rực rỡ ngoài sức tưởng tượng của chúng ta thế nhưng những căn bệnh mới, không có thuốc chữa dường ngày càng nhiều hơn. Có những bệnh còn được xem là dị thường và cách họ bình phục cũng dị thường, chẳng có khoa học nào giải thích nổi.

Các bệnh nhân chịu đựng những căn bệnh dường như vô phương cứu chữa này phải chuyển sang những phương thức trị liệu khác, nhưng thực tế là không ai thực sự hiểu nguyên nhân gốc rễ cả mọi bệnh tật. Người ta đã giải thích bằng khía cạnh tâm linh, rằng việc này do "nghiệp" gây ra.

Bệnh tật lúc này là do nghiệp báo từ kiếp trước?


Khi nói về tái sinh và luân hồi lục đạo, người ta tin rằng chính "nghiệp" hay tội lỗi mà chúng ta đã phạm phải ở kiếp trước cho đến thời điểm hiện tại đã tích tụ thành một căn bệnh mà chúng ta đang mắc phải.

Điều này cũng có nghĩa rằng, con người không chỉ có một đời, mà là nhiều đời được tích lại qua thời gian. Một người trước đây càng phạm nhiều tội thì căn bệnh càng khó chữa. Nghiệp lực từ các kiếp sống trước có tác dụng nhân quả dẫn đến bệnh tật trong đời này.

Những gì chúng ta đã nghĩ và làm, gây ra trong quá khứ không hề mất đi sau khi chúng ta chết. Nghiêp lực đời trước sẽ gây ra đau khổ trong đời này. Người Trung Quốc có câu “thiện ác hữu báo” được truyền lại qua nhiều thế hệ cũng là vì ý nghĩa này.

Ví như câu chuyện có người đệ tử xuất gia trên núi bị đau lưng, có lần đêm nằm mơ thấy một kiếp xưa, chú ở trong bộ tộc nào đó mặc cái áo da thú và đi săn. Và lúc đó chú đuổi theo một con nai, cầm cái giáo đâm đúng vào lưng vào nó, một kiếp xưa xưa nào lắm rồi nhưng mà cái Nghiệp bây giờ phải trả cứ bị đau lưng gai cột sống.

Một nhà thôi miên và tiên tri người Mỹ tên Edgar Cayce có thể chẩn đoán và điều trị bệnh nhân từ cách xa nhiều dặm. Trong số các bệnh nhân được Edgar Cayce điều trị, có cậu bé 11 tuổi mắc bệnh đái dầm suốt 9 năm nay.

Dù cố gắng điều trị nhiều cách nhưng không thành. Lúc cậu bé 11 tuổi, cha mẹ cậu đã nhờ Edgar Cayce chữa cho cậu. Sau khi “soi” được tiền kiếp của cậu bé, Cayce khám phá ra rằng vào thế kỷ 17, câu bé đã từng là một Giám mục người Anh. Cậu thích dùng cực hình với các tù nhân khi xét xử họ. Tù nhân bị trói vào một chiếc bảng và từ từ nhấn xuống nước lạnh.

Phát hiện này đã cho thấy tội lỗi của cậu trong tiền kiếp, và tạo nên một dấu ấn trên thận của cậu trong kiếp này để trả nghiệp mà cậu đã gây ra.

Sau khi Edgar Cayce tìm được căn nguyên, đã khuyên bố mẹ cậu nói những điều tốt lành tới cậu bé trong khoảng thời gian trước khi chìm vào ngủ sâu (trạng thái thôi miên). Khi cậu bé ngủ vào ban đêm, cha mẹ cậu đã ngồi bên giường cậu và đọc cho cậu nghe: “Con là một người lương thiện và tốt bụng. Con muốn mọi người được hạnh phúc. Con sẽ giúp đỡ bất cứ ai mà con gặp…”.

Kết quả là đêm đầu tiên sau 9 năm, cậu bé đã ngưng đái dầm.

Làm sao để tránh gặp họa do tái sinh và luân hồi lục đạo gây ra?


Trong đạo Phật cũng từng nhắc đến rất nhiều về luật nhân quả, bệnh tật không chỉ do di truyền, hoàn cảnh, bẩm sinh và dưỡng dục, mà còn do nghiệp của chính chúng ta. Chính chúng ta phải chịu trách nhiệm về những hành động của chúng ta về hạnh phúc và đau khổ.

Ít nhất trước tiên chúng ta phải tự ý thực được rằng làm người, chúng ta cần phải tự mình phản tỉnh lấy chính mình, mới có đủ năng lực tu bồi đức hạnh, tiến tu đạo nghiệp.

Phật dạy: Tất cả hạnh phúc hay khổ đau do chính bản thân mình tự định đoạt cuộc đời. Khi con người biết buông xả những lợi danh hay thù hận, thì tâm ta mới trong sáng để vượt qua những cám dỗ của phiền não tham, sân...

Tâm hồn có tổn thương, có vấn đề thì sẽ biểu hiện ra ngoài thân thể. Rất nhiều bệnh tật ta chỉ có thể nhìn thấy được hình dạng của quả, chứ không biết được hạt giống gieo xuống từ khi nào và ở đâu, rồi lại nảy mầm kết trái ra sao.

Bệnh xảy ra khi con người phải sinh ra trong vòng luân hồi. Một khi được làm người, chúng ta khó tránh khỏi bệnh tật, chỉ khi phá vỡ vòng luân hồi thì mới thoát khỏi khổ đau.

Nguyên nhân gì khiến ta vướng vào tái sinh và Luân hồi lục đạo? Là do ta tham, sân, si và tạo nghiệp khiến chúng ta muốn bám víu vào ngã, là vô minh.

Vì thế, bước đầu tiên đó là chúng ta sám hối việc mình từng làm, sau đó là trải lòng từ bi, yêu thương chúng sinh, dù bất cứ lo gì cũng hãy cố gắng giữ những tâm niệm tốt, trong tình yêu thương đó không có đau lòng, sợ hãi, phẫn nộ, mà chỉ có bình thản, hài hòa. Học cách yêu thương để thân thể trở thành đồng hồ đo của tình thương, để tâm hồn tỏa ra ánh sáng lương thiện vốn có. Sống hướng thiện là bạn đã có thể tự chữa bệnh cho mình.

Đời người, mỗi một cảm xúc đều là một cái hộp tối của tâm hồn. Đời người, mỗi một trạng thái đều là hiển hiện của tâm linh. Đó cũng chính là góc khuất của tâm tình mà người ta hay nói đến.

Đừng nghĩ rằng cuộc đời của bạn có ý nghĩa khi mải miết làm việc hay bận rộn kiếm tiền, sở hữu bao nhiêu thứ và có biết bao bạn bè là chất lượng của một cuộc sống có ý nghĩa. Đôi khi, nhìn bề ngoài cuộc sống của chúng ta có vẻ tuyệt vời. Quá trình đó chúng ta đã tạo ra bao nghiệp xấu ác.

Trái lại, chúng ta có thể bị bệnh, phải nằm một chỗ, nhưng nếu ta dùng tâm mình để tạo ra những nghiệp xây dựng tích cực, là ta đang tạo ra nhân cho sự tái sinh tốt đẹp. Nếu ta quán từ bi, hành thiền cũng như chỉ bày cho người hành thiền khi đang nằm một chỗ, tâm ta sẽ trở nên gần gũi hơn với giác ngộ, giải thoát. Về lâu về dài, điều đó làm cho cuộc sống của chúng ta vô cùng ý nghĩa.

Chớ coi thường sức mạnh của tâm, ngay cả khi chúng ta không thể làm gì, uy lực của những tư tưởng tích cực mà ta tạo tác cũng có thể ảnh hưởng đến những người quanh ta. Những tư tưởng và tình cảm tử tế, khôn ngoan cũng có thể mang đến các sự tái sinh tốt đẹp và đưa ta đến con đường giác ngộ.

Nguồn: Lichngaytot

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: