Không ai có thể chắc chắn liệu các nền văn minh ngoài Trái đất có tồn tại hay không, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy dải Ngân Hà chứa đầy các nền văn mình như vậy, mặc dù rất nhiều trong số đó có thể đã tự diệt vong.
Foxnews đưa tìn rằng các chuyên gia tại Phòng thí nghiệm Lực đẩy Phản lực của NASA, Viện Công nghệ California và Trường Trung học Santiago ở Corona, California đã tiến hành nghiên cứu về các nền văn minh ngoài hành tinh.
Bằng cách sử dụng Phương trình Drake nổi tiếng, các nhà nghiên cứu xác định rằng sự sống thông minh có thể đã xuất hiện khoảng 8 tỷ năm sau khi dải Ngân Hà hình thành.
Các nhà nghiên cứu viết: “Vì chúng ta không thể giả định xác suất bị hủy diệt của các nền văn minh, nên có thể sự sống thông minh ở những nơi khác trong thiên hà vẫn còn quá khó để chúng ta có thể quan sát thấy. Do đó, phát hiện của chúng tôi có thể cho rằng sự sống thông minh có thể phổ biến trong thiên hà nhưng vẫn còn non trẻ, điều này thúc đẩy sự lạc quan trong việc thực hành [tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái đất]”.
Các chuyên gia cũng xem xét nơi các nền văn minh khác có thể sinh sống trong vũ trụ, lưu ý rằng họ có khả năng cư trú trên các hành tinh trong khu vực có thể sinh sống được của thiên hà, những nơi có rất nhiều kim loại. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng những khu vực này có thể cách trung tâm thiên hà khoảng 13.000 năm ánh sáng.
Để so sánh, hệ Mặt trời và Trái đất cách trung tâm thiên hà khoảng 25.000 năm ánh sáng. Một năm ánh sáng là khoảng 9,6 nghìn tỷ km.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý khả năng tự diệt vong của các nền minh trong thiên hà là cao, nên rất nhiều sự sống thông minh có thể đã tự biến mất.
Các nhà nghiên cứu nói thêm: "Nếu sự sống thông minh có khả năng tự hủy hoại chính chúng, không có gì đáng ngạc nhiên khi có rất ít hoặc không có sự sống thông minh ở nơi khác".
Mặc dù không có bằng chứng "rõ ràng" cho thấy sự sống thông minh cuối cùng sẽ tự diệt vong, các nhà nghiên cứu đã trích dẫn nghiên cứu từ những năm 1960 rằng tiến bộ trong khoa học và công nghệ "chắc chắn sẽ dẫn đến sự hủy diệt hoàn toàn và thoái hóa sinh học”.
Một số kịch bản tiềm năng được các nhà nghiên cứu đưa ra bao gồm chiến tranh, biến đổi khí hậu và sự phát triển của công nghệ sinh học.
Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện hơn 4.500 ngoại hành tinh và chỉ một phần nhỏ trong số đó được cho là có đặc điểm phù hợp với sự sống. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 11/2020 cho rằng thiên hà thực sự có thể chứa 300 triệu hành tinh có khả năng hỗ trợ sự sống. Tức là có thể có rất nhiều nền văn minh từng tồn tại trong thiên hà của chúng ta.
Phương trình Drake
Vào năm 1961, khi cố gắng ước tính số lượng các nền văn minh ngoài hành tinh sống và giao tiếp trong dải Ngân Hà, Frank Drake đã viết ra phương trình này.
Phương trình tính đến các yếu tố bao gồm tỷ lệ tạo sao, số lượng sao với các hành tinh và một phần nhỏ các hành tinh có thể phát triển sự sống.
Phương trình được thiết kế không phải để cung cấp một con số chính xác mà là kích thích cuộc tranh luận về việc có bao nhiêu nền văn minh ngoài Trái đất.
Phương trình Drake thống kê
Năm 2010, nhà thiên văn học người Ý Claudio Maccone, đã phát triển phương trình này. Nó phức tạp và mạnh mẽ hơn về mặt toán học.
Phương trình sử dụng các giá trị cho từng yếu tố trong phương trình Drake được nhiều nhà thiên văn học chấp nhận và dự đoán có 4.590 nền văn minh ngoài hành tinh.
Nghịch lý Fermi
Nghịch lý đặt ra câu hỏi tại sao các nhà khoa học dự đoán rất nhiều nền văn minh ngoài Trái đất, nhưng con người vẫn chưa tìm thấy bằng chứng về bất kỳ nền văn minh nào.
Nguồn: ntdvn
Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn
0 comments: