23/1/21

Chúng ta hiểu sai về Đức Phật Di Lặc như thế nào

Chúng ta hiểu sai về Đức Phật Di Lặc như thế nào

Có không ít điều chúng ta đang hiểu sai về Đức Phật Di Lặc vì thế mà thường xuyên có những hành động sai và điều này sẽ mang đến không ít rủi ro tiềm ẩn nếu không sớm sửa đổi.

Đức Phật Di Lặc theo quan niệm dân gian


Trong quan niệm của chúng ta, tạo hình Phật Di Lặc lại có bụng bự, miệng cười tươi thoải mái và rộng mở. Nụ cười của Ngài chứa đựng sự vui vẻ, bao dung và mang đến tinh thần lạc quan yêu đời. Ngài là biểu tượng của lòng nhân từ, buông bỏ mọi phiền lụy trong cuộc sống, tìm đến niềm vui an tĩnh trong tâm hồn. Nhiều người còn quan niệm Ngài giúp cho ta niềm vui cuộc sống và mang lại tài lộc. 

Tượng Ngài không chỉ được dựng ở nơi thờ cúng như trong chùa và trên núi... mà còn trưng bày tượng trong nhà hay tại phòng làm việc với mong muốn được hạnh phúc và niềm vui. Người ta còn thần thánh hóa Di Lặc là vị Phật mang lại sự giàu sang, tài lộc cho gia chủ, nên tượng ngài được khắc cùng với xâu tiền, túi vàng. 

Dân gian còn quan niệm Phật Di Lặc còn là biểu tượng của sự may mắn. Do quan điểm thẩm mỹ trong Phật giáo có khác nhau, nên hình tượng Phật Di Lặc cũng đa dạng theo quan niệm truyền thống của mỗi nước và theo các nền văn hóa trên thế giới. 

Người xưa tạc tượng Di Lặc thanh mảnh, tuấn tú, với trang phục hoàng gia Ấn Độ. Ngày nay, do hiểu sai về Đức Phật Di Lặc nên chúng ta cho rằng Ngài là một vị Phật bụng phệ là không sát với thực tế về ngài. Thực ra hình ảnh này là dựa vào hình tướng một vị nhà sư Trung Quốc có tên là Bố Đại Hòa Thượng (tiếng Hoa: Budai, tiếng Nhật: Hotei) được coi là hóa thân của Bồ tát Di Lặc ở thế kỷ 10. Mặc dù một số người đã tự tuyên bố mình là Phật Di Lặc trong những năm sau khi Phật Thích Ca nhập Niết bàn, nhưng không có ai được chính thức thừa nhận bởi Tăng đoàn và Phật tử.

Tránh hiểu sai về Đức Phật Di Lặc


Đức Phật Di Lặc, tên tiếng Phạn là Sa. maitreya, tiếng Pãli là Pi. Metteyya, có nghĩa là Nhân từ. Phật danh là ROPA, là tiếng Trời đặt, cũng có nghĩa là Nhân hậu. Ngài là bậc giác ngộ Pháp và truyền dạy cho chúng sinh. 

Theo kinh điển, Phật Di Lặc sẽ là người kế vị của vị Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni Buddha), người sáng lập ra đạo Phật. Lời tiên tri về sự xuất hiện của Phật Di Lặc được tìm thấy trong kinh điển của tất cả các trường phái Phật giáo và được hầu hết các Phật tử chấp nhận như là một tuyên bố về một sự kiện thực sự sẽ diễn ra trong tương lai.

Lời tiên tri về sự xuất hiện của Phật Di Lặc được đề cập trong văn bản Phạn ngữ, Maitreyavyākaraṇa (Tiên tri Maitreya). Kinh điển viết rằng, các vị thần, con người, và những sinh vật khác sẽ thực hành theo giáo pháp của Đức Phật Di Lặc: "Sự nghi ngờ của họ sẽ biến mất, các ảo tưởng sẽ bị cắt đứt, loại bỏ mọi nguyên nhân gây ra đau khổ để vượt qua đại dương. Họ hướng đến cuộc sống thánh thiện, sung túc và hạnh phúc thông qua lời dạy của Phật Di Lặc". 

Ngày 1 tháng 1 âm lịch hàng năm là ngày vía của Đức Phật Di Lặc, một trong những vị Phật quen thuộc và được chúng sinh tôn sùng. Với nét mặt rạng rỡ, thân hình

Chúng ta hiểu sai về Đức Phật Di Lặc như thế nào

- Ngài sinh ngày 16/5 năm Quý Dậu, tức năm 1427 TCN, cách năm 2018 là 3445 năm

- Thời tại thế ở kiếp đời Trần cuối cùng trên Trái đất Ngài là người Ấn Độ, con trai thứ 3 trong một gia đình công chức 3 người con trai ở New Delhi. Ngài học xong trung học thì đi làm công chức rồi lên đến chức Tổng trưởng. 

Người cao 1,86 m, nặng 75 kg, đẹp trai, không giống các tượng Phật Di Lặc ngồi bụng phệ mà người đời đang dựng khắp nơi. 

- Về đường tu: Ngài tu theo phương pháp của Phật Giáo Đại thừa, đã có 7 kiếp đời Trần tu tại gia và 3 kiếp đời tu chùa. Kiếp đời Trần cuối cùng Ngài nghỉ hưu lúc 60 tuổi và bắt đầu tu chùa. Đức Phật Adi Đà là bề trên gia độ dìu dắt thọ giáo cho ngài trên con đường tu luyện.

- Ngài từ trần ngày 15 tháng 6 năm Ất Hợi, là năm 1354 TCN, cách năm 2018 là 3372 năm, thọ 73 tuổi. Khi đó ngài đã đạt hàm Thượng Phật bậc 2.

- Ngày 23/3 năm Canh Tý, tức là năm 1281 TCN, sau khi từ trần 73 năm, cách năm 2018 là 1281 năm, Ngài được gia phong Thượng Phật bậc 3, tức là đã tu thành Đạo, Phật danh là ROPA (Nhân hậu). Phật danh này giữ cho đến ngày nay. 

- Ngài được sắc phong Đức Phật cấp 3 cách năm 2018 là 146 năm. Và Đức Phật cấp 10 cách đây 73 năm.

Đức Phật Di Lặc còn có thêm 4 danh xưng phiên âm theo ngôn ngữ Phạn cổ là: GOKA HALA (Giáo hóa); OABA KAMO VUP (Đại đức); HULA BAK HALA (Sức mạnh vô song); FOBA NOLA (Cứu độ).

Ngài tham gia Thường Trụ Tam Bảo, nay gọi là Hội đồng vũ trụ Thượng đỉnh FOGHY, đến năm 2018 là 146 năm. Chỉ những người Trời ở hàm Đức Phật mới được quyền tham gia Hội đồng vũ trụ Thượng đỉnh FOGHY). 

Trong suốt 146 năm qua, Phật Di Lặc đã tham gia vào việc lãnh đạo của Hội đồng vũ trụ Thượng đỉnh và Hội đồng Nhà Phật. Ngài là Phật sư giáo huấn loài người toàn vũ trụ giác ngộ về Tồn tại vũ trụ, về Luật Trời, hướng dẫn con người tu luyện để trở thành Chân Thiện Nhẫn.

Có thể thấy Đức Phật Di Lặc là một người bình thường đã tu thành Phật. Không phải là gì quá xa lạ với chúng ta, như cách mà nhiều người luôn thần thánh Ngài.

Thiên Đường Tusita


Theo kinh điển, Phật Di Lặc hiện đang sinh sống tại thiên đường Tuṣita, và đó cũng là nơi mà đức Phật Thích Ca đã sống trước khi Ngài tái sinh xuống trái đất để giảng dạy pháp. Một số người tin rằng, các vị giác ngộ trở thành Bồ tát sẽ sống ở thiên đường Tuṣita trước khi họ xuống vương quốc của con người để trở thành chư Phật.

Mặc dù tất cả Bồ tát đều được định để trở thành chư Phật, nhưng khái niệm về Bồ tát có sự khác biệt giữa Phật giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa. Trong Phật giáo Nguyên Thủy, một vị Bồ tát đơn giản chỉ là một người giác ngộ, trong khi đó, Phật giáo Đại Thừa coi Bồ tát là những người đã đạt giác ngộ cao cấp nhưng nguyện không nhập Niết bàn để có thể giúp đỡ chúng sinh thoát khỏi đau khổ.

Khi Bồ tát Di Lặc trở thành một vị Phật, Ngài sẽ cai quản cõi Tịnh Độ Ketumati, một thiên đường đôi khi được kết hợp với thành phố Varanasi của Ấn Độ (còn gọi là Benares) ở Uttar Pradesh. Trong vũ trụ học Phật giáo, tất cả các vị Phật đều cai quản một vùng đất thuần khiết, như Đức Phật A Di Đà chủ trì cõi Tây Phương Cực Lạc (Sukhavati). 

Chúng ta hiểu sai về Đức Phật Di Lặc như thế nào

Đặt tượng Đức Phật Di Lặc


Không nên đặt tượng Đức Phật Di Lặc tùy ý và nhất là không nên dùng hình tượng Ngài bụng phệ, ngồi trên đống tiền như hiện nay. 

Nếu thờ Ngài thì khai quang tượng và bát hương, rồi đặt tượng trên bàn thờ và thờ phụng chu đáo, cầu mong Ngài phù hộ độ trì cho ta gặp nhiều may mắn, sống làm việc có ích cho đời. Nhớ phải đặt tượng Phật Di Lặc chuẩn phong thủy và không cầu mong giàu sang lắm tiền vì Ngài không phù hộ cái đó.

Do tham tiền mà nhiều người cầu vọng vào Đức Phật Di Lặc sẽ giúp mang lại nhiều tiền. Họ đặt trong nhà tượng Di Lặc ngồi trên đống tiền, một tay nâng đồng bạc trắng, một tay xách túi tiền. Rồi khi đi lễ họ rải tiền lẻ lên tượng Ngài với hy vọng Ngài sẽ phù hộ cho kiếm được nhiều tiền. Đó là một trong những hiểu sai về Đức Phật Di Lặc trầm trọng nhất mà chúng ta cần sớm sửa đổi.

Nếu không thờ Ngài mà đặt tượng Ngài không khai quang trong nhà thì phải tôn kính mà đặt tượng ở chỗ trang trọng, như trong góc phòng khách, trong tủ kính. Ở nơi công cộng không nên đặt tượng Ngài kiểu tếu táo như ở một số nơi hiện nay. Như vậy là thiếu tôn trọng Ngài. Đức Phật không bao giờ nhập tượng như vậy.

An Nguyễn
Nguồn: Lichngaytot

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: