8/1/21

Bí ẩn: Phát hiện mối liên hệ giữa kim tự tháp và sao Thiên Lang cùng cội nguồn của các Pharaoh

Vũ trụ vô cùng bao la, bí ẩn và trái đất cũng vậy. Nơi mà chúng ta đang sống có rất nhiều kiến trúc cổ kính mang đến cảm giác thần bí. Nhiều năm qua, bức màn bí mật này vẫn chưa được vén lên, nhưng khi tiếp tục đào sâu nghiên cứu, một vài ẩn số cũng dần được hé lộ. 

Bí ẩn: Phát hiện mối liên hệ giữa kim tự tháp và sao Thiên Lang cùng cội nguồn của các Pharaoh
Một miệng giếng đối ứng với sao Thiên Lang gần kim tự tháp được phát hiện. (Ảnh tổng hợp)

Nếu nói về những kỳ tích kiến ​​trúc trên thế giới, tôi tin rằng điều đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến chính là kim tự tháp Ai Cập. Các kim tự tháp Ai Cập rất tráng lệ và khổng lồ, chúng là lăng mộ của các Pharaoh. Nhưng sau khi được khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra rằng nó không chỉ đơn thuần là một lăng mộ.

Sở dĩ kim tự tháp nổi tiếng thế giới, là do quá trình xây dựng chúng vô cùng gian nan. Các Pharaoh của người Ai Cập được chôn cất bên trong kim tự tháp, họ xây dựng tu sửa lăng mộ và được chôn cất tại đây sau khi chết. 

Họ rất tin vào thần Mặt trời, họ đã xây dựng một kiến trúc cao chót vót rất gần với mặt trời, sau đó chôn cất mình ở đây với hy vọng có thể được thần Mặt trời phục sinh vào một ngày nào đó trong tương lai. Một số người cho rằng, việc xây dựng công trình này phản ánh thành quả, và trí tuệ lao động của người ở Ai Cập cổ đại.

Vì lý do đó, các nhà khoa học cũng đã phát động một nghiên cứu về kim tự tháp. Đến năm 1872, các nhà khoa học đã có một phát hiện mới, đó là một miệng giếng thẳng đứng nhỏ, có đường kính dưới 50cm. 

Tại sao lại có sự xuất hiện của miệng giếng thẳng đứng trong kim tự tháp? Các nhà khoa học tin rằng, kim tự tháp được xây dựng trước năm 3000 trước Công nguyên, một miệng giếng thẳng đứng như vậy đáng lẽ không thể xuất hiện vào thời điểm đó, bởi vì trình độ công nghệ lúc bấy giờ đơn giản là không thể thực hiện được.

Trên thực tế, không chỉ việc xây dựng những chiếc giếng thẳng này, mà ngay cả sự xuất hiện của kim tự tháp cũng là một kỳ tích vĩ đại trên thế giới, cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết kim tự tháp được xây dựng như thế nào dưới thời cổ đại lạc hậu? 

Còn một lý do quan trọng nhất khiến miệng giếng thẳng đứng thu hút được sự chú ý của các nhà khoa học, đó là qua quan sát biểu đồ sao vũ trụ, các vị trí đối ứng của miệng giếng này là sao Lạp Hộ (Orion) và sao Thiên Lang. 

Điều này quả thực là quá trùng hợp, bởi vì người Ai Cập cổ đại rất sùng bái thần Thiên Lang. Người Ai Cập cổ đại tin rằng, tổ tiên của họ là những vị Thần hậu duệ của thần Thiên Lang, tất cả mọi người cũng đều là do những vị Thần này tạo ra, và các Pharaoh được cử đến để cai trị họ.

Một miệng giếng như vậy rất khó để tạo hình, câu hỏi quan trọng nhất là làm thế nào để họ tính toán vị trí của sao Thiên Lang? Bây giờ chúng ta đã có những hiểu biết nhất định về cấu trúc của vũ trụ với sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ cao, ở Ai Cập cổ đại làm thế nào họ biết ? 

Vậy người ở thế giới sao Thiên Lang có thực sự tồn tại? Nhiều người cho rằng, những truyền thuyết về sao Thiên Lang là có cơ sở nhất định. Và những vị Thần mà người Ai Cập cổ đại nói đến, có thể là nền văn minh ngoài hành tinh, họ đã lái tàu vũ trụ đến trái đất và giúp người Ai Cập cổ đại xây dựng kim tự tháp, và miệng giếng này cũng là do họ đào. Vì vậy, Pharaoh sau khi chết sẽ đi vào kim tự tháp, thông qua kim tự tháp mà liên hệ với các vị Thần đó.

Hiện không có cách nào để chứng minh hàng loạt các truyền thuyết về Pharaoh, hay trước và sau khi chết thì Pharaoh sẽ như thế nào? 

Những kiến trúc kỳ vĩ và tráng lệ luôn mang đến cho người ta một màu sắc huyền bí, đặc biệt là những công trình kiến ​​trúc vô cùng khéo léo ở thời cổ đại. 

Đã có rất nhiều quan điểm về “công dụng” của kim tự tháp, nhưng “kim tự tháp dùng để liên hệ với sao Thiên Lang” thì lại càng bí ẩn, nó càng khiến con người ngày càng cảm thấy huyền bí về nền văn minh của quá khứ.

Nguồn: tinhhoa

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: