7/12/20

Trước khi Phật nhập Niết bàn dâng CANH NẤM ĐỘC, tại sao không bị trách tội, còn được hưởng phước báu

Theo Kinh Phật chép lại, bữa ăn cuối cùng của đức phật là bát canh nấm độc của Thuần Đà, nhưng Thuần Đà sau đó chẳng những không phải chịu tội mà ngược lại còn được hưởng phước báu hơn người…

Hai lần nhận cúng dường đặc biệt nhất trong cuộc đời Đức Phật


Trước khi Phật nhập Niết bàn dâng CANH NẤM ĐỘC, tại sao không bị trách tội, còn được hưởng phước báu

Nói về cuộc đời Đức Phật, có rất nhiều câu chuyện kể về con đường tu đạo, chứng quả và trở thành Phật của người. Trong suốt cuộc đời mình, Đức Phật cũng đã nhận được không biết bao lần cúng dường của Phật tử ở khắp nơi trên đất Ấn Độ thời bấy giờ, trong đó có 2 lần Ngài nhận được sự cúng dường vô cùng đặc biệt.

Nói đến lần cúng dường đầu tiên, có ý nghĩa vô cùng to lớn khi đó là lần cúng dường đã giúp Đức Phật lấy lại sức khỏe mà tìm ra chân tu. Ấy chính là bát cháo sữa do nàng Tu Xà Đa dâng lên. 

Khi ấy, Sa môn Tất-Đạt-Đa (tức Đức Phật) sau 6 năm tu hành khổ hạnh theo kiểu ép xác đã nhận ra việc đó chỉ khiến cho sức lực mình hao kiệt mà chẳng thể tìm ra được con đường đi đúng cho mình.

Giữa lúc sức cùng lực kiệt, có nàng Tu Xà Đa đi ngang qua đã dâng lên cho Ngài bát cháo sữa nóng hổi. Cũng chính nhờ bát cháo sữa ấy mà Đức Phật lấy lại được tinh thần, sức khỏe dần hồi phục, đủ tỉnh táo để suy ngẫm lại con đường mình đã qua và rút ra được chân lý cho con đường chân tu phía trước. 

Trước khi Phật nhập Niết bàn dâng CANH NẤM ĐỘC, tại sao không bị trách tội, còn được hưởng phước báu
Nàng Tu Xà Đa dâng cháo sữa cho Đức Phật

Sau khi tìm được đúng đường đúng hướng đi cho mình, chẳng bao lâu sau Ngài đã chứng được Phật quả. Có thể nói, đó chính là lần cúng dường vô cùng đặc biệt, bởi nó là lần cúng dường sau cùng trước khi Sa môn Tất-Đạt-Đa đắc đạo, chứng đẳng đạo Vô Thượng và thành Phật, lấy hiệu là Thích Ca Mâu Ni. 

Và lần cúng dường đặc biệt thứ 2 trong cuộc đời Đức Phật chính là 1 bát canh nấm cực độc, thứ được dâng lên trong bữa ăn cuối cùng của Đức Phật.

Dù bị trúng độc, sau đó nhập cõi Niết bàn nhưng Đức Phật không coi đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của mình, cũng không hề oán hận, thậm chí còn cho rằng đó là 1 trong 2 lần cúng dường đặc biệt nhất của mình và người dâng cúng không những không có tội mà còn được hưởng phước báu nữa. 

Thực hư câu chuyện về bữa ăn cuối cùng của Đức Phật


Theo lời kinh Phật chép lại, Đức Phật vốn đã có điềm báo trước về cái chết của mình. Ngài cũng từng nói rõ với các môn đồ rằng 3 tháng nữa, mình sẽ có cơ duyên hóa đạo, chính là vào ngày rằm tháng 2 âm lịch. Thậm chí, Ngài còn tự tìm nơi cho mình nhập Niết bàn, chính là rừng Sa-la thuộc thành Câu Thi Na.

Thuần Đà là 1 người thợ rèn sống gần rừng Sala kia, hay tin Đức Phật sắp tới nơi đây để nhập Niết bàn, là 1 người Phật tử thành tâm, Thuần Đà đảnh lễ xin được cúng dường Phật cùng chư tăng. Thiện tâm của Thuần Đà được Đức Phật chứng giám và hoan hỉ nhận lời.

Ngày hôm sau, Thế Tôn và chư tăng y hẹn đến nhà người thợ rèn thọ trai. Thuần Đà trước đó đã tự tay vào rừng hái nấm để nấu canh, tự tay dâng lên cúng dường Đức Phật.

Trước khi Phật nhập Niết bàn dâng CANH NẤM ĐỘC, tại sao không bị trách tội, còn được hưởng phước báu
Thuần Đà hết lòng cúng dường Phật cùng chư tăng

Bát canh nấm vô cùng thơm ngon, nhưng Đức Phật dùng qua lại nói trong canh có nấm cực độc, lệnh cho tôn giả A Nan không được cho bất cứ ai dùng mà lập tức đem chôn.

Người thợ rèn chất phác nghe thế trong lòng kinh hãi vô cùng, vừa sợ hãi vừa ân hận, chỉ vì tấm lòng hướng Phật, muốn cúng dường tạo phước báu cho đời sau mà không ngờ lại vô tình mang tội lớn với Phật. 

Đức Phật là người duy nhất ăn phải bát canh độc đó, song Ngài chẳng hề hoảng loạn mà vẫn bình tâm, gọi Thuần Đà đến răn dạy, dặn người thợ rèn chớ nên than khóc hay hối hận vì việc làm của mình bởi đó vốn không phải việc gì sai trái.

Ngài nhấn mạnh rằng đây chính là 1 trong 2 lần cúng dường đặc biệt nhất trong cuộc đời Đức Phật, 1 là lần cúng dường trước khi thành đạo – tức bát canh sữa của nàng Tu Xà Đa, 2 là lần này, bát canh nấm của Thuần Đà.

Nghe lời răn của Phật, người thợ rèn trong lòng không còn oán thán, hoan hỷ cúi đầu đảnh lễ, tiễn đức Phật cùng chư tăng lên đường.

Kinh điển Nam Tông có ghi chép lại, quả thực bát canh nấm độc đó đã khiến cho sức khỏe của Đức Phật suy giảm nhanh chóng. Ngài không thể tự đi mà cần chư tăng dìu đỡ, mau chóng đến rừng Sa la để kịp ngày nhập diệt như đã định. 

Tấm lòng bao la của Đức Phật là điều không ai có thể nghi ngờ. Trước khi nhập diệt, Ngài vẫn lo lắng cho Thuần Đà cùng chư tăng phật tử, mong muốn không ai vì chuyện bát canh nấm mà đổ lỗi cho nhau.

Ngài nhấn mạnh rằng lần cúng dường của nàng Tu Xà Đa và Thuần Đà quý giá như nhau, đem lại phước báu vô lượng, có quả bằng nhau và quý báu hơn hết thảy mọi sự cúng dường khác. 

Tại sao Thuần Đà dâng canh nấm độc mà lại được hưởng phước báu?


Mặc dù thợ rèn Thuần Đà dâng canh nấm độc cho Đức Phật nhưng Phật vẫn khẳng định lần cúng dường của ông được phước báo vô lượng, ấy là do đâu?

Trước khi Phật nhập Niết bàn dâng CANH NẤM ĐỘC, tại sao không bị trách tội, còn được hưởng phước báu
Tâm thiện sẽ được hưởng phước báu

Kinh Phật có viết, thân – khẩu – ý là 3 yếu tố quyết định tội – phước. Thuần Đà thực tâm muốn cúng dường cho Phật trước khi Ngài nhập Niết bàn, đã tự tay vào rừng lựa từng cây nấm, nấu nên bát canh thơm ngon, ấy là tấm lòng thành kính trước Phật của ông.

Thuần Đà không hề biết trong số nấm mình hái có nấm độc, vì thế việc dâng cúng lên Phật chỉ là vô tình, tâm thiện và rất mực chí thành, người không biết thì không có tội, người có tâm thì sẽ nhận được phước báo lớn.

Có người cho rằng chính vì bát canh nấm độc của Thuần Đà dâng lên mà Phật mới sớm nhập Niết bàn. Kỳ thực không phải, việc Phật nhập diệt đã có điềm báo từ trước, kể cả không có bát canh nấm kia thì Phật cũng sẽ nhập Niết bàn. 

Lại có thắc mắc tại sao Phật biết canh nấm có độc từ trước khi thọ dùng mà không từ chối. Ấy là vì Phật muốn độ cho Thuần Đà, muốn chứng cho nhân duyên và tâm thành của ông với Phật. 

Đức Phật khẳng định người phát tâm tịnh cúng dường là do thiện nghiệp, từ đó sẽ nhận được phước báu về sau. Người có phước báu lớn nhất sẽ được tái sinh vào các cõi trời, vào cảnh giới vua chúa, có cuộc sống giàu sang, gặp nhiều may mắn. 

Nguồn: Lichngaytot

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: