Những người thổ dân châu Mỹ có truyền thống: Trước khi chặt cây hoặc cưa cành, họ sẽ đọc một đoạn cầu nguyện để cầu xin cây cối tha thứ. Hiện một số nhà khoa học tin rằng phong tục truyền thống này của thổ dân châu Mỹ có thể trở thành cơ sở để các nhà khoa học nghiên cứu thực vật và có ngôn ngữ.
Viện Vật lý Ứng dụng tại Đại học Bonn của Đức đã tiến hành một nghiên cứu âm học mới nhất trên thực vật và phát hiện ra rằng khi người ta hái hoa, hoa sẽ “kêu”, khi người ta hái dưa chuột, dưa chuột sẽ “hét lên”; ngay cả những quả phát triển bình thường cũng sẽ cười khúc khích. Có vẻ như kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại thực sự cung cấp bằng chứng cho các truyền thuyết dân gian.
Đừng nghĩ rằng thực vật có thể “nói chuyện” là một vấn đề kỳ quặc và nực cười, để tìm hiểu xem ngôn ngữ thực vật có thực sự tồn tại hay không, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng từ nhiều góc độ khác nhau. Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Anh đã chỉ ra rằng một số loài thực vật phát ra tiếng kêu “kêu cứu” khi chúng bị thương. Tiếng hét này là sóng siêu âm tần số cao. Các nhà nghiên cứu đã chọn hai loại cây để thử nghiệm là cà chua và thuốc lá. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các công cụ để vắt nước và cắt bỏ thân và lá của chúng, sau đó sử dụng loa để ghi lại phản ứng của thực vật khi chúng bị thương.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng hai loại cây này sau khi bị thương phát ra hàng chục sóng siêu âm. Những sóng siêu âm này nằm trong khoảng 20-100 kilohertz và tai người hoàn toàn không thể nghe thấy chúng. Các nhà khoa học tin rằng đây là một loài thực vật truyền sang các cây gần đó hoặc những thứ khác mà chúng ta không biết được sử dụng để cảnh báo nguy hiểm.
Nhà thực vật học người Mỹ tên là Backster đã sử dụng một chiếc máy dò nói dối để tìm hiểu về thực vật, một hôm ông gắn những chiếc lá vào máy dò nói dối, ông tự nhủ, mình thử đốt lá xem nó sẽ phản ứng thế nào, thật bất ngờ, khi ông chưa đốt, mới chỉ nghĩ như vậy, trên máy dò nói dối xuất hiện phản ứng dữ dội giống như khi người ta sợ hãi. Phản ứng siêu cảm loại này được gọi là tha tâm thông, một loại công năng của con người mà ngày nay không xuất hiện, chỉ có những người tu luyện ở một trình độ cao nhất định mới có được, vậy mà loài thực vật kia đã xuất hiện, thật là kỳ lạ, nhưng đây là thí nghiệm khoa học.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng mô phỏng các thảm họa thiên nhiên khác nhau để xem thực vật phản ứng như thế nào. Ví dụ như gió và mưa lớn, trong các điều kiện thời tiết khác nhau, tần số siêu âm do thực vật phát ra cũng khác nhau. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa biết lý do và cơ chế thực vật phát ra sóng siêu âm như vậy, nhưng điều này đủ để thay đổi hiểu biết trước đây của chúng ta về thực vật. Chúng ta luôn cho rằng thực vật là loài phản ứng chậm, trước sự tàn phá của con người, thực vật chỉ có thể âm thầm chịu đựng và im lặng trước những thiệt hại phải gánh chịu.
Khi chạm vào lá, cây sẽ tiết ra các chất hóa học khó chịu để xua đuổi các loài động vật hoặc côn trùng khác (Ảnh: Pixabay)
Thực vật không phản ứng với chấn thương như động vật, nhưng thực tế chúng phản ứng rất dữ dội mà chúng ta không hề biết, vì vậy chúng ta nghĩ rằng thực vật sẽ không cảm thấy đau đớn. Ngoài việc “kêu gào”, thực vật cũng có thể kích hoạt các cơ chế khẩn cấp khi chúng bị hư hại, chẳng hạn như khi chạm vào lá của một số loài thực vật, chúng sẽ phát ra hóa chất khó chịu để xua đuổi các động vật hoặc côn trùng khác. Khi côn trùng cắn lá cây, bản thân cây sẽ tiết ra chất vôi trong vết thương, nguyên tắc tương tự như vết thương của con người có vảy. Cơ chế này sẽ bảo vệ lá cây khỏi những tổn thất lớn hơn.
Thực vật thông minh hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Trước sự tấn công của côn trùng, một số loài thực vật tiết ra một loại hormone để thu hút những kẻ săn mồi gần đó tấn công những con côn trùng khó chịu này. Con người không biết nhiều về thực vật hơn chính chúng hiểu về bản thân mình. Đối với cơ chế kêu gào của thực vật, các nhà khoa học đang nỗ lực tìm ra quy luật, tôi tin rằng với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự đào sâu nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học cuối cùng sẽ giải mã được bí ẩn về ngôn ngữ của thực vật.
Kiên Chính - vandieuhay
Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn
0 comments: