30/12/20

Nghiệp/Karma là gì và có phải số phận của bạn đã được định đoạt?

Một trong những khái niệm thú vị nhất mà tất cả chúng ta đều gặp phải/vấp phải trong cuộc sống của mình – đó là Nghiệp/Karma. Thực tế Nghiệp là một “lời dạy quan trọng” đã xuất hiện trong nhiều tôn giáo lơn như Phật giáo, đạo Hindu hay Đạo Lão (Taoism). Nhưng Nghiệp quả thật sự là gì và nó ảnh hưởng thế nào đến bạn?

Nghiệp/Karma là gì và có phải số phận của bạn đã được định đoạt?


Vậy, Nghiệp là gì?


Nghiệp/Karma về cơ bản có nghĩa là “Điều này xảy ra” vì “Điều khác đã xảy ra” (this happened because that happened). Nói theo cách khác, nghiệp là “Luật nhân quả” (the law of cause and effect). Nghiệp cũng có thể được xác định một cách gọn gàng thông qua định luật thứ 3 của Newton:

“Mọi hành động đều có một hành động tương đương với nó hoặc một hành động trái ngược” (“Every action has an equal or opposite reaction.”)

(Nguyên bản: Khi một vật tác dụng lực lên vật thể thứ hai, vật thứ hai sẽ tác dụng một lực cùng độ lớn và ngược chiều so với vật thứ nhất.)

Hiệu ứng cánh Bướm /Hiệu ứng bươm bướm * cũng hỗ trợ bổ sung những ý tưởng về Nghiệp/Karma; rằng mọi điều dù là nhỏ nhất xảy ra trong cuộc sống đều có một ảnh hưởng qua thời gian (dù là nhỏ nhất). Vì vậy, theo Luật nhân quả, mỗi tư tưởng, cảm giác, ham muốn, lựa chọn, hành động và phản ứng mà chúng ta đã/đang làm đều mang đến những tác động đến tương lai của chính chúng ta.

Khá lá hợp lý, phải không? Những suy nghĩ của chúng ta đã định hình thực tại của chính mình. Điều đó có nghĩa là nơi bạn thấy chính mình hiện tại là kết quả trực tiếp của những suy nghĩ, cảm xúc và quyết định trong quá khứ của bạn – hay cách gọi khác là Nghiệp.

“Nghiệp xấu” và “Nghiệp tốt”?


Bạn đã từng nghe thấy cụm từ “Gậy ông đập lưng ông”(hay Gieo nhân nào, gặp quả nấy)/ What goes around, comes around – chưa? Tất nhiên là bạn đã từng. Về cơ bản, nó mang ý nghĩa “Bạn sẽ nhận lại đúng điều mà bạn xứng đáng cho mỗi hành động của mình”, và đúng như vậy – “Quyết định của chúng ta quyết định số phận của chính chúng ta”.

Nhưng thực sự có thứ gọi là nghiệp “xấu” và “tốt”?


Có và không.

Về mặt chủ quan, một số tình huống trong cuộc sống có thể được xem là “tốt” (nghĩa là thoải mái, thú vị) hoặc Xấu (tức là không thoải mái, không vui vẻ). Nhưng mấu chốt là ở việc: Những định nghĩa về “tốt” và “xấu” đều phụ thuộc vào việc chúng ta là ai, chúng ta tin vào điều gì và cách chúng ta nhận thức về cuộc sống. Và tất cả những điều này đều có thể thay đổi – không cố định.

Một ví dụ như sau – Vì những lựa chọn trong quá khứ, một người phụ nữ đã “li hôn” với người chồng bạo lực của cô ấy. Bên ngoài, bạn bè cô cảm thấy “tiếc” cho cái “nghiệp xấu”của cô, nhưng Bên trong, người phụ nữ này sẽ biết ơn cái “nghiệp xấu” đó, bởi nó đã dạy cô “lòng dũng cảm” và “sự tự trọng”. Vậy ai là người đúng và ai là người sai ở đây? Nghiệp của cô ấy thực sự là “tốt” hay “xấu”?

Một ví dụ khác: Một người đàn ông nghiện ngập lái xe và gặp phải một tai nạn trực diện (head-on collision) với 1 xe khác. Kết thúc của tai nạn đó là Người đàn ông nghiện này đã đâm chết người lái xe kia và bản thân ông ta cũng mất đi một chân. Gia đình người đàn ông đã cảm thấy shock và buồn bã vì cái Nghiệp chướng xấu này của ông ta. Nhưng sau khi phục hồi từ Kinh nghiệm cận tử (Near Death Experience) của mình, ông ta đã thức tỉnh. Ông ta nhận ra “sự phục hồi” này chính là một cơ hội thứ hai và dành phần đời còn lại của mình giúp những người nghiện ma túy khác phục hồi và tìm thấy hi vọng. Vậy, Nghiệp chướng của người này là Tốt hay Xấu?

Đây là vấn đề với những chiếc Nhãn/Labels. Khi nói đến Nghiệp, thực sự không có chuyện như Nghiệp tốt hay xấu. Về mặt chủ quan, chúng có vẻ được xuất hiện dưới dạng “xấu” hoặc “tốt”, nhưng thực chất “Nghiệp” chỉ là “Nghiệp” mà thôi. Nó không mang theo những cái Nhãn/Labels – thứ mà chúng ta tự động dán lên chúng.

Điều này mang lại cho chúng ta sự lựa chọn để có thể làm việc với Nghiệp của chính mình và thay đổi số phận của chúng ta – bất kể chúng ta cảm thấy “tiêu cực” cỡ nào khi nhận những điều mà chúng đem lại.

Nó dẫn đến một chủ đề tiếp sau đó là…

Tôi có thể thay đổi Nghiệp/Karma không?


Tóm lại, câu trả lời là có. Có – bạn có thể thay đổi nghiệp của bạn.

Thật không may, Nghiệp thường bị nhầm lẫn với những “ý tưởng sai lầm” về việc “số phận đã định” (Fixed Destiny). Thay vào đó, Nghiệp có liên quan nhiều hơn đến sự tích lũy “những khuynh hướng” và “thói quen” – những thứ có thể khiến chúng ta bị “khóa chặt” vào những kiểu sống nhất định.

Thật dễ dàng để chúng ta bị Nghiệp giam giữ và cho rằng Nguyên nhân của nó nằm “ở ngoài” và ngoài tầm kiểm soát của chúng ta – không bao giờ là “điều ngược lại”, rằng Nghiệp “ở đây” và nằm trong sự kiểm soát của chúng ta. Tìm kiếm những câu trả lời cho sự đau khổ của bạn từ thế giới bên ngoài và đổ lỗi cho sự bí ẩn của “nghiệp lực nghiệp báo” chỉ đơn giản là một cách để trốn tránh sự tự chịu trách nhiệm.

Không có một hệ thống trừng phạt nào từ bên ngoài. Chúng ta không phải trẻ con và Nghiệp không phải ở đó để “trừng phạt” bạn. Đó là một “quy luật” tự nhiên của vũ trụ – thứ dễ dàng chảy theo những hành động của bạn.

Nhận thức được rằng “Bạn là người chịu trách nhiệm cho Nghiệp của mình. Bạn tạo ra nó và bạn có thể thay đổi nó. Và có lẽ nó có thể bị cố định vào một mô hình cứng nhắc của suy nghĩ và niềm tin, tuy nhiên những thói quen tinh thần này có thể được phá vỡ bằng sự tự Kỷ luật và tự giác”.

Bạn có thể đang tự hỏi ngay bây giờ rằng “Vậy quá khứ của tôi là những gì? Tôi đã làm rất nhiều điều xấu, tôi có thể thực sự thay đổi Nghiệp của mình bây giờ không?”

Tất nhiên bạn có thể. Cuộc sống mang đến cho bạn cơ hội vô tận để chuộc lại những lỗi lầm mà bạn đã mắc phải. Bạn nghĩ tại sao những tôn giáo như Kitô giáo lại nhấn mạnh đến việc xưng tội và ăn năn? Thừa nhận và cảm thấy “hối hận về những gì bạn đã làm” là một công cụ tinh thần mạnh mẹ. Không có hai yếu tố này, “sự thay đổi” là vô vọng.

Vì vậy, nếu bạn muốn bắt đầu thay đổi Nghiệp của bạn, hãy bắt đầu bằng cách thừa nhận những sai lầm mà bạn đã gây ra và để cho chính bản thân bạn đau khổ vì chúng. Bạn thậm chí có thể muốn bắt đầu bằng một lời cầu nguyện đơn giản như sau:

Kính thưa cuộc sống / Thần linh / Thiên Chúa,

Con biết rằng nhiều quyết định và hành động của con đã được tạo ra bởi sự tức giận, hận thù và sợ hãi. Con công khai thừa nhận những gì con đã làm trong quá khứ và cầu xin sự hướng dẫn và giúp đỡ. Mặc dù con đã làm tổn thương nhiều người, kể cả bản thân mình, con vẫn muốn cầu nguyện để con có thể biến thành một chiếc lá mới và có thể được tươi mới trở lại. Con rất muốn thay đổi những thói quen của mình và trở nên tốt đẹp hơn. Mong cho sự oán hận, thành kiến, ích kỉ và ngược đãi của người khác trở thành tình yêu, sự hiểu biết, chấp nhận và tha thứ.

Amen.

Mỗi buổi sáng, hãy dành một ít thời gian để nói lời cầu nguyện này, hoặc một lời cầu nguyện bất kì nào bạn chọn. Quan trọng nhất, hãy thực sự hành động!

Những điểm Nghiệp “phúc thần” (?)(karma brownie points)


Một trong những cách “vô tội” nhưng thực chất lại là “sự lạm dụng Nghiệp” một cách vô tội vạ đó là ủng hộ ý tưởng “bạn sẽ được Khen thưởng” khi bạn đối tốt với người khác. Cái chúng tôi gọi là “Những điểm Nghiệp Phúc thần” (karma brownie points). Điều này giống như quan niệm của người Kitô thuyết phục mọi người “có đức tin” để có được một “điểm phúc thần nơi thiên đường”. Đó thực sự là một lý lẽ không đúng đắn.

Mọi thứ là tự nhiên khi bạn tử tế và làm điều tốt vì nó khiến bạn cảm thấy tốt. Nhưng khi bạn đưa cho ai đó với mục đích, ví như: Bạn cho ai đó 100 $ và mong rằng mình sẽ nhận lại được nó sau này với phần tiền lãi.

Thật vậy, “cho đi chính là đang nhận được”. Khi chúng ta cho đi, phần thưởng – bản thân nó chính là cảm giác chúng ta nhận được từ sự rộng lượng và giúp đỡ ai đó. Nhưng cho đi để mong cầu nhận lại một “Nghiệp tốt” thì lại là sai lầm.

Vấn đề với Nghiệp đó là “Nó không phải luôn xảy ra ngay lập tức”, đôi khi chúng ta phải chờ đợi rất nhiều năm, đôi khi, Nghiệp báo đến mà chúng ta không biết được điều đó hoặc ý thức được hình thái nó biểu hiện. Do đó, khi làm-việc-tốt-để-mong-nhận-được-điều-tốt – sẽ chỉ khiến nhiều người trong số chúng ta thất vọng.

“Tôi đã luôn vui vẻ tử tế với mọi người xung quanh tôi, nhưng cuộc sống của tôi lại rất khốn khổ!”, rất nhiều người vẫn luôn phàn nàn “Tại sao tôi đã làm bao nhiêu việc tốt cho người khác mà bản thân tôi lại chẳng nhận được gì?”

Vấn đề nằm ở “mong đợi nhận được phần thưởng” ở ngay điểm đầu tiên. Nói cách khác, vấn đề nằm ở niềm tin của chúng ta vào những điểm Nghiệp phúc thần – không chỉ vậy, niềm tin rằng “sự đền đáp” (cho những điều chúng ta làm) sẽ là những điều mà chúng ta luôn kì vọng. Trên thực tế, cuộc sống có thể “khen thưởng” cho bạn những “cơ hội phát triển khá đau đớn”. Bạn có khả năng nhận ra không?

Thật “ngây thơ” khi nghĩ rằng Nghiệp sẽ “thưởng” cho chúng ta với “ánh mặt trời và hoa hồng” chỉ vì chúng ta thân thiện hay tử tế với mọi người.

Cuộc sống không muốn bạn phải giữ một danh sách “tất cả những việc làm tốt của mình” để theo dõi “cổ tức” hàng năm bạn được nhận. Đây không phải một công ty kiểm toán. Bạn không phải là một người mua sắm trung thành. Không có điểm thưởng nào ở đây cả.

Chắc chắn, Luật nhân quả đã đi theo nguyên tắc “like-produces like” (quả táo chẳng bao giờ rơi quá xa cái cây). Tất nhiên, cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn nếu bạn đối xử với người khác một cách tôn trọng. Nhưng điểm chính đó là việc “không hành động theo hướng quid pro quo (cái này-vì-cái kia/this-for-that)”, hành động của bạn chỉ nên chứa đựng niềm vui và yêu thương vô điều kiện mà thôi.

Karma và những hận thù “chính đáng”


Trên Internet và các trang web truyền thông xã hội khác bạn sẽ tìm thấy những meme như:
“Nghiệp chướng” – Không cần phải trả thù. Hãy chỉ cần ngồi và đợi. Những kẻ đã làm tổn thương bạn tự chúng sẽ gặp rắc rối. Và nếu bạn may mắn, Chúa sẽ cho bạn chứng kiến”.

“Những kẻ ngu dốt cho rằng họ có thể đối xử vởi bạn chẳng ra gì và sau đó chúng bỏ đi. Điều chúng chưa nhận ra đó là “Gậy ông đập lưng ông”. Tôi thực sự yêu cái mùi của Nghiệp chướng trong không khí, không phải sao?”

“Nghiệp chướng thì giống như một cái dây cao su, bạn chỉ có thể kéo nó ra hết sức, xa nhất có thể trước khi nó trở lại và quất thẳng vào mặt bạn. Tôi chỉ cần đứng đó nhìn và cười khi nó xảy ra”.
Sự thật là tất cả chúng ta đều bị ám ảnh hay gặp rắc rối với người khác trong cuộc sống. Khá dễ hiểu là nó khiến chúng ta tức giận và thất vọng, và điều này hoàn toàn bình thường. Nhưng tiếc là “Nghiệp” trong trường hợp này lại thường được sử dụng để che đậy cho cái lốt hận thù và ác tâm – thứ được gọi là “sự hận thù chính đáng”, như thể Nghiệp theo một cách nào đó có thể “biện minh” cho những cảm giác oán hận của bạn.

Trớ trêu thay, hành động sử dụng “nghiệp lực” như một phương tiện để mong muốn những điều có hại cho người khác cũng sẽ khiến kiến tạo nên những “nghiệp xấu”! Niềm vui trong nỗi đau khổ của người khác – ngay cả khi nó được biện minh như thể “sự chính đáng”, hay “công bằng” thì cũng đơn giản là một hướng khác khiến duy trì “nghiệp xấu” trong cuộc sống và thế giới của bạn. Hãy chú ý (So be mindful).

Liệu sự đau khổ của tôi có phải sản phẩm của nghiệp chướng?


Có và không.

Đúng là những suy nghĩ của chúng ta tạo nên thực tại của chúng ta. Khi chúng ta có những suy nghĩ sợ hãi >> cuộc sống của chúng ta sẽ tràn ngập nỗi sợ hãi. Phán xét – và chúng ta sẽ liên tục phán xét. Khi chúng ta coi thường bản thân >> Người khác cũng sẽ coi thường chúng ta.

Vậy còn những người sinh ra từ mồ côi, khiếm thính hoặc tàn tật thì sao?

Điều gì liên quan đến những người sinh ra trong nghèo đói và phải sống ở các nước bị chiến tranh tàn phá?

Còn việc bị cha mẹ, con cái, gia đình trong những tai nạn khủng khiếp thì sao?

Có rất nhiều ví dụ có thể được nêu ra và một số người sẽ tiếp tục nghĩ rằng Nghiệp chướng và những món nợ của Nghiệp trong quá khứ chính là nguyên nhân, thì cá nhân tôi tin rằng “không phải mọi thứ trong cuộc đời đều có nguyên nhân từ Nghiệp”. Những trải nghiệm mà bạn có trong cuộc đời này không phải lúc nào cũng phản ánh “hậu quả” của một cái gì đó xấu mà bạn đã từng làm trong quá khứ. Thay vào đó, những kinh nghiệm này được đưa ra để bạn có thể tiến hóa về nhận thức tinh thần trên một mức độ tinh thần.

Cuộc sống không mang lại cho chúng ta những gì chúng ta muốn, nó mang lại cho chúng ta những gì chúng ta cần. Đó là lý do tại sao có những tình huống thách thức và trải nghiệm đau đớn xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta.

Như cái Ngã/cái Tôi (Ego) [the “I/tôi,” “me/tôi,” “my/tôi”] là một thứ hão huyền do Tâm tạo ra, nó không tồn tại sau khi chúng ta chết. Như vậy, không có cái gì gọi là Ngã nghiệp nợ báo (ego karmic debt) vì trên thực tế không tồn tại một cá thể hay một cái Ngã riêng.

Nhưng có thứ được gọi là Tập thể nghiệp (collective karma), nói một cách khác – như những cá thể sống có kết nối (as connected beings), mọi suy nghĩ , quyết định và hành động của chúng ta – như một tổng thể – sẽ thiết lập tương lai. Nếu chúng ta tạo ra sự phân chia và sự chia cắt giữa những quốc gia – chúng ta sẽ tự đặt mình vào môi trường của chiến tranh, bệnh tật và đói nghèo trong tương lai. Đây là lý do tại sao trẻ em được sinh ra trong một điều kiện khủng khiếp: bởi sự lựa chọn mang tính tập thể của chúng ta trên hành tinh này về sự tồn tại (because of our collective choices on this plane of existence).

Ví dụ: nếu một người cha ngược đãi con trai mình, anh ta không chỉ ngược đãi bản thân mà sự ngược đãi đó còn được trải dài theo thời gian. Con trai bị ngược đãi của ông ta có thể sẽ ngược đãi đối với con trai của cậu ta sau này, và đứa trẻ đó sẽ làm điều tương tự lên thế hệ sau của nó…cứ như vậy. Vì hành vi của người cha, ông sẽ – một cách tinh tế – ảnh hưởng lên những thế hệ tiếp sau của gia đình ông, ảnh hưởng đến tất cả những người tiếp xúc với con ông, cháu ông, và ảnh hưởng qua nhiều thế hệ con người. Và tất cả những người đó sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người xung quanh họ, nó thậm chí có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người.

Đó là lý do tại sao – theo một cách nào đó, tất cả chúng ta đều mang Nghiệp từ quá khứ của chính chúng ta – bởi tất cả những hành động đã diễn ra từ trước mà chúng ta chịu ảnh hưởng về mặt sinh học, các khuynh hướng di truyền, trải nghiệm của cha mẹ, các giá trị môi trường, những bi kịch bên ngoài và những vết thương bên trong. Danh tính của chúng ta chính là tổng hợp tất cả những “nghiệp nợ” từ trước đó.

Nhưng nghiệp tập thể cũng mang lại cho chúng ta một cơ hội tuyệt vời. Cuộc sống của chúng ta, những quyết định và sự lựa chọn của chúng ta – có thể nhỏ, nhưng chúng có một tác động rất lớn, và có khả năng tồn tại lâu dài hơn bản Ngã của chúng ta rất nhiều. Nói cách khác, một quyết định cũng có thể ảnh hưởng đến tất cả sự tồn tại.

Điều này đưa đến một chiều hướng mới cho cụm từ “chính bạn tạo ra thực tại của mình”. Dưới bất kể hình thức của Tinh thần/Spirit (bản chất thực của bạn) nào bạn quyết định sẽ tái sinh trong tương lai cũng sẽ được xác định và thiết lập bởi quyết định của bạn NGAY-BÂY-GIỜ.

Bạn đang ảnh hưởng đến hiện tại và tương lai theo vô số cách mỗi ngày.

Làm thế nào để viết lại Nghiệp của bạn?


Không có một cái tương lai được gọi là “tương lai cố định vĩnh viễn/ a permanently “fixed” future ”. Bạn có thể “tạo ra những Nghiệp mới”, và cách duy nhất đó là “bạn phải hành động ngay bây giờ”. Viết lại Nghiệp của bạn liên quan đến việc trở nên ý thức hơn về những suy nghĩ, cảm xúc và niềm tin bên trong bạn. Đây là một vài điều để làm mỗi ngày – thông qua những hoạt động sau”
  • Thực hành Chánh niệm – đây có lẽ là kỹ thuật mạnh mẽ nhất trong tất cả. Dành thời gian mỗi ngày học cách quan sát cuộc trò chuyện bên trong của bạn mà không nhận diện nó (observe your inner chatter without identifying with it). Điều này dẫn đến sự tự nhận thức.
  • Lòng biết ơn – Nói lời cảm ơn tới tất cả những gì bạn có mỗi ngày. Cảm ơn những người khác vì đã làm tươi đẹp cuộc đời của bạn nữa.
  • Tha thứ – Học cách tha thứ cho những người đã làm điều không đúng với bạn. Sự tha thứ nên được bắt đầu với việc tha thứ cho bản thân bạn.
  • Sự chấp nhận – chấm dứt những “kháng cự” của bạn lên cuộc sống và với người khác. Hãy ra khỏi con đường của riêng bạn. Học cách hòa nhập vào dòng chảy cuộc sống với tất cả những bài học, những đau đớn vấp ngã và cả những niềm vui, hạnh phúc chứa đựng bên trong.
  • Tình yêu – trước khi bạn có thể yêu thương vô điều kiện đối với mọi người, bạn cần học cách để yêu thương bản thân một cách vô điều kiện – mọi điều dù là nhỏ nhặt nhất, xấu xa lẫn tốt đẹp trong mọi ngõ ngách của bản thân. Không giấu diếm.
  • Mục đích – có ý thức về mục đích sẽ cho chúng ta phương hướng, hy vọng và sự phát triển. Lắng nghe tâm hồn của bạn và những sứ mệnh nó có cho bạn.
  • Sự hào phóng – Trao đi bằng một trái tim rộng mở, đơn giản vì niềm vui thuần khiết của nó. Xem cách cuộc sống của họ được thay đổi theo những cách nhỏ. Ngay cả một cái ôm hay một từ riêng lẻ cũng có thể giúp một ngày trở nên tốt đẹp hơn.
Những kiến thức về nghiệp sẽ giúp bạn trở thành một người trưởng thành, có trách nhiệm và biết yêu thương hơn. Với sự hiểu biết này, tôi hi vọng bạn có thể mở ra một con đường hòa bình và chánh niệm – không chỉ cho bản thân mình mà cho cả một thế hệ về sau nữa.

Cũng giống như cách bạn đánh giá người khác, bạn sẽ bị đánh giá, và với các biện pháp bạn sử dụng, nó sẽ được dùng để đo lường bạn ~ Jesus of Nazareth / In the same way you judge others, you will be judged, and with the measure you use, it will be measured to you. ~ Jesus of Nazareth

Chúng ta chính là kết quả của những gì chúng ta đã nghĩ. ~ Đức Phật / All that we are is the result of what we have thought. ~ The Buddha

Hãy nói cho tôi biết điều bạn nghĩ về Nghiệp.

………..

* Hiệu ứng cánh bướm (tiếng Anh: Butterfly effect) là một cụm từ dùng để mô tả khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn về độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc (sensitivity on initial conditions). Vốn được sử dụng ban đầu như một khái niệm khoa học đơn thuần, hiệu ứng cánh bướm sau đó đã được nhắc đến nhiều lần trong văn hóa đương đại, đặc biệt là trong các tác phẩm có đề cập tới quan hệ nhân quả hoặc nghịch lý thời gian. Đã có một vài bộ phim nhắc tới hiệu ứng này như: “Hiệu ứng cánh bướm” do diễn viên Ashton Kutcher thủ vai chính (Wiki).
………..

Tác giả Aletheia Luna. Dịch bởi Ayako.
Nguồn: innermostselves

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: