27/11/20

Hướng dẫn Trì tụng thần chú Mật tông một cách có ý nghĩa

Thần chú mang lại cho chúng ta sự bình tĩnh, tự tại, thăng bằng và thoải mái khi gặp khó khăn. Khi trì tụng thần chú, chúng ta nên giữ cảm giác tích cực, hoan hỷ và cống hiến, hồi hướng công đức ấy cho tất cả chúng sanh được giác ngộ và an lạc, như là một hành động từ bi cao cả.

Làm thế nào để trì tụng thần chú một cách có ý nghĩa?


Hướng dẫn Trì tụng thần chú Mật tông một cách có ý nghĩa
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, một số người lại sử dụng việc tụng thần chú vì lợi ích cá nhân, cầu danh lợi, chứ không thực hành theo ý nghĩa đúng đắn của nó.

Cách đây hơn 2.500 năm, khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra ở Ấn Độ, thời đó ngôn ngữ được dùng là tiếng Sanskrit (tiếng Phạn). Vì vậy thần chú mà chúng ta trì tụng hầu hết đều là tiếng Sanskrit, chỉ 1 số ít được trì bằng ngôn ngữ Tây Tạng [Tibetan].

Khi trì chú, chúng ta nên để cho tâm được tập trung nhưng vẫn giữ trạng thái thật thư giãn, thả lỏng và không nghĩ tới bất cứ điều gì khác. Chỉ cần tập trung tâm cho việc trì tụng thần chú. Nên nhớ rằng, dù tu tập theo phương pháp gì đi nữa thì điều quan trọng nhất luôn được đề cập và nhấn mạnh trong Phật giáo vẫn là nên làm những điều thiện và luôn tránh xa điều ác.

Trong đạo Phật có nhiều tông phái khác nhau. Tuy nhiên, có 3 tông phái của Phật giáo mà hầu hết những người đang nghiên cứu Phật giáo đều biết, đó là: Đại Thừa [Mahayana], Nguyên Thủy [Theravada] và Mật tông [Varjayana].

Phật giáo Đại thừa có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Trong khi Phật giáo nguyên thủy chỉ có ở các nước Đông Nam Á.

Mật thừa, Kim Cang Thừa - Varjayana chủ yếu ở Tây Tạng.

Mặc dù truyền thống, phương pháp tu có khác nhau, nhưng chúng ta luôn phải ý thức rằng tông phái nào thì cũng đều là những phương pháp tu tập thực sự chính thống của Phật giáo. Những người khác nhau sẽ có những cách thực hành, tu tập khác nhau cho Phật giáo.
Một số câu thần chú phổ biến của Phật giáo

Hướng dẫn Trì tụng thần chú Mật tông một cách có ý nghĩa

Dưới đây là 1 số câu thần chú Phật giáo [Buddhist mantra] phổ biến:


1. Câu tâm Chú Lăng Nghiêm:

Tâm chú Lăng nghiêm [Surangama Heart Mantra]: OM ANALE VISADE VIRA VAJRA-DHARE BANDHA BANDHANI VAJRA-PANI PHAT HUM TRUM PHAT SOHA.

2. Câu tâm Chú Chuẩn Đề: OM CALE CULE CUNDI SOHA [hay bản dịch tiếng Hán là Án chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta- bà- ha].

Từ xưa người ta đã quen vẽ 9 chữ thần chú Chuẩn Đề thành 1 vòng tròn để thờ trong nhà và hàng ngày trì tụng để mang lại những kết quả tốt đẹp, linh nghiệm trong cuộc sống.

3. Lục Tự đại minh Chú: OM MANI PADME HUM của Quán Thế Âm bồ tát.

4. Thần chú của Phật Di Đà: OM AMIDEWA HRIH

Seed syllable of Amitabha is “Hrih” [ “Hriḥ” in Tibetan Uchen ]

“Hrih”đại diện cho những phẩm chất của Đức Phật Di Đà ở Tây phương cực lạc,chủ yếu là thiền định và lòng từ bi.

5. Thần chú của Phật Thích Ca: OM MUNI MUNI MAHA MUNIYE SVAHA

Thần chú này nhằm tiêu diệt tội chướng, nhanh chóng giải thoát.

6. Thần chú Địa Tạng: OM BOLAMO, LING TO LING SOHA

Chú Địa Tạng làm tiêu hết các nghiệp chướng xấu.

7. Thần chú của ngài Văn Thù sư lợi bồ tát: OM A RA PA CA NA DHIH

Thần chú này mang lại trí tuệ viên mãn.

8. Thần chú Địa Tạng Bồ Tát: OM PRA MANI DHANI SOHA

Đọc là: Om Pra Ma-ni Đa-ni Soha

Thần chú Địa Tạng làm tiêu hết các nghiệp chướng đang mang.

Phật giáo là một sự kết hợp thông thái, hài hòa giữa triết học và tôn giáo. Triết lý và giáo lý của Phật giáo rất sâu sắc, vi diệu, là chân lý tột đỉnh để giúp chúng ta ứng xử, đối phó phù hợp với cuộc sống hàng ngày đầy thử thách.

Đạo Phật có 8 vạn 4 ngàn pháp môn. Vì vậy Đạo Phật có rất nhiều tông phái, và tất cả các tông phái này đều hướng con người đến giác ngộ và giải thoát. Pháp tu theo mật tông trì chú cũng là 1 pháp tu của nhà Phật. Khi chúng ta trì chú cũng nên hồi hướng công đức ấy cho tất cả chúng sanh được an lạc và giác ngộ, có như vậy thì việc trì chú của chúng ta càng có ý nghĩa hơn nhiều.

Thiện Niệm

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: