Tỏi, ớt, nghệ, hành tím...là những gia vị phổ biến trong bếp mà bạn có thể dùng chúng để chữa một số bệnh.
1. Qủa ớt
Ăn ớt vừa phải sẽ giúp tăng tiết dịch vị, ăn ngon miệng hơn, đồng thời tránh bị đầy hơi. Ớt còn là "vị thuốc quý" giúp giúp ngăn ngừa bệnh tim, tránh được tình trạng huyết áp tăng cao, chống ung thư,... Mới đây, nhiều nghiên cứu cho thấy ớt có những tác dụng chữa bệnh bất ngờ như giảm mỡ máu, cải thiện hệ tiêu hóa.
Tăng sức đề kháng: Ăn ớt vừa phải có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa bệnh cảm cúm, cảm lạnh và những bệnh liên quan đến đường hô hấp hiệu quả.
Chữa rụng tóc do hóa trị liệu: Ớt trái 100g, ngâm với rượu trắng trong 10-20 ngày. Dùng rượu này bôi lên da đầu có tác dụng kích thích mọc tóc.
Chữa viêm khớp mãn tính: Ớt trái 1-2 quả; Dây đau xương, thổ phục linh (củ khúc khắc) mỗi vị 30g. Sắc uống ngày 1 thang.
Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy ớt lại là thức ăn tốt cho những người bị loét dạ dày. Theo các chuyên gia, quả ớt có chứa chất capsaicin có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây loét dạ dày, ngăn chặn việc tạo ra acid chua, tăng lượng máu chảy vào niêm mạc dạ dày giúp ngừa tình trạng loét hoặc làm lành những vết loét.
2. Củ Tỏi
Tác dụng chống ung thư: Các nghiên cứu gần đây cho thấy, ăn nhiều tỏi và các loại rau củ thuộc họ allium như hành, hẹ, tỏi tây giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư vòm họng.
Tác dụng đối với hệ tim mạch: Tỏi đã được khoa học chứng minh là có tác dụng hạ mỡ máu, hạ huyết áp và giảm ngưng tập tiểu cầu ở người lớn, từ đó góp phần làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch do xơ vữa như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim... Cần thận trọng khi dùng đồng thời tỏi với các thuốc chống đông máu và thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như aspirin, clopidogrel, vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Ngoài ra, cũng nên tránh dùng các chế phẩm từ tỏi khoảng một tuần trước khi phẫu thuật để giảm nguy cơ chảy máu kéo dài trong và sau phẫu thuật.
Điều trị cúm: Trong tỏi có chứa chất rất nhiều alliin. Khi được cắt hoặc nghiền, một loại enzym trong tỏi sẽ được kích hoạt để biến đổi alliin thành allicin. Đây là một thành phần vô cùng tốt cho sức khỏe, làm bớt ho, long đờm, dễ thở và không bị nghẹt mũi.
Làm đẹp: Trong tỏi có chứa rất nhiều chất clicine có tác dụng khử trùng cao, tăng cường sức đề kháng và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, giúp da trắng mịn màng. Bạn tách lấy 6 nhánh tỏi, cho vào 1 hũ mật ong nhỏ. Để ngâm hỗn hợp này trong bóng tối từ 2 - 3 tháng. Sau đó bỏ ra làm mặt nạ 2 lần/tuần. Làn da bạn sẽ luôn sạch bóng và trắng lên trông thấy.
3. Củ Gừng
Chống oxy hóa, ức chế khối u: Gừng chứa các hợp chất cấu trúc diphenyl heptan, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhờ đó, trà gừng nói riêng và các món có chứa gừng rất có lợi cho sức khỏe trong việc chống lại hiệu ứng phá huỷ tế bào bởi các gốc tự do, thủ phạm gây nhiều bệnh nan y trong đó có cả bệnh ung thư, tim mạch và đột quỵ.
Tiêu diệt tế bào ung thư: Qua nhiều nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy, trong gừng có chứa nhiều hợp chất pararadol và gingerol, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế khối u di căn sang các tế bào, mô và bộ phận khoẻ mạnh khác.
Ăn gừng còn có tác dụng chống lão hóa, người già ăn gừng trong ngoài đều hồng hào, khỏe mạnh.
4. Củ Nghệ
Kháng lại bệnh hen suyễn: Pha 50mg nghệ vào một ly 200ml sữa và cho thêm một muỗng đường, bạn sẽ có một ly nước uống thơm ngon và bổ dưỡng. Mỗi ngày uống một ly như thế trong một thời gian dài giúp cơ thể kháng lại các bệnh thường thấy như hen suyễn, cảm. Đó là bài thuốc do những người hành nghề thuốc Ayurvedic khuyên dùng.
Hoạt chất chính tạo nên màu vàng và tác dụng của nghệ là Curcumin. Nhiều nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng đã chứng minh Curcumin có nhiều hoạt tính sinh học quý như chống viêm, chống ung thư, bảo vệ gan, thận...
Củ nghệ không chỉ có tác dụng phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng mà nó còn có hiệu quả mạnh mẽ lên hầu hết các bệnh mạn tính như: ung thư, các bệnh tim mạch, gan mật, Alzheimer, mỡ máu…
5. Hành tím
Phòng chống ung thư ruột kết: Fructo-oligosaccharides trong hành kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết và giúp giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết.
Cải thiện tình trạng tiểu đường: Chromium trong hành tây giúp các tế bào trong cơ thể của bệnh nhân tiểu đường có phản ứng thích hợp để làm giảm mức độ insulin và cải thiện lượng đường glucose hấp thụ vào cơ thể.
Ngăn ngừa loãng xương: Trong hành có chứa một hợp chất có thể ngăn ngừa các hoạt động phá vỡ xương. Đặc biệt nó có lợi cho những phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương khi họ đi qua thời kỳ mãn kinh.
Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn
0 comments: