2/10/20

Nguyên lý hoạt động của luân xa dựa trên giải thích khoa học

Mỗi luân xa ảnh hưởng cơ thể theo cách rất riêng về thể xác, tình cảm, tâm trí và tinh thần. Việc này là do mỗi cơ quan năng lượng rung động ở tần số và quay ở tốc độ riêng của chính nó. 


Nguyên lý hoạt động của luân xa dựa trên giải thích khoa học

Hãy nhớ lại định nghĩa về năng lượng mà chúng ta đã biết: là thông tin chuyển động. Vì vậy thông tin có tốc độ và tần số. Thay đổi tốc độ và tần số sẽ làm thay đổi thông tin trong từng đơn vị nhỏ nhất của năng lượng.

Thông tin có tốc độ nhanh hơn ánh sáng thì được tiếp nhận là năng lượng tâm linh và có thể được diễn dịch qua các luân xa. Thông tin di chuyển ở vận tốc ánh sáng hoặc chậm hơn thì được tiếp nhận bởi luân xa với vai trò giống như giác quan và sẽ ảnh hưởng thực tại vật chất. Một luân xa có thể thu nạp và biến đổi cả hai loại năng lượng, biến chúng thành thông tin hữu ích cho đối tượng.

Luân xa rung động từ bên trong thể xác ra bên ngoài, phát thông tin xuyên qua da. Nó cũng hút thông tin từ bên ngoài vào cơ thể, rồi biến đổi để dung nạp. Ngay cả những luân xa bên ngoài cơ thể cũng kết nối vào bên trong cơ thể. Dòng năng lượng ra vô này cho thấy rằng các luân xa thực ra trông giống như nhưng dải năng lượng bất tận hơn là giống hình dạng mà chúng thường được mô tả là những vòng xoáy hình nón.

Không những chảy như một dòng sông vô tận, dòng năng lượng luân xa này còn hấp dẫn những năng lượng khác trong vũ trụ. Một số trong đó tương tác với nhau để hình thành nên một tiểu vũ trụ của đối tượng, bao gồm cả trường hào quang (là những lớp năng lượng bao quanh cơ thể người) và các kênh, thể, trường năng lượng khác lưu chuyển bên trong và bên ngoài đối tượng.

Mỗi luân xa rung động ở một tần số khác nhau, vị trí nó càng thấp trong cơ thể thì rung động càng chậm; ở vị trí càng cao trong cơ thể thì rung động càng nhanh. Người nào bắt được những tần số này thì nhìn thấy chúng như là ánh sáng và màu sắc. Những luân xa nằm trong cơ thể chiếm chỗ của ánh sáng có thể nhìn thấy được, cái thấp nhất chạm vào phần hồng ngoại và những cái cao hơn thì nằm về phần tử ngoại (cực tím) của phổ màu.

Nguyên lý hoạt động của luân xa dựa trên giải thích khoa học
Quang phổ màu sắc luân xa

Luân xa càng ở vị trí thấp trong cơ thể hoặc so với cơ thể thì càng gần với ánh sáng thuộc phổ hồng ngoại. Luân xa ở vị trí càng cao trong cơ thể hoặc so với cơ thể thì nó càng gần ánh sáng có tần số tử ngoại. Màu đỏ là màu đầu tiên ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường sau khi ta vượt qua dải ánh sáng hồng ngoại và mắt thường không nhìn thấy được. Nó liên kết với luân xa đầu tiên ở háng. Màu tím (violet) là màu cuối cùng có thể nhìn thấy bằng mắt thường trước khi ta bước vào các tần số tử ngoại, và đây là màu sắc liên kết với luân xa thứ sáu ở trán.

Hình minh họa phổ màu sắc luân xa đặt ra những câu hỏi về tính chất có thể nhìn thấy được của các luân xa. Một trong những câu hỏi trước tiên là thế này: Nếu các luân xa có đó và rung động trong các tần số màu sắc này, thì tại sao ta không thể nhận biết những màu sắc ấy bằng mắt thường? Sóng não của chúng ta thường dao động trong khoảng 0 đến 100 vòng mỗi giây (đơn vị đo là Hz). Luân xa rung động trong dải từ 100 đến 1,600 Hz. Điều này có nghĩa não của chúng ta hoàn toàn không được tập luyện để nhận biết những dao động hoặc những tần số cao như những tần số mà luân xa hoạt động.

Tuy nhiên những người có khả năng trực giác qua các thời kỳ vẫn đều đặn nhận ra được sáu luân xa, nếu không muốn nói là bảy. Sáu cái đầu tiên (từ luân xa 1 đến luân xa 6) có tần số liên kết với quang phổ có thể nhìn thấy được bằng mắt thường (đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh da trời, và tím). Trực giác thường nhận ra chỉ cái nào mà não cho phép nó nhận ra. Nếu não nói: “Tôi không thể nhìn thấy hồng ngoại hay cực tím”, thì trực giác của chúng ta sẽ không nhận ra được màu sắc hoặc luân xa trong các quang phổ thấp hơn hoặc cao hơn.

Nguồn: nangluongchuabenh

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by: