Có lẽ trong chúng ta ai cũng ít nhiều nghe về câu chuyện về bùa ngải, đặc biệt là xứ sở của người Cao Miên. Nhưng liệu ai đó đã từng 1 lần tận mắt chứng kiến ngải là gì, hình thù thế nào hay chưa? Cây ngải bùa không đâu xa lạ, nó chính là nhưng chậu hoa cây cảnh mà bạn trong trong nhà nhưng không hề hay biết.
Cây ngải là gì?
Từ xa xưa ông bà ta đã có câu người Nam giỏi bùa ngải, người Bắc giỏi độc trùng, người Trung giỏi thư phù. Bởi vì người Nam ít nhiều chịu ảnh hưởng của người dân Campuchia và Lào nơi cội nguồn của bùa ngải.
Ngải là một giống thực vật không quá xa lạ gì với con người chúng ta. Nhiều người thắc mắc trồng cây ngải có sao không mà không hề biết có hiện diện trong chính nhà của mình những loại cây này.
Thực ra ngải là thực vật có thân thảo, phần rể biến thành của như giống củ nghệ hay gừng. Củ của các loại cây ngải thường to tầm từ ngón chân cái đến bằng 1 cái tô tùy loại.
Theo khoa học cây bùa ngải là 1 loại thực vật có tính dược, dùng để chữa 1 số bệnh. Bên cạnh đó 1 ít loại lại mang độc tính , cực độc nó có thể cứu người cũng có thể giết người. Ngải là loại thực vật thấp thụ tinh khí của Đất để ra củ và khí để ra hoa, và chính nhờ đặc tính này nên người luyện ngải đã dung thần quyền của mình để nuôi ra những cây ngải.
Ngải nàng mơn - hoa tóc tiên, cây ngải hẹ
Một trong số các loại cây bùa ngải
Nàng mơn có 3 loại trắng hồng và đỏ. Ngải nàng mơn được trồng để cầu tài lộc trong buôn bán , kinh doanh. Cách nuôi ngải buôn bán này là nên được luyện vào buổi chiều tối từ 5h đến 7h. Mỗi ngày luyện đều đặn sẽ giúp cho công việc kinh doanh gặp nhiều may mắn 1 cách không ngờ .
Ngải ma lai
Ngải ma lai hay còn gọi là hồng tú cầu. Gia đình nào trồng hồng tú cầu trong nhà thì như thể gia đình có sẽ xảy ra chuyện , công việc thất bại, con cái bệnh tật, nhà cửa lục đục. Đây là 1 loại ngải có độc tướng rất cao. Nó dùng trong đấu ngải, áp vía, thư ngải. Muốn luyện ngải ma lai phải đi thật xa gia đình đến nơi hoang vắng nói có cây cao, tu luyện 49 ngày mới ra hiệu quả. Ai muốn Cô Quả thì hãy nghĩ đến luyện ngải ma lai.
Ngải nàng chuyền lá dài
Còn có tên gọi khác là dây nhện. Có lẽ người ta thầy nàng Chuyền trổ nhánh toả ra như mạng nhện mà đặt thành tên. Ngải nàng Chuyền có lá màu xanh đậm, chuyền sọc có lá xanh nhạt hơn, dài khoảng 15 cm, sống lá hằn sâu đến cuống.
Nàng chuyền lá dài thường được trồng bên cạnh các ngôi mộ. Vì nàng chuyền dài nhảy nhánh con như cây trường sinh nên được người Miên quan niệm phát tài phát lộc, con đàn cháu đống.
Cây ngải nàng Rù
Ngải nàng rù hay gọi là lan chi sọc, cây ngãi khách, cây ngải mến khách. Chức năng của nó là rủ rê khách hàng cho gia chú. Nếu gặp người trồng không hợp với ngải nàng rù nhanh chóng rùi tàn cho dù có chăm sóc cẩn thận đến đâu.
Nàng Rù thường trồng trong chậu nhỏ. Người trồng thường đặt chậu lên cao theo các mức: đầu gối, thắt lưng, ngực, yếu hầu, chân mày hoặc qua khỏi đầu. Nàng Rù cần nhiều ánh sáng mặt trời và sự chuyển động của không khí. Cho nên, nếu để úng nước, rễ củ sẽ bị thối dần và héo lá đến chết.
Ngải nàng mén
Đây là cây ngải trồng để cầu duyên cầu tài, làm phép người yêu. Người ta trồng ngải nàng mén trước nhà để cầu tài, trồng cửa sổ phòng ngủ để cầu duyên, và củ ngải để luyện phép yêu.
Loại ngải này dáng như ngải hổ nhưng nhỏ và thanh mảnh hơn. Không biết ở các vùng miền Đông Nam bộ và cao nguyên Bắc bộ có hay không, riêng ở miền Nam ngải Mén thường mọc phổ biến trên đỉnh núi Cấm – An Giang. Ngải Mén rất kén thầy, phải là người có duyên mới bắt gặp được.
Ngải nàng Sắc
Cây ngải buôn bán
Hình dáng như nàng Chuyền trơn nhưng màu lá xanh đậm hơn và thân lá dài hơn. Phần ngọn lá nhọn chứ không bầu hoặc tròn như các loại nàng khác. Sau này, hiếm thấy nơi nào trồng loại ngải này. Có lẽ vì ít người biết công dụng của nó và khi trồng cũng khó trổ hoa. Công năng của nàng Sắc cũng dùng cho việc vận tài đắc lợi. Nhưng nó hay hơn các loại nàng khác ở chỗ có thể giữ nhà, đẩy bớt ám khí từ những kẻ cạnh tranh phá hoại ngầm việc làm ăn buôn bán.
Ngải nàng Nghệ
Nàng Nghệ thuộc họ gừng riềng, nhưng vốn tính nhu mì thuận lợi cho việc làm bùa yêu, ăn nói thu hút cảm tình đối tượng vận chuyển tài khí nên người ta thường gọi ngải nàng.
Cây ngải làm bùa được yêu thích
Dáng của nàng Nghệ giống ngải hổ nhưng thân thanh mảnh hơn, lá thon và dài, không có sọc tím giữa sống lá. Sở dĩ người ta gọi là nàng Nghệ vì củ của nó có màu vàng như nghệ nhưng sao với củ nghệ, nó nhỏ hơn, màu vàng trong ruột củ cũng nhạt hơn.
Nàng Nghệ được trồng nhiều trong Đông y kết hợp các vị thuốc khác trị nhiều căn bệnh viêm loét bao tử, ngoài da, đường ruột…
Còn nhiều loại khác như nàng Xoài, nàng Tía, nàng Rế… vì không có điều kiện sưu tầm nên đành gác lại vậy. Riêng nàng Thâm, nàng Lùa, tôi đưa sang bài "Các loại ngải độc tướng". Lý do, hai loại ngải này có công năng khá đặc biệt vượt qua công dụng bình thường của những loại ngải nàng.
Thông thường, khi hốt thuốc Bắc hoặc đi khám ở bệnh viện, ta thấy các bác sĩ đông tây y đều cho thuốc tổng hợp nhiều loại để bổ trợ cho nhau, không có ai chỉ cho duy nhất một loại thuốc. Trong cách luyện ngải cũng vậy. Các thầy thường phối hợp ít nhất 4 loại ngải với nhau để luyện. Cách luyện như thế nào, tôi sẽ giới thiệu khái quát trong bài phép luyện ngải.
Công dụng của ngải Mén là cầu tài, cầu duyên và đặc biệt là làm phép yêu. Người ta thường trồng nàng mén trước cửa nhà để chiêu tài, trồng cây sau nhà gần cửa sổ phòng ngủ để cầu duyên và dùng rể, củ nàng Mén để làm ngải yêu.
Nhiều bạn ngạc nhiên vì sao có nhiếu loại ngải yêu đến thế. Đó là công năng chung của các loại ngải nàng cơ mà. Tuỳ duyên và khả năng luyện của mình mà các thầy ngải chọn cho mình một loại ngải phù hợp nhất để luyện phép yêu. Tuy nhiên, theo ý kiến riêng của tôi, sở dĩ các thầy không luyện được ngải nàng Quạt hay nàng Mén vì không được người xưa chỉ dạy, hoặc không được ngải này chọn lựa.
Khi nàng Mén trổ hoa, cánh hoa Mén có số lượng khác nhau. Số lượng khác, công năng cũng khác. Hoa 6 cánh dùng để làm dầu ăn nói, Mén có hoa 7 cánh dùng để làm phép chiêu tài đắc lợi vô cùng. Dưới đây là 2 tấm ảnh về ngải Mén.
Ngãi nàng cát
Riêng người chà Châu Giang thì họ lại dùng 1 loại ngải có hình dáng như cây cây gừng núi, gừng gió,lá như hổ mà nhỏ hơn ,thân cây không xanh như hổ mà có màu tim tím… gọi là nàng Cát
Công năng dùng để chiêu tài, mua bán…có thể dùng ngải chậu để dùng ,hoặc dùng hoa của nó …loại nầy không mọc trên núi, mà mọc trong cồn cát ở giữa sông… ví vụ như miệt Tường Đa, tỉnh Bến Tre.
Tuỳ theo mỗi môn phái mà thầy hay có những bài chú khác nhau về nuôi và dùng ngải họ hổ trên miền đông miệt kon tum ,buôn mê hay định quán thì lại có loại ngảii dạng như hổ mà lá nhỏ hơn và nhọn hơn gọi là ngải sa-bây (hay sa rây) cũng dùng để mua bán và nói cho nghe. Sau này nghiên cứu, tôi mới biết ngải sa bây chính là nàng Cát. ….
Ngải nàng quạt
Có một loại cây thuộc Nam dược cũng chính là cây ngải. Đó là ngải nàng Quạt.
Nàng Quạt có tên gọi dân gian là cây rẻ quạt. Rẻ quạt có tên khoa học Belamcanda sinensis (L.) DC, họ lay ơn. Đây là một loại cây mọc hoang sống lâu năm; thân rễ mọc bò. Lá mọc thẳng đứng, bẹ lá xếp vào nhau xòe ra như cái quạt. Lá hình mác dài 20-40 cm, rộng 1,5-2 cm. Hoa có cán dài 20-40 cm, chia thành nhiều cành, mỗi cành mang một cụm hoa. Hoa có 6 cánh màu vàng cam đỏ điểm đốm tía. Quả nang hình trứng. Hạt hình cầu xanh đen bóng, đường kính 5 mm. Đông y xếp xạ can vào loại thuốc thanh nhiệt giải độc. Xạ can vị đắng, tính hàn, vào các kinh phế, can, có tác dụng trị đau hầu họng, trừ đờm, dịu ho. Xạ can hơi có độc. Người có tì vị hư hàn, trẻ em dưới 7 tuổi, phụ nữ có thai không được dùng. (theo BS Trần Xuân Thuyết – Vnexpress)
Trong huyền môn, nàng Quạt được luyện để làm bùa yêu. Thầy luyện ngải dùng bông của nó để luyện vào dầu. Bông rẻ quạt có nhiều màu sắc, mỗi màu lại sử dụng cho một công năng yêu khác nhau. Ví dụ, bông vàng luyện phép yêu dành cho những người ở gần nhau, bông đỏ dành cho người không có điều kiện gần gũi, bông trắng dùng cho phép yêu mà không thể cưới …
Tuy nhiên, có một điều mọi người cần nhớ. Khi luyện nàng Quạt, khí vận của người luyện gắn liền với sự sống của cây. Nếu cây bị chết, người trồng sẽ bị xui xẻo không cứu vãn nổi.
Ngải nàng Mọi
Nhiều người sưu tầm trên mạng các bức hình ngải mọi theo dân gian và vị thuốc Đông y mà không biết rằng ngải nàng Mọi hình dáng thật là thế nào.
Hình ảnh cây ngải
Nhìn vẻ bề ngoài, nàng Mọi không khác gì nàng Mơn, nhưng quan sát kỹ ta sẽ thấy lá nàng Mọi dài hơn, màu xanh đậm hơn và lá xoăn dần ở phần ngọ. Công năng của nàng MỌi chủ yếu là để chiêu khách. Cho nên, khi trồng loại cây này nhất thiết phải để trước cửa, gần nơi khách vãng lai thường qua lại.
Nàng Mơn bông đỏ
Lá của loại bông đỏ thường có màu xanh tươi hơn so với Mơn bông trắng. Cọng lá cũng dẹp hơn, và rộng hơn so với lá hẹ. Nàng Mơn đỏ có hoa màu hồng và hồng đậm. Cánh hoa ngải này có loại 6 cánh, 7 cánh và 8 cánh. Trong 3 loại này, chỉ lấy một loại để làm phép mà thôi. Không phải hoa nào cũng có thể lấy để luyện phép đâu.
Nàng Mơn bông trắng
Loại này có bản lá hẹp hơn và sống lá khuyết sâu hơn ở phần cuống lá. Màu sắc lá cũng không xanh tươi như màu của nàng Mơn bông đỏ.
Nàng Mơn bông trắng chánh tông:
Cánh hoa trắng tự nhiên, dáng cứng cáp, không bị lai tạp, giao thoa
Ngoài ra còn có nàng Mơn bông vàng. Nhưng loại này ngày càng trở nên hiếm hoi. Loại bông vàng tính năng rất yếu. Nếu trồng chung hoặc gần với bông trắng hoặc bông đỏ, chẳng bao lâu sau chúng chuyển sang màu trắng đỏ, bông vàng biến mất.
(Nàng Mơn bông trắng)
Trong ba loại nàng Mơn phổ biến này, ta còn có Mơn ống bông trắng mà nhiều bạn thường gọi là ngải bún. Đây cũng là một họ của nàng Mơn.
Công năng chung khi nuôi cây ngải loại này là chiêu tài, quến khách, làm phép yêu, dầu ăn nói khiến người nghe cảm mến mà hợp tác.
Trong các loại, thầy thường chọn hoa đỏ để cầu tài vì loại này có tính năng mạnh nhất. Còn loại hoa trắng thường dùng để làm dầu ăn nói, phép yêu.
Như vậy, chúng ta đã biết cây ngải là cây gì trong vườn nhà mình rồi nhé!
Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn