Vào năm 2005, Giáo sư Vật lý và Thiên văn học tại Đại học Johns Hopkins Richard Conn Henry đã xuất bản một bài báo trên tạp chí Nature với tiêu đề “Vũ trụ tinh thần” (The Mental Universe).
Trong đó, ông viết như sau: Một kết luận cơ bản của vật lý học cũng thừa nhận rằng người quan sát tạo ra thực tại. Là những người quan sát, cá nhân chúng ta tham gia vào việc tạo ra thực tại của chính mình. Các nhà vật lý bị buộc phải thừa nhận rằng vũ trụ là một công trình của "tinh thần"...
Nhà vật lý tiên phong James Jeans cũng viết: “Dòng chảy kiến thức đang hướng tới một thực tế phi máy móc; vũ trụ bắt đầu giống một ý nghĩ vĩ đại hơn là một cỗ máy khổng lồ. Tâm trí dường như không còn là kẻ vô tình xâm nhập vào lĩnh vực vật chất, chúng ta nên chào đón nó với tư cách là người tạo ra và thống trị thế giới vật chất… Vũ trụ là phi vật chất-tinh thần và tâm linh”.
Ý tưởng cơ bản mà ông đưa ra với tuyên bố này là theo một cách nào đó, ý thức liên quan trực tiếp với những gì chúng ta nhận thức là thế giới vật chất, và rằng bản chất của thực tại được tạo thành từ những “thứ phi vật chất”.
Ông tiếp tục nhấn mạnh rằng, trong giới khoa học ngày nay, đã có những nỗ lực nghiêm túc để duy trì một thế giới vật chất - nhưng chúng không tạo ra vật lý mới mà chỉ phục vụ cho việc giữ lại một ảo tưởng đó là thực tại của chúng ta cấu thành từ hạt vật chất cơ bản được liên kết một cách chặt chẽ.
Các nhà vật lý né tránh sự thật quá xa lạ với hiểu biết thông thường về thế giới vật chất. Một cách phổ biến mà họ dùng để trốn tránh vũ trụ tinh thần là “sự không kết hợp” - khái niệm cho rằng “môi trường vật chất” là đủ để tạo ra thực tại, và thực tại này thì độc lập với tâm trí con người.
Sẽ đạt được tiến bộ phi thường nếu đào sâu nghiên cứu hiện tượng phi vật lý
Nikola Tesla từng nói rằng: “Ngày khoa học bắt đầu nghiên cứu các hiện tượng phi vật lý, nó sẽ đạt được nhiều tiến bộ hơn trong một thập kỷ so với tất cả các thế kỷ tồn tại trước đó”.
Nhiều nhà khoa học, có thể nói rằng phần lớn các nhà khoa học trong lĩnh vực mới này đều cảm thấy như vậy. Tuy nhiên, giới học thuật chính thống vẫn còn thiếu sự quan tâm đến khoa học phi vật chất. Điều này thật kỳ lạ vì ở các cấp chính quyền cao nhất, thường là Bộ Quốc phòng, các hiện tượng phi vật lý như thần giao cách cảm, thấu thị, nhìn từ xa, linh cảm và nhiều hiện tượng khác nữa đã được nghiên cứu và xác minh trong thời gian rất lâu. Những hiện tượng này nằm trong lĩnh vực cận tâm lý học, gắn liền trực tiếp với vật lý lượng tử.
Tiến sĩ Jessica Utts, Chủ nhiệm Khoa Thống kê tại Đại học California, Irvine và là giáo sư tại đây từ năm 2008 cho biết: “Điều thuyết phục tôi chỉ là bằng chứng được tích lũy khi tôi làm việc trong lĩnh vực này và tôi càng ngày càng phải xem xét chúng nhiều hơn. Tôi đã đến thăm các phòng thí nghiệm, thậm chí xa hơn nơi tôi đang làm việc để xem họ đang làm gì và tôi có thể thấy rằng họ đã kiểm soát thực sự chặt chẽ… và vì vậy tôi bị thuyết phục bởi một loại khoa học đáng tin cậy mà tôi chứng kiến. Và trên thực tế với tư cách là một nhà thống kê, tôi sẽ nói rằng tôi đã tham khảo ý kiến trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau; phương pháp luận và sự kiểm soát đối với những thí nghiệm này chặt chẽ hơn bất kỳ lĩnh vực khoa học nào khác mà tôi từng làm việc”.
Một bài báo được xuất bản trên Frontier's of Neuroscience nhấn mạnh: “Nghiên cứu về các hiện tượng cận tâm lý (psi) đang được thực hiện tại nhiều trường đại học và trung tâm nghiên cứu được công nhận trên toàn thế giới bởi các học giả trong các lĩnh vực khác nhau được đào tạo về phương pháp khoa học (ví dụ: khoảng 80 bằng Tiến sĩ đã được trao về các chủ đề liên quan đến psi ở Anh trong những năm gần đây). Những nghiên cứu này đã tiếp tục trong hơn một thế kỷ bất chấp việc cấm kỵ đối với việc điều tra các chủ đề này, gần như hoàn toàn thiếu kinh phí, và bị các chỉ trích cả chuyên nghiệp và cá nhân. Hiệp hội Tâm lý học là một chi nhánh của AAAS từ năm 1969, và hơn 20 người đoạt giải Nobel và nhiều nhà khoa học nổi tiếng khác đã hỗ trợ nghiên cứu psi hoặc thậm chí tự tiến hành nghiên cứu”.
Vậy tại sao lại có sự chống đối mạnh mẽ như vậy? Có phải nguyên nhân đơn giản là những tác động liên quan đến những phát hiện trong những lĩnh vực này là quá lớn? Khi vật lý thay đổi, các mô hình toàn cầu và nhận thức của con người về thế giới của chúng ta cũng sẽ thay đổi theo. Một số khám phá thực sự có khả năng phá vỡ cách chúng ta nhìn nhận thế giới ngày nay, và có thể thay đổi cách chúng ta sống và thậm chí khiến chúng ta đặt câu hỏi về cách chúng ta sống.
Mối quan hệ giữa ý thức với thực tại
Cassandra Vieten, Tiến sĩ kiêm Chủ tịch / Giám đốc điều hành tại Viện Khoa học Noetic, một tổ chức do Tiến sĩ Edgar Mitchell của Apollo 14 thành lập để nghiên cứu ý thức và mối quan hệ của nó với bản chất thực tại, giải thích: “Có vẻ như có một mối lo ngại sâu sắc rằng toàn bộ lĩnh vực này sẽ bị hoen ố khi việc nghiên cứu một hiện tượng bị vấy bẩn bởi mối liên hệ của nó với mê tín dị đoan, thuyết tâm linh và ma thuật. Bảo vệ chống lại khả năng này đôi khi có vẻ quan trọng hơn việc khuyến khích khám phá khoa học hoặc bảo vệ tự do học thuật. Nhưng điều này có thể đang thay đổi”.
Chẳng hạn, nhà vật lý nổi tiếng Lord Kelvin, người đã phát biểu vào năm 1900 rằng: “Không có gì mới được khám phá trong vật lý hiện nay. Tất cả những gì còn lại là phép đo ngày càng chính xác hơn ”. Không lâu sau tuyên bố này khi Einstein xuất bản bài báo của mình về thuyết tương đối hẹp. Các lý thuyết của Einstein đã thách thức khuôn khổ kiến thức được chấp nhận vào thời điểm đó, và buộc cộng đồng khoa học phải mở ra một cái nhìn thay thế về thực tại.
Nó là một ví dụ tuyệt vời về cách các khái niệm được coi là chân lý tuyệt đối có thể vẫn bị thay đổi.
Cách đây vài năm, một nhóm các nhà khoa học được quốc tế công nhận đã cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của thứ vẫn thường bị bỏ qua trong cộng đồng khoa học chính thống - thực tại là vật chất (proton, electron, photon, bất cứ thứ gì có khối lượng) không phải là duy nhất. Chúng ta sẽ mãi mãi không hiểu bản chất thực tại, nếu chúng ta chỉ liên tục kiểm tra các hệ thống vật chất? Còn vai trò của các hệ thống phi vật chất, chẳng hạn như ý thức, hoặc sự tương tác của chúng với các hệ thống vật chất thì sao?
Tiến sĩ Folger viết trong “Lượng tử Shmantum” rằng: “Bất chấp thành công thực nghiệm vô song của lý thuyết lượng tử, gợi ý rằng nó có thể đúng theo nghĩa đen như một mô tả về tự nhiên, nó vẫn được chào đón bằng sự hoài nghi, khó hiểu và thậm chí là tức giận”.
Xin nhắc lại, vào đầu thế kỷ 19, các nhà vật lý bắt đầu khám phá mối quan hệ giữa năng lượng và cấu trúc của vật chất. Khi làm như vậy, thì niềm tin rằng một vũ trụ vật chất của Newton, trung tâm của sự hiểu biết khoa học đã bị loại bỏ, và được thay thế bằng nhận thức rằng vật chất không là gì ngoài ảo ảnh. Các nhà khoa học bắt đầu nhận ra rằng mọi thứ trong Vũ trụ đều được tạo ra từ năng lượng. Điều này đã được biết đến trong cộng đồng khoa học trong hơn một trăm năm.
Max Planck, nhà vật lý lý thuyết, người khởi xướng lý thuyết lượng tử, người đoạt giải Nobel Vật lý năm 1918 cho rằng: “Tôi coi ý thức là nền tảng. Tôi coi vật chất là phát sinh từ ý thức. Chúng ta không thể vượt qua ý thức. Mọi thứ mà chúng ta nói về, mọi thứ mà chúng ta liên quan là do ý thức đang tồn tại, đòi hỏi”.
Thí nghiệm “khe đôi lượng tử” đã được sử dụng để kiểm tra mối liên hệ giữa vấn đề về vật chất và ý thức con người. Nó đưa ra cái được gọi là sự bất định lượng tử được định nghĩa là khả năng. Theo các định luật cơ học lượng tử, của một hạt như electron tồn tại trong các khả năng - ở bất cứ đâu, ở mọi nơi hoặc không ở đâu tất cả - cho đến khi được thiết bị đo trong phòng thí nghiệm.
Sơ đồ Thí nghiệm khe đôi lượng tử. (Ảnh: Wikipedia)
Một bài báo được xuất bản trên tạp chí Physics Essays đã được bình duyệt giải thích cách thí nghiệm này đã được sử dụng nhiều lần để khám phá vai trò của ý thức trong việc hình thành bản chất của thực tại vật lý.
Nó được xuất bản bởi Tiến sĩ Dean Radin, người mà bạn sẽ thấy trong bài giảng dưới đây. Anh ấy là nhà khoa học chính của Viện Khoa học Noetic.
Ông đã tạo ra kết quả đáng kinh ngạc: Ý định của con người, thông qua các thiền giả, có thể thực sự làm sụp đổ hàm sóng lượng tử. Các thiền giả là “người quan sát” trong trường hợp này.
Trên thực tế, như Radin đã chỉ ra trong bài giảng của mình, kết quả “5 sigma” có thể mang lại cho CERN giải Nobel năm 2013 vì đã tìm ra hạt Higgs (hóa ra không phải là hạt Higgs). Trong nghiên cứu này, họ cũng nhận được kết quả 5 sigma khi thử nghiệm những người tập thiền so với những người không tập thiền trong việc thu gọn hàm sóng lượng tử. Điều này có nghĩa là hoạt động tinh thần, ý thức con người có thể buộc vật chất vật chất phải hoạt động theo một cách nhất định.
Radin cho biết: “Các quan sát không chỉ làm xáo trộn những gì phải đo, họ tạo ra kết quả”.
Với rất nhiều bằng chứng cho thấy ý thức của con người gắn liền trực tiếp với thực tại vật chất của chúng ta, điều đó càng cho thấy rằng cảm xúc, tình cảm, nhận thức và “trạng thái ý thức” của chính chúng ta là một yếu tố then chốt trong việc tạo ra và định hình trải nghiệm. Tất cả chúng ta đang hoạt động hàng ngày ở trạng thái nào, và điều này có tác động gì đến thực tế của chúng ta, đối với trải nghiệm con người của chúng ta? Nếu chúng ta muốn thay đổi thế giới, điều quan trọng là chúng ta tạo ra từ một nơi hòa bình và tình yêu thương như thế nào? Còn rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp.
Văn Thiện
Nguồn: ntdvn
Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn