Câu hỏi liệu chúng ta có “một mình trong vũ trụ” hay không là câu hỏi mà các nhà khoa học, nhà văn và triết học trăn trở trong nhiều thế hệ. (Ảnh: Pixabay)
Bằng chứng về sự sống trên các hành tinh khác có thể đã có trong các dữ liệu thu được trên Trái đất, nhưng chúng ta có thể đã không nhận ra chúng, một nhà triết học khoa học tuyên bố.
Câu hỏi liệu chúng ta có “một mình trong vũ trụ” hay không là câu hỏi mà các nhà khoa học, nhà văn và triết học trăn trở trong nhiều thế hệ.
Đã có hàng chục sứ mệnh được thực hiện để tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất và các tác giả đã viết vô số cuốn sách về chủ đề này.
Giáo sư triết học khoa học, Tiến sĩ Peter Vickers, từ Đại học Durham, nói rằng các nhà khoa học cần có một tư duy cởi mở khi nghiên cứu sự sống ngoài Trái đất.
Trong một bài báo cho The Conversation, ông nói rằng suy nghĩ thông thường hoặc bất kỳ thành kiến nào đối với sự sống mà chúng ta đã biết có thể khiến chúng ta bỏ lỡ các khám phá quan trọng.
Giáo sư triết học khoa học, Tiến sĩ Peter Vickers, nói: Có thể không phải là người ngoài hành tinh, nhưng các nhà khoa học cần có một tư duy cởi mở khi xem xét sự sống ở những nơi khác trong vũ trụ. (Ảnh: Pixabay)
Giáo sư triết học viết trong bài báo: “Rất nhiều tiến bộ đột phá thu được một cách tình cờ, từ việc phát hiện ra penicillin đến việc phát hiện ra bức xạ phông vi sóng vũ trụ còn sót lại từ Vụ nổ lớn”.
Ông viết tiếp: “Những điều này thường phản ánh mức độ may mắn của các nhà nghiên cứu liên quan. Khi nói đến sự sống ngoài hành tinh, liệu 'chúng ta sẽ nhận thấy nó khi chúng ta bắt gặp'”?
Một trong những kỹ thuật mà các nhà khoa học có thể sử dụng trong việc cố gắng xác định sự sống ngoài hành tinh là tìm kiếm các bằng chứng sinh học - tức là bất kỳ vật chất nào cung cấp bằng chứng khoa học về sự sống trong quá khứ.
Nó có thể là một nguyên tố, đồng vị hoặc phân tử cần cho sự sống có mặt trong bất kỳ môi trường nhất định nào.
Tiến sĩ Vickers cho biết: “Những năm gần đây đã chứng kiến những thay đổi trong lý thuyết của chúng ta về những gì được coi là đặc điểm sinh học và những hành tinh nào có thể sinh sống được, và những lần thám hiểm xa hơn là không thể tránh khỏi”.
Ông nói thêm: “Nhưng điều tốt nhất chúng tôi thực sự có thể làm là giải thích dữ liệu đã có với lý thuyết tốt nhất hiện tại của chúng ta, chứ không phải với một số ý tưởng trong tương lai mà chúng ta chưa có”.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy các hành tinh quay quanh các ngôi sao xa xôi thường có nước trong bầu khí quyển.
Các nhà khoa học từ Đại học Cambridge đã phân tích thành phần của 19 hành tinh trong 5 năm và phát hiện ra chúng có nước nhưng với lượng thấp. Tổng cộng 14 hành tinh này có hơi nước bay lơ lửng trong bầu khí quyển của nó, và các hóa chất quan trọng là natri và kali có mặt ở 6 hành tinh.
Ông cho rằng, điều quan trọng là các nhà nghiên cứu cần tiếp cận bất kỳ cuộc tìm kiếm sự sống nào trong tương lai với một tâm hồn cởi mở và sẵn sàng khám phá “những điều bất ngờ”.
“Nghiên cứu vũ trụ phần lớn không bị ràng buộc bởi lý thuyết không chỉ là một nỗ lực khoa học chính đáng mà còn rất quan trọng”.
Các nhà thiên văn học cho biết có rất nhiều thế giới trong vũ trụ, vì vậy khả năng các loài tiến hóa ở cấp độ vi sinh vật là rất cao.
Một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất của Kính viễn vọng Không gian Hubble là gần 10.000 thiên hà trong một vùng nhỏ của bầu trời đêm được gọi là Trường siêu sâu Hubble. Trong mỗi thiên hà có trung bình khoảng 100 triệu ngôi sao và mỗi ngôi sao có khả năng có ít nhất một hành tinh.
Cuộc khảo sát quy mô nhất về các thành phần hóa học trong khí quyển của các ngoại hành tinh cho đến nay đã tiết lộ các xu hướng thách thức các lý thuyết hiện tại về sự hình thành hành tinh và phát hiện ra rằng nước phổ biến nhưng khan hiếm trên các hành tinh đó.
Các cơ quan vũ trụ đang tung ra các công cụ nhạy bén hơn bao giờ hết để tìm kiếm các ngoại hành tinh và sự sống trong các thiên hà xa xôi và trong hệ Ngân Hà của chúng ta.
Một số thậm chí đang tìm kiếm gần hơn nhiều.
Có 4 sứ mệnh gửi lên sao Hỏa trong năm nay và 3 trong số đó có mục tiêu chính là săn tìm sự sống trên Hành tinh Đỏ.
Các nhiệm vụ cũng đang được lên kế hoạch để tìm kiếm các vệ tinh của những hành tinh khí khổng lồ và các kính thiên văn đang tìm kiếm các hành tinh trong vùng sinh sống của các ngôi sao khác. Một ví dụ là kính viễn vọng HabEx trị giá 7 tỷ USD của NASA sẽ ra mắt vào năm 2030 trong cuộc tìm kiếm “Trái đất thứ hai” trong hệ Ngân Hà.
Cơ quan Vũ trụ Châu Âu đã phóng vệ tinh Cheops của họ để tìm kiếm các hành tinh có thể sinh sống được và sứ mệnh TESS của NASA cũng tìm kiếm các ngoại hành tinh kể từ năm 2018.
Với việc phát hiện ra hơn 3.500 ngoại hành tinh và một hành tinh mới được tìm thấy mỗi ngày, việc tìm kiếm sự sống đã bắt đầu vượt xa khỏi hệ Mặt trời.
Có hàng chục “hành tinh tiềm năng có thể ở được” quay quanh các ngôi sao trong vũ trụ - khi tìm kiếm những hành tinh ở vị trí tương tự như Trái đất.
Khung cảnh gần 10.000 thiên hà này được gọi là Trường cực sâu Hubble, nó là một vùng không gian nhỏ và trong mỗi thiên hà có trung bình khoảng 100 triệu ngôi sao và mỗi ngôi sao có khả năng có ít nhất một hành tinh, theo nhà nghiên cứu ngoại hành tinh.
Tiến sĩ Vickers nói rằng các nhà khoa học cần sử dụng một cách tiếp cận rộng hơn để tìm kiếm.
Ông nói trong bài báo: “Trong việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất, các nhà khoa học phải hết sức cởi mở... Điều này có nghĩa là cần khuyến khích những ý tưởng và kỹ thuật không chính thống”.
Ông cho biết mỗi và mọi hành tinh mới được các nhà khoa học phát hiện đều rất phức tạp về vật lý và hóa học.
Ông kết luận: “Thật quá dễ dàng để tưởng tượng một trường hợp mà các nhà khoa học không kiểm tra kỹ một mục tiêu được cho là ‘không đủ điều kiện cho sự sống”.
Văn Thiện - Nguồn: ntdvn
Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn