19/9/20

NASA tìm thấy bằng chứng về 'nước cho sự sống' trên sao Kim

NASA tìm thấy bằng chứng về 'nước cho sự sống' trên sao Kim

Sao Kim đã nổi lên thành tâm điểm của sự phấn khích sau khi các nhà thiên văn học phát hiện ra dấu vết của khí phosphine trong bầu khí quyển của hành tinh láng giềng của chúng ta, nhưng NASA cũng tìm thấy "đủ nước để hỗ trợ cho sự sống" trên hành tinh này.


Các nhà thiên văn đến từ Anh đã phát hiện khí phosphine trong lớp khí quyển trên cao độ 48km (30 dặm) trong đám mây của sao Kim, các nhà nghiên cứu cho rằng đó là một dấu hiệu hàng đầu của sự sống ngoài hành tinh.

Khám phá này không phải là một quan sát trực tiếp về sự sống trên hành tinh khác, nhưng số lượng tuyệt đối của các phân tử khí phosphine không thể được giải thích thông qua bất kỳ quá trình đã biết nào của tự nhiên.

Các quan sát ngày nay về sao Kim

Sao Kim là một hành tinh địa ngục, với bầu khí quyển carbon dioxide dày đặc bao phủ một bề mặt gần như không có nước, nơi nhiệt độ lên tới 450 độ C.

Các nhà khoa học từ lâu đã đưa ra giả thuyết rằng sao Kim được hình thành từ các thành phần tương tự như Trái đất, nhưng theo một con đường tiến hóa khác.

Các phép đo của tàu vũ trụ Pioneer của NASA đối với Sao Kim vào những năm 80 lần đầu tiên cho thấy Sao Kim ban đầu có thể có đại dương, nhưng vị trí gần Mặt trời có nghĩa là nó nhận được nhiều ánh sáng mặt trời hơn Trái đất.

Điều này khiến các nhà khoa học tin rằng đại dương sơ khai của hành tinh này đã bốc hơi, các phân tử hơi nước bị phá vỡ bởi bức xạ cực tím và hydrogen thoát ra ngoài không gian.

Không còn nước trên bề mặt, carbon dioxide tích tụ trong khí quyển, gây ra hiệu ứng nhà kính và đã tạo ra các điều kiện khí hậu hiện nay trên hành tinh đó.

Mô hình hóa về lịch sử khí hậu của sao Kim

Các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Không gian Goddard (GISS) của NASA đã phát hiện ra rằng sao Kim trước đây có thể đã có một đại dương nước lỏng nông và nhiệt độ bề mặt có thể ở được trong thời gian lên đến hai tỷ năm.

NASA tìm thấy bằng chứng về 'nước cho sự sống' trên sao Kim
Tàu thăm dò vũ trụ Pioneer của NASA đã cung cấp dữ liệu thu thập được từ sao Kim về Trái đất. (Ảnh: GETTY)

Các nhà khoa học đã xây dựng một mô hình tương tự như loại được sử dụng để dự đoán biến đổi khí hậu trong tương lai trên Trái đất và đã phát hiện ra kết quả này đối với sao Kim. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters.

Michael Way, một nhà nghiên cứu tại GISS và là tác giả chính của bài báo, cho biết: “Nhiều công cụ chúng tôi sử dụng để lập mô hình biến đổi khí hậu trên Trái đất có thể được điều chỉnh để nghiên cứu khí hậu trên các hành tinh khác, cả trong quá khứ và hiện tại’’.

Nhóm GIIS cũng đưa ra dữ liệu năm 2016 cho thấy sao Kim cổ đại có nhiều đất khô hơn Trái đất, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới.

Một thông cáo báo chí của NASA cho biết thêm: “Loại bề mặt này có vẻ lý tưởng để sự sống có thể tồn tại được trên một hành tinh, dường như đã có đủ nước để hỗ trợ sự sống tồn tại, có đủ đất để giảm độ nhạy cảm của hành tinh đối với những thay đổi từ ánh sáng mặt trời tới”.

Các nhà nghiên cứu đã mô phỏng các điều kiện của sao Kim giả định ban đầu với bầu khí quyển tương tự như Trái đất, một ngày dài bằng ngày hiện tại của sao Kim và một đại dương nông phù hợp với dữ liệu ban đầu từ tàu vũ trụ Pioneer.

Giả thuyết về sự sống có thể tồn tại trên sao Kim

Đồng tác giả Anthony Del Genio cho biết: “Trong mô hình mô phỏng của GISS, vòng quay chậm của sao Kim làm cho phía hướng mặt trời của nó luôn hướng đến Mặt trời trong gần hai tháng của mỗi chu kỳ.

“Điều này sưởi ấm bề mặt và tạo ra mưa dẫn đến luôn có một lớp mây dày, hoạt động giống như một chiếc ô để che chắn bề mặt khỏi phần lớn sức nóng của mặt trời.

"Kết quả là nhiệt độ khí hậu trung bình thực sự mát hơn vài độ so với Trái đất ngày nay".

Phát hiện gần đây về khí phosphine trong bầu khí quyển làm tăng khả năng đã từng tồn tại sự sống trên sao Kim, tàn dư của sự sống vẫn còn bám vào bầu khí quyển của nó khi sự nóng lên của hành tinh khiến bề mặt của nó không thể ở được.

Giáo sư Jane Greaves, một nhà thiên văn học tại Đại học Cardiff và là trưởng nhóm thực hiện khám phá gần đây, cho biết: “Thật ngạc nhiên khi nói rằng sự sống có thể tồn tại được bao quanh bởi rất nhiều axit sulfuric.

"Nhưng tất cả các tuyến địa chất và quang hóa của hành tinh đều không thể tạo ra phosphine mà chúng ta thấy".

Giáo sư Greaves đã quan sát Sao Kim vào năm 2017 bằng Kính viễn vọng James Clerk Maxwell ở Hawaii, và hai năm sau bằng kính thiên văn Alma ở Chile, và trong cả hai trường hợp đều cho thấy dấu hiệu của phosphine trong tầng mây phía trên của Sao Kim.

Nguồn: ntdvn

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by: