17/9/20

Hãi hùng trước những nghi lễ quái dị trên thế giới

Mỗi nền văn hóa, xã hội lại có những phong tục, tập quán đặc trưng nhưng vẫn còn tồn tại nhiều nghi lễ được xem là quái đảng, kỳ lạ nhất. Điều này đã làm nên sự phong phú, đa dạng cho nền văn minh con người.

1. Đeo găng tay kiến của người Mawe (Nam Mỹ)

Nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành của một đứa trẻ rất phổ biến ở các lễ hội Kito giáo và Ấn Độ giáo mặc dù nó khá là đau đớn. Những người Satere Mawe ở Nam Mỹ sử dụng loài kiến độc nhất của vùng sông nước Amazon mà vết trích của chúng được các nhà thám hiểm so sánh với việc ăn một phát đạn. Hậu quả của nọc độc loài kiến này gây ra kéo dài nhiều giờ và dẫn tới tình trạng nôn mửa, rối loạn nhịp tim, thậm chí tử vong.

Những con kiến được thả vào chiếc găng tay lớn dệt bằng lá cây, được vị trưởng tộc buộc chặt vào bàn tay các cậu bé đến tuổi trưởng thành. Trong khi chúng bị đàn kiến xâu xé suốt 10 phút thì những thành viên của bộ lạc sẽ nhảy múa, hát ca nhằm xua tan cảm giác đau đớn cho bọn trẻ.

Hãi hùng trước những nghi lễ quái dị trên thế giới

Khi nghĩ thức chấm dứt, những đứa trẻ được công nhận là một chiến binh dũng cảm và chịu tiếp sự dày vò của vết thương trong nhiều ngày và chuẩn bị tinh thần cho 20 lần "thử lửa" sau đó.

Hãi hùng trước những nghi lễ quái dị trên thế giới
Những người trong nghi lễ nhảy múa để làm dịu cơn đau của cậu bé

2. Tự thiêu sống (Ấn Độ)

Suttee còn được gọi là nghi lễ Tự thiêu sống nghĩa là những góa phụ tự nguyện nằm bên cạnh xác chồng đã chết của mình trên giàn hỏa thiêu để được ra đi cùng người quá cố. Tuy nhiên, phong tục Suttee của Ấn Độ giáo đã bị cấm bởi người Anh năm 1829.

Người đàn bà góa phụ bị coi là một điềm xấu trong xã hội Ấn Độ giáo xưa. Cô sẽ không được phép tham dự bất cứ sự kiện xã hội nào và mọi thứ liên quan tới cô cũng như bản thân cô gái bị xem như không hề tồn tại. Mặc dù, ý nghĩa của nghi thức này rất tích cực là để giúp cặp vợ chồng có thể đoàn tụ nhau ở thế giới bên kia nhưng người ngoài hay thậm chí người Ấn Độ cũng cho rằng đó là vô nhân đạo.

3. Nghi lễ hôn nhân kỳ lạ ở Scotland

Niềm vui, sự hạnh phúc trong lễ thành hôn luôn được cô dâu chứ rể mong chờ nhất nhưng nếu ở Scotland thì ngày hôm đó sẽ thật sự rất tồi tệ và "bốc mùi". Người dân Scotland không giống những người châu Âu khác. Tất cả những người đàn ông tham gia đám cưới phải mặc váy, trang phục truyền thống của họ. Nhưng không phải tất cả đã dừng lại vì điều họ sẽ làm với cô dâu mới thật kinh dị.

Thay vì ném gạo, tung hoa thì ở Scotland người ta chào đón cô dâu bằng trứng trộn nước sốt. Nghi lễ này gọi là Blackening of bride (Làm bẩn cô dâu) luôn luôn gây bất ngờ và được chờ đợi nhất. Cô dâu dù biết trước và được người thân che chắn nhưng vẫn rất sốc khi hàng loạt những thứ không đâu dội ào lên khắp người và khuôn mặt được trang điểm chu đáo. Đó có thể là hỗn hợp từ trứng thối, sữa thiu, mật ong, xi rô và thâm chí là bùn đất.

Hãi hùng trước những nghi lễ quái dị trên thế giới
Trang phục truyền thống của nam giới Scotland trong ngày cưới

Hãi hùng trước những nghi lễ quái dị trên thế giới
Người tham gia lễ cưới cũng trở thành nạn nhân của nghi lễ

4. 'Ợ' được coi là lịch sự ở Ai Cập

Trong khi hành vi ợ thức ăn bị coi là thô lỗ, thiếu lịch sự ở nhiều nơi trên thế giới thì người Ai Cập lại có quan điểm khác. Tiếng ợ giống như lời khen ngợi quý giá nhât đối với những thức ăn, thực phẩm mà người ta đã tiếp đãi khách. Vì vậy, nếu muốn làm hài lòng người chủ nhà Ai Cập, bạn phải cố ợ thật to, càng nhiều càng tốt.

5. Lễ ban phước cho trẻ sơ sinh của bộ lạc Sifudu (châu Phi)

Sự ra đời của một đứa trẻ là một sự kiện trọng đại ở tất cả các nền văn hóa trên thế giới. Bao giờ người ta cũng muốn dành những lời cầu nguyện, ban phước lành cho thành viên mới của gia đình. Nhưng đôi khi, nghi thức ban phước lại đi đến giới hạn của sự kỳ lạ.

Sifudu là một bộ lạc hoang dã ở châu Phi. Khi em bé được 3 ngày tuổi, người thân sẽ tập trung quanh túp lều, hái lá cây sifuru chất thành đống. Một ngọn lửa được nhóm từ đống lá sifuru đảm bảo phải tạo ra một màn khói mỏng, với mùi đặc trưng rất hăng gây khó chịu với mũi, miệng và mắt khi tiếp xúc.

Hãi hùng trước những nghi lễ quái dị trên thế giới

Sau đó, em bé được một người phụ nữ dốc ngược đầu dí vào đám khói sifudu đưa qua đưa lại nhiều lần dưới háng trước khi trao trả lại cho mẹ của bé. Nghi lễ được tiếp tục diễn ra với những đứa trẻ cùng trang lứa và người Sifudu tin rằng thứ lá cây thiêng liêng này sẽ giúp cho lũ trẻ lớn lên không biết nhút nhát, sợ hãi trước bất cứ khó khăn nào và không bao giờ biết chế nhạo, khinh thường người khác vì đã bị đưa qua háng đàn bà ngay từ bé rồi.

Đứa bé được tắm rửa cẩn thận sau nghi lễ. Sau đó, em bé được bôi thứ đất bùn lấy từ bờ sông để xua đuổi tà ma

6. Giải khát bằng máu bò

Đối với bộ tộc Surma ở bờ sông Omo, Ethiopia thì máu bò mang ý nghĩa tâm linh được truyền từ đời này qua đời khác. Những dòng máu tươi sẽ tăng cường sức mạnh, sự dũng mãnh của các chiến binh, những người đàn ông trưởng thành trong bộ tộc. Họ chọn con bò khỏe mạnh, lớn nhất trong đàn rồi dùng cung tên bắn vào tĩnh mạch cổ để trân trọng hứng từng bát máu. Kỳ lạ hơn nữa là những chiếc bát này phải được rửa sạch bằng...nước tiểu bò - thứ nước tinh sạch nhất với người Surma.

Những con bò trở thành thứ tài sản quý giá trong xã hội Surma, đàn ông muốn lấy vợ phải cống nạp ít nhất 60 con bò làm của hồi môn cho nhà vợ. Vì vậy, ngày từ khi còn rất nhỏ trẻ con Surma đã biết chăn nuôi bò và suốt đời gắn liền với chúng. Ngày nay, tục lệ kinh dị này vẫn được duy trì và máu bò còn trở thành đồ uống giải khát bổ dưỡng dành cho người nào mắc bệnh tật, già yếu.

Hãi hùng trước những nghi lễ quái dị trên thế giới

7. Chặt ngón tay để tưởng nhớ người đã khuất

Hãi hùng trước những nghi lễ quái dị trên thế giới
Xác ướp của người Dani có thể tồn tại 250 năm

Bộ tộc da đỏ Dani sống cô lập trong vùng đất hoang sơ hẻo lánh trên vùng đảo New Guinea, Indonesia vốn nổi tiếng với tục lệ ướp xác người hàng trăm năm mà không cần dùng bất cứ loại hóa chất đặc biệt nào. Người ta còn phát hiện một nghi lễ rùng rợn khác của người Dani mỗi khi gia đình có người qua đời. Với họ, một người ra đi là sự mất mát lớn lao về thể xác lẫn tinh thần cho nên để tỏ lòng tiếc thương, những người còn lại sẽ tự cắt đứt một hay hai đốt ngón tay giống như để dứt khoát từ bỏ nỗi đau thương nhớ người đã khuất.

Để thực hiện nghi lễ hành xác này, người Dani dùng những hòn đã sắc cạnh chặt đứt ngón tay trong đau đớn tột cùng. Sau đó, họ sẽ cầm máu bằng những loại lá rừng mà không hề nghĩ tới những hậu quả để lại do nhiễm trùng, lở loét vết thương thậm trí hoại tử chết người. Trong trường hợp ngón tay không bị đứt lìa như mong muốn thì những người khác sẽ giúp cắt đi phần dập nát của ngón tay bằng xương ống chân của loài chim caswari đã được mài sắc bén như dao. Mặc dù, nghi thức hiến sinh, hành xác này rất nguy hiểm nhưng vẫn được bộ lạc Dani duy trì qua hàng nghìn năm từ thời đồ đá.

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by: