Thế giới xung quanh chúng ta luôn xoay quanh các biểu tượng: trên các sản phẩm tiêu dùng, trên internet... Chúng ta thấy các biểu tượng ở khắp mọi nơi.
Tuy nhiên, có rất nhiều biểu tượng đã tồn tại hàng ngàn năm, trước khi lịch sử được ghi chép, và thậm chí trước cả khi tôn giáo xuất hiện.
Thời cổ đại, các biểu tượng đóng vai trò quan trọng trong các nền văn hóa. Đó là lý do tại sao ở khắp các lục địa trên Trái Đất, các nền văn hóa đều có những biểu tượng đặc trưng và những ý nghĩa tinh thần đằng sau nó.
Dưới đây là 7 biểu tượng thời cổ đại quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại:
1. Bông hoa của sự sống
Bông hoa của sự sống trong 1 bức vẽ của Leonardo da Vinci. Ảnh: Ancient code
Được nhiều người xem là một ông vua tinh thần của hình học. Thông qua bông hoa của sự sống, tất cả các mô hình sáng tạo được sinh ra.
Đây là một trong những biểu tượng lâu đời nhất từng tồn tại, được sử dụng bởi những người Sumer cổ đại sinh sống ở vùng Lưỡng Hà.
Biểu tượng được tạo ra từ vô số những vòng tròn chồng lên nhau để tạo thành biểu tượng một bông hoa.
Biểu tượng Bông hoa của sự sống đã được lan truyền ra nhiều nền văn minh cổ đại như: Ai Cập, Rome, và thậm chí cả Celtic và đạo Cơ đốc.
Ví dụ, ở Ai Cập, chúng ta đã tìm thấy Bông hoa của sự sống được khắc tại đền Abydos. Biểu tượng này cũng được tìm thấy ở Israel tại các giáo đường Do Thái cổ ở Galilee và Mesada.
2. Om
Biểu tượng Om tại ngôi đền Kanaka Durga, Vijayawada (Ấn Độ). Ảnh: Ancient code
Om hay Aum là một biểu tượng linh liêng trong đạo Hindu. Nhiều học giả xem nó là mẹ của mọi thần chú (mantra), và là âm thanh nguyên thủy mà nhờ đó vũ trụ được hình thành. Ví dụ, trong Ấn Độ giáo, Om là một trong những biểu tượng tinh thần quan trọng nhất.
Om cũng là một câu thần chú linh thiêng được thực hiện trước và trong khi tụng kinh trong các nghi lễ quan trọng.
3. Con mắt của Horus
Con mắt của Horus - biểu tượng quen thuộc bắt nguồn từ Ai Cập cổ đại. Ảnh: Ancient code
Biểu tượng này còn được biết đến với tên gọi con mắt của thần Ra, Wadjet hay Udjat. Đây là biểu tượng và bùa hộ mệnh được liên kết với nữ thần Wadjet.
Thời cổ đại người ta tin rằng bùa hộ mệnh của Horus có khả năng bảo vệ và chữa bệnh. Con mắt của Horus hay Udyat được sử dụng lần đầu tiên như một lá bùa phép thuật khi Horus dùng nó để hồi sinh cho Osiris.
4. Biểu tượng Swastika (chữ Vạn)
Biểu tượng Swastika trong các nền văn hóa khác nhau. Ảnh: Ancient code
Đây là một trong những biểu tượng lâu đời nhất trên Trái đất. Chữ Vạn trong tiếng Phạn có nghĩa là "mang lại hạnh phúc hoặc tốt lành".
Theo các chuyên gia, biểu tượng Swastika được lan truyền từ Ấn Độ sang Mỹ và phần còn lại của thế giới từ hàng ngàn năm trước.
Ngày nay, Swastika thường được gắn liền với biểu tượng của Đức quốc xã và trùm phát xít Hitler.
Do đó, nhiều người lầm tưởng về ý nghĩa của nó. Thực chất, chữ Vạn là biểu tượng của hòa bình và thịnh vượng.
Quay trở lại 11.000 năm trước, biểu tượng chữ Vạn được cho là có nguồn gốc từ thời kỳ Harappan thuộc nền văn minh thung lũng Indus.
5. Ankh
Biểu tượng Ankh được vẽ trên một bức tranh. Ảnh: Ancient code
Một số học giả tranh luận rằng biểu tượng Ankh cũng có nguồn gốc cổ xưa như Ai Cập, và nó đại diện cho nhiều thứ. Tuy nhiên, ý nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất là: Cuộc sống.
Biểu tượng linh thiêng này có thể có từ thời kỳ đầu của Ai Cập cổ đại. Ankh thường được sử dụng cùng với các biểu tượng khác như Djed và Was.
Ankh là biểu tượng của khả năng sinh sản, tinh thần, cuộc sống và thế giới bên kia.
6. Biểu tượng âm-dương (Yin Yang)
Biểu tượng âm-dương nổi tiếng. Ảnh: Ancient code
Âm-dương là một biểu tượng cổ xưa trong Đạo giáo, được sử dụng để đại diện cho triết lý: mọi thứ tồn tại trong vũ trụ đều có tính 2 mặt.
Biểu tượng thể hiện hai yếu tố đối lập nhưng luôn bổ sung cho nhau, được tìm thấy trong tất cả mọi thứ.
Âm thể hiện nữ tính, trái đất, bóng tối, thụ động và hấp thụ. Dương thể hiện nam tính, bầu trời, ánh sáng...
7. Biểu tượng Mandala (Mạn-đà-la)
Biểu tượng mandala. Ảnh: Ancient code
Mandala là biểu tượng tinh thần và đại diện của đại vũ trụ và tiểu vũ trụ được sử dụng trong cả Phật giáo và Hindu giáo.
Thuật ngữ Mandala có thể được bắt nguồn từ Sanscrit cổ đại. Việc sơn và vẽ Mandalas là một trong những kỹ thuật thư giãn của phương Đông. Mandala thường thể hiện sự cân bằng xuyên tâm.
Ngoài ra, trong một số truyền thống tâm linh, các mandala được sử dụng để tập trung sự chú ý của các học viên và các môn đệ, như một công cụ hướng dẫn tâm linh, giúp họ thiết lập một không gian linh liêng. Nó cũng được sử dụng để trợ giúp khi ngồi thiền.
Nguồn: Soha
Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn