Nghiên cứu của tiến sỹ Binazir kết luận rằng xác suất bạn được sinh ra trên thế giới là 1 trong 400 triệu tỷ. Ông cũng khẳng định có sự tương đồng giữa quan niệm Phật Giáo xưa và khoa học hiện đại về khả năng tồn tại của một người.
Đức Phật đưa ra minh họa về sự trân quý của kiếp người như sau: “Hãy tưởng tượng, một con rùa mù chìm dưới đáy biển, ngàn năm nổi lên một lần. Trong biển mênh mông có cây gỗ bị gió thổi trôi lênh đênh. Được sinh ra trong thân người cũng khó như việc con rùa mù nổi lên chui đầu trúng vào bọng cây khô".
Binazir đã quyết định đánh giá nhận thức trong Phật Giáo với hiểu biết của khoa học hiện đại.
Nhìn vào lượng nước trong đại dương so với kích cỡ của cành cây khô, ông kết luận rằng: xác suất để con rùa trồi lên mặt nước ngay trong lòng cây khô là 1 trên 700 triệu tỷ
Tiếp đến, ông nhìn vào khả năng gặp gỡ, kết hôn và có con cùng nhau của cha mẹ bạn. Xa hơn về quá khứ , ông tính toán xác suất tất cả tổ tiên của bạn gặp gỡ và kết hợp với nhau để hình thành nên mỗi người trong tổ tiên của bạn. Kết luận là: “Khả năng bạn tồn tại gần như bằng 0”.
“1 trên 400 triệu tỷ với 1 trên 700 triệu tỷ? Tôi có thể nói rằng hai con số này khá gần nhau, cho hai ý tưởng khá tương phản đến từ hai nguồn hoàn toàn khác biệt: học giả Phật Giáo xưa và nhà khoa học thời nay”.
“Điều kỳ diệu này chính là một sự kiện không khả thi đến nỗi gần như là không tưởng. Và bây giờ, hãy nhìn lại bản thân và hành xử như bạn là một phép mầu” - ông viết.
Tiến sỹ Ali Binazir là một tác giả và chuyên gia trong lĩnh vực thay đổi bản thân. Ông từng học tại Harvard, học tâm lý học tại Đại học Cambridge và nhận bằng y học từ Đại học California.
Trong một cuộc hội thảo Ted Talk năm 2011, diễn giả Mel Robbins cũng đã phát biểu rằng xác suất để bạn được sinh ra trên thế giới này chỉ vào khoảng 1 trong 400 triệu tỷ
“Điều kỳ diệu này chính là một sự kiện không khả thi đến nỗi gần như là không tưởng. Và bây giờ, hãy nhìn lại bản thân và hành xử như bạn là một phép mầu” - Binazir kết luận.
Khi đã có thân người điều cần thiết nhất là đừng nên lãng phí cơ may này, bởi rất có thể bạn sẽ không bao giờ có được thân người thêm lần nữa. Một trong những căn bệnh khó chữa của con người là không biết trân trọng những gì mình đang có.
Đối với thân thể này, chúng ta thường cho rằng việc có mặt trên cõi đời và sở hữu một cơ thể lành lặn là điều đương nhiên, chẳng có gì phải bàn cãi. Nếu không nhận ra thân người là quý giá, chúng ta sẽ không biết trân trọng và sẽ không chịu nỗ lực tinh tấn trong đời sống cũng như trong sự thực hành tâm linh.
Bởi vậy, “biết trân trọng” là yếu tố cần phát triển trước tiên, biết trân trọng những gì mình đang có giúp chúng ta luôn thấy an vui tự tại, luôn nỗ lực làm điều lợi ích cho mọi người và tận dụng từng giây phút quý báu của đời sống làm người để tu tập chính Pháp một cách nhiệt tâm và tinh tấn.
Nguồn: daibaothapmandalataythien
Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn