3/10/19

Nghèo khổ đến đâu cũng đừng mắc nợ ai, kẻo kiếp sau trở thành trâu ngựa

Mỗi chúng ta đều có một cuộc đời và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với nó. Dù nghèo khổ, đói kém, bần cùng đến đâu, cũng đừng đổ lỗi cho số phận và có quyền mắc nợ bất cứ ai.

Nợ một quan tiền, kiếp sau thành trâu ngựa để trả nợ

Xưa kia, ở một ngôi làng nọ có 2 anh em trai. Người anh xuất gia, nương nhờ cửa Phật. Người em ở nhà, kinh doanh buôn bán, nhưng luôn dùng chiêu trò, tiểu xảo, để bòn rút tiền bạc của thiên hạ. Biết chuyện, người anh tỏ ý khuyên răn, bảo em hành thiện tích đức, quy y cửa Phật, kiếp sau sẽ được đầu thai vào gia đình tốt.

Nghèo khổ đến đâu cũng đừng mắc nợ ai, kẻo kiếp sau trở thành trâu ngựa

Người em nghe xong, bật cười khinh bạc: “Anh bây giờ xuất gia rồi, làm sao hiểu được chuyện nhân thế hồng trần. Em còn phải chăm sóc vợ con, cùng với vô vàn mối lo khác, anh làm sao hiểu được”. Vài năm sau, người em lâm bệnh qua đời, đầu thai thành một con trâu, hàng ngày đều phải chở muối vào nội thành cho chủ.

Một lần người anh đi qua bắt gặp, liền giảng pháp. Con trâu vừa nghe xong, bi thương rơi lệ không ngừng. Ông chủ thấy lạ, bèn hỏi: “Sư thầy đã nói điều gì mà khiến cho con trâu của tôi đau lòng như thế?”. Thiền sư đáp: “Con trâu này kiếp trước là em trai của tôi. Năm xưa, vì thiếu nợ ông một đồng tiền muối ăn, cho nên phải đầu thai thành trâu, giúp ông làm việc để hoàn trả nợ nần”.

Làm người dù nghèo khổ, cũng đừng cho phép bản thân có quyền mắc nợ

Mỗi chúng ta đều có một cuộc đời và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với nó. Dù nghèo khổ, đói kém, bần cùng, cũng đừng đổ lỗi cho số phận mà có quyền mắc nợ bất cứ ai. Sống tốt không phải là cố vươn, thể hiện là mình ổn. Sống tốt là biết làm chủ cuộc đời, không dựa dẫm mang nợ bất kỳ ai khác.

Là anh em ruột thịt đừng bao giờ nghĩ không phân biệt của anh của tôi, mà có quyền mắc nợ tiền bạc. Ngược lại càng phải công tư phân mình, mới giữ gìn được tình cảm bền chặt, gắn bó. Là bạn bè, đừng để nhau mắc nợ tình cảm. Người giúp ta một thì hãy ghi nhớ và báo đáp gấp mười, sống trọn vẹn với lương tâm. Với người dưng hay xã giao cũng vậy, một khi mắc nợ, hãy trả lại sòng phẳng, đừng mưu tâm chiếm đoạt, chết đi sẽ phải chịu hình phạt hà khắc, làm kiếp súc sinh.
Vu khống người khác là tầng khẩu nghiệp nặng nhất, chết đi bị trâu ngựa dày vò, vạn kiếp làm súc sinh

Nói điều hay, làm việc tốt phúc đức muôn đời hưởng không hết. Ngược lại, nếu vu khống người khác chết đi bị trâu ngựa dày vò, vạn kiếp chỉ được đầu thai làm súc sinh.

Vu khống người khác – chết đi sẽ chịu dày vò khủng khiếp dưới địa ngục


Ở một ngôi làng nọ, có một viên bá hộ giàu có, cuộc sống vô cùng viên mãn. Thế nhưng, đứa con trai của ông vừa mới chào đời đã mắc phải một căn bệnh nặng. Trên da đứa trẻ mọc những nốt nhọt khủng khiếp, mủ rỉ ra không ngớt, gào khóc đau đớn suốt cả ngày. Dù bá hộ đã mời nhiều danh y nổi tiếng đến chữa trị, nhưng ai nấy cũng đều lắc đầu chịu thua.

Gần đó có một lão nông già, nghe thấy tiếng khóc bi thương của cậu bé, mùi lòng, tìm đến và nói với cậu: “Ta nghe nói tại tinh xá Kỳ Viên có một vị Đại Y Vương, bách bệnh trên đời không gì là không thể chữa khỏi. Cậu thử tìm đến đấy xem sao”.

Cậu bé nghe xong, vui mừng khôn xiết, tìm đến xá Kỳ Viên. Hóa ra, Đại Y Vương nọ chính là Đức Phật. Vừa đặt chân đến cửa viện, bắt gặp dung mạo an nhiên thoát túc của ngài, những đau đớn trên người cậu vơi giảm đi rất nhiều. Cậu quỳ phục xuống, cung kính hành lễ.

Nghèo khổ đến đâu cũng đừng mắc nợ ai, kẻo kiếp sau trở thành trâu ngựa

Đức Phật từ bi thuyết giảng Phật Pháp cho cậu nghe. Bỗng chốc, mọi mụn nhọt dày vò cậu suốt chục năm qua lập tức tan biến, mọi phiền não hóa thành hư vô. Cậu tu hành tinh tấn, chẳng bao lâu đắc quả A La Hán.

Kiếp trước cậu sinh sống ở thành Ba La Nại, là một vị phú ông giàu có. Nhưng ông ta vì hiềm khích với hàng xóm, nên đút lót quan phủ, vu cáo cho người kia. Quan phủ vì đã nhận vàng ngọc, nên tịch thu toàn bộ gia sản của người kia, còn tra khảo dã man, thương tích đầy thân như vẩy cá. Cũng nhờ người hàng xóm kia sau đó quy y Phật Pháp, xin giảm trừ tội nghiệp cho vị phú ông nọ. Nếu không, khi chết đi chẳng những bị trâu ngựa giày xéo nơi địa ngục, mà vạn kiếp chỉ được đầu thai làm súc sinh.

Giữ mồm giữ miệng sẽ làm hưng vượng phúc báo

Người xưa thường nói: “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”. Con người muốn tích phúc cho con cháu, hậu vận viên mãn, miệng nên nói những lời như hoa như ngọc, tỏa ra hương thơm thanh mát như sen. Còn nếu không, nói lời ngông cuồng miệt thị, thậm chí vu vạ cho người khác, làm hại đến cuộc sống và sinh mệnh của họ, sẽ phải chịu báo ứng nặng nề.

Xưa nay, người biết giữ mồm giữ miệng, chân tâm trong sạch, luôn được trời đất bảo hộ, không tổn hại âm đức. Bằng không, nếu nói dối, gièm pha, vu khống sẽ tiêu giảm toàn bộ phúc khí, sống trong bệnh tật, đau khổ, chịu dày vò trong tương lai, thậm chí chết đi cũng không được yên thân. Miệng lưỡi không xương có thể giết chết một mang người. Vậy nên không gây chuyện thị phi là cách không gieo rắc ác nghiệp khắp thiên hạ và bảo tồn sinh mệnh của bản thân.

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: