Trên thế giới vẫn còn tồn tại những hủ tục đáng sợ mà khi nghe tới đã khiến người ta rùng mình, ngán ngẩm.
1. Tục ăn tro người quá cố
Bộ tộc Yanomami là một nhóm sắc tộc người da đỏ bản địa ở vùng rừng rậm Amazon nằm ở biên giới giữa Venezuela và Brasil với dân số chừng 20.000 người và tổ chức sống vào khoảng 200–250 ngôi làng và tạo thành nhóm bộ lạc lớn nhất trong rừng Amazon, họ sống tương đối biệt lập.
Bộ lạc này có tục ăn, uống tro cốt của người chết. Bộ lạc này tin rằng có sự tồn tại của thế giới linh hồn. Khi người trong bộ lạc chết đi, họ tìm cách giữ linh hồn người đó ở lại. Không còn cách nào khác, là khiến thân xác người chết được hòa với thân xác người sống cho nên khi người trong bộ lạc chết đi, dân làng sẽ tiến hành đốt xác và ăn tro cốt.
2. Tục ăn thịt người
Ở Aghoris miền Bắc Ấn Độ, cũng là một chi nhánh nhỏ của Ấn Độ giáo. Con người nơi đây được coi là đã quen với tập tục ăn thịt những người đã chết, cách thức họ ăn cũng vô cùng đặc biệt, họ không sào nấu thịt để ăn mà ăn sống trực tiếp thịt người cùng với gỏi. Người dân nơi đây tin rằng ăn thịt người chết có thể sống trường sinh bất lão.
3. Tục cắt bao quy đầu
Ở miền Bắc Mpumalanga, Nam Phi tập tục cắt bao quy đầu nam giới để trở thành người lớn đã được duy trì suốt hàng trăm năm qua. Những đứa trẻ phải thực hiện nghi lễ hà khắc khi ở độ tuổi từ 10–15. Kéo dài trong thời gian 3 tuần, chúng sẽ được bôi lên người lớp đất sét đỏ trước khi phải tự sống thời gian dài trong các bụi cây với thân mình trần truồng hoặc có rất ít quần áo.
Trong suốt quãng thời gian này, những đứa trẻ phải tự tìm cách để sinh tồn bởi hoàn toàn không có sự giúp đỡ của cha mẹ hay dân làng. Sau khi sống sót trong thử thách sinh tồn khắc nghiệt, những đứa bé sẽ bị cắt bao quy đầu để hoàn tất nghi lễ trưởng thành. Đa phần những trường hợp tử vong được ghi nhận đều do mất máu, nhiễm trùng, mất nước hoặc giảm thân nhiệt nghiêm trọng.
4. Tục thiên táng - làm "thức ăn" cho kền kền
Thiên táng (điểu táng) là hình thức mai táng nổi tiếng "rùng rợn" của người Tây Tạng. Thay vì chôn cất người chết trong lòng đất, người Tây Tạng đưa thi thể lên núi làm mồi cho đàn kền kền đói.
Thi thể người chết được đặt nằm sấp xuống mặt đá, các rogyapa (người xử lý xác chết) hoặc những bậc thầy chôn cất sẽ đốt cây bách xù để tạo mùi thu hút đàn kền kền và bắt đầu công việc của mình với con dao sắc bén để giúp lũ kền kền có thể 'tiêu thụ' hết thi thể người quá cố. Đối với những trường hợp không quá long trọng thì người dân đơn giản là mang người chết để trên núi bỏ mặc lũ kền kền làm nốt phần việc còn lại.
5. Tục cắt các đốt tay để tang cho người thân
Phong tục này có ở vùng thổ địa Indonesia, chỉ cần trong bộ lạc có người chết thì thân nhân của người chết phỉa dùng 1 chiếc rìu chặt các đốt tay trên cùng của mình để để tang cho người đã chết, những người này thường có mối quan hệ thân thiết, ruột thịt với người chết. Nếu người chết là những người tuổi cao trong bộ tộc thì ngón tay người thân bị chặt càng nhều.
6. Tục đào xác chết, tắm rửa và dẫn về nhà
Các gia đình ở bộ tộc Toraja thuộc phía nam đảo Sulawesi, Indonesia, có một tục lệ kỳ lạ hàng năm. Họ đào thi thể của người thân đã chết, sau đó tắm rửa, chải chuốt và ăn mặc quần áo mới cho xác chết rồi dẫn về nhà.
Tập tục này được gọi là MaiNene, là lễ hội làm sạch xác của người đã khuất. Người dân bộ tộc Toraja cho rằng người chết vẫn tiếp tục đi bộ trên trái đất và họ sống mãi trong trái tim của người thân. Theo hệ thống tín ngưỡng Torajan cổ đại, tinh thần của người chết phải quay trở lại ngôi làng bản địa mình từng sinh sống. Vì vậy, nếu một người đã qua đời, gia đình sẽ đi đến nghĩa trang và dẫn người đã khuất tìm đường trở về làng.
Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn
0 comments: