Các nhà khoa học gần đây đã phát triển một công nghệ khiến mọi người phải sững sờ đó là gián tiếp biến nước tiểu thành bia.
Thiết bị này khả năng chuyển hóa nước tiểu thành nước sạch, và sau đó là bia
|
Đối với nhiều người không thích uống bia rượu, họ thường nói rằng bia có vị hơi giống với nước tiểu, ở phía bắc Trung Quốc, khi người chồng say xỉn, những bà vợ thường nói: "Uống có dăm ba cốc nước tiểu ngựa đã chẳng nhớ mình là ai rồi hả?".
Đối với một người không biết tiếng Trung Quốc, khi nghe câu đó chắc hẳn sẽ cảm thấy hơi sốc vì không biết thật sự họ có uống nước tiểu ngựa thật không. Trên thực tế đó chỉ là một cách nói ví von của người Trung Quốc, nước tiểu ngựa chính là bia vì chúng có màu sắc giống hệt như nhau.
Tuy nhiên, ngày nay đó chẳng còn là một câu nói ví von nữa, bởi các nhà khoa học gần đây đã phát triển một công nghệ có thể gián tiếp biến nước tiểu thành bia, không biết rằng những người uống loại bia này có cảm thấy lợm giọng sau khi uống loại bia này không nữa.
Các nhà nghiên cứu của Bỉ đến từ Đại học Ghent cho biết, các thành phần chính trong nước tiểu là nước và phân bón. Sau khi sử dụng năng lượng mặt trời để làm nóng nước tiểu, nước trong nước tiểu được tách ra bằng công nghệ tách màng để có thể sử dụng được.
Công nghệ này có thể được sử dụng ở một số nơi khan hiếm nước và các chất khác được chiết xuất là phân bón rất tốt và có thể được sử dụng trực tiếp làm phân bón.
Theo thống kê, hiện có khoảng hơn 800 triệu người bị đói nghèo do thiếu tài nguyên nước. Nếu các thiết bị phân tách nước tiểu có thể được lắp đặt ở những khu vực này, nó sẽ làm giảm thiểu đáng kể vấn đề thiếu tài nguyên nước.
Tuy nhiên, do tình yêu đối với bia của người Bỉ quả mãnh liệt, các nhà nghiên cứu đã sử dụng thiết bị này để chiết xuất nước và một số thành phần khác để tạo ra những cốc bia.
Theo Sebastiaan Derese - trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, bia Bỉ đã nổi tiếng trên khắp thế giới nhờ vào hương vị đậm đà, nhưng dùng chính nước tiểu của mình để làm ra những cốc bia thơm mát thì tuyệt nhiên trước nay chưa hề có ai dám thử.
Đại diện nhóm nghiên cứu, nhà khoa học Sebastiaan Derese khẳng định: “Chúng tôi có thể lấy lại nước uống và phân bón từ nước tiểu chỉ bằng một quá trình lọc đơn giản với năng lượng mặt trời”.
|
Thành phần không thể thiếu để làm ra những cốc bia đó là nước, nước càng tinh khiết bao nhiêu thì cốc bia càng chất lượng bấy nhiêu, bởi vậy họ đã dùng chính nước tiểu của những "con sâu bia" để chiết xuất ra nước tinh khiết và những hoạt chất khác để thúc đẩy quá trình lên men của lúa mì và từ đó ủ ra những cốc bia.
Sau khi mẻ bia đầu tiên được ủ, những người đã đóng góp nước tiểu trở thành những vị khách đầu tiên của loại bia này trên thế giới.
Theo họ, trên thực tế, bia được ủ theo cách này không có hương vị gì đặc biệt so với bia thông thường, nhưng cảm giác rất lạ.
Ngay cả đối với những người nghiện bia, một ngày thường uống 4-5 cốc sau khi uống một cốc bia loại này cũng không thể uống tiếp, mặc dù vị của chúng không có khác biệt gì, nhưng họ lại cảm thấy rất có lỗi với cơ thể vì khi uống chúng họ luôn tưởng tượng ra cảm giác như đang uống chính nước tiểu của mình.
Sự thay đổi này đã khiến các nhà nghiên cứu rất ngạc nhiên bởi ban đầu thiết bị này tạo ra mới múc đích tiết kiệm tài nguyên nước, nhưng kết quả lại cho thấy nó khá hữu ích trong việc hạn chế uống rượu bia của mọi người.
Nhóm nghiên cứu dự định đặt thiết bị này tại những lễ hội âm nhạc tại TP Ghent, dự kiến sẽ thu về khoảng 1.000 lít nước tiểu từ những người tham gia lễ hội, sau đó sẽ chiết xuất chúng và ủ bia để cung cấp miễn phí cho những người tham gia.
Tuy nhiên, theo kinh nghiêm từ những năm trước, mức tiêu thụ bia của lễ hội âm nhạc này là cực kì lớn, vì vậy nó sẽ rất được hoan nghênh, nhưng nếu thông báo trước về nguồn gốc của loại bia này thì ắt hẳn không phải ai cũng muốn thử và uống cho say.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng hy vọng trong tương lai sẽ triển khai thiết bị với qui mô lớn hơn tại sân vận động hoặc sân bay để cung cấp thêm nước uống được và phân bón cho những nơi cần thiết như vùng nông thôn và tại các nước đang phát triển.
Nguồn: Genk
Nguồn: Genk
Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn
0 comments: