Mỗi hành tinh giữ lại cho mình một nét đặc biệt, vượt lên trên tất cả phần còn lại của vũ trụ. Có những hành tinh vô cùng kỳ lạ như hành tinh kim cương, hành tinh nước, hành tinh "già" gần bằng vũ trụ...
1. Hành tinh nóng nhất vũ trụ
Trong hệ Mặt trời, sao Thủy là có quỹ đạo gần với Mặt trời nhất, nên cũng không có gì lạ khi nhiệt độ bề mặt hành tinh có thể lên tới 430 độ C.
KELT - 9b là một hành tinh có độ nóng vượt xa nhiều ngôi sao lùn đỏ
KELT-9 là một ngôi sao khổng lồ, có khối lượng lớn hơn Mặt trời tới 2,5 lần, và nhiệt độ bề mặt lên tới 10.000 độ C, cách chúng ta 615 năm ánh sáng. Vấn đề nằm ở chỗ, một trong số các hành tinh xoay quanh nó là KELT-9b có quỹ đạo thậm chí còn gần hơn sao Thủy với Mặt trời rất nhiều lần.
Ước tính, sao Thủy mất 88 ngày để đi hết một vòng quanh Mặt trời, trong khi chu kỳ của KELT-9b chỉ vỏn vẹn... một ngày rưỡi. Đó cũng chính là lý do khiến hành tinh này đạt danh hiệu "nóng nhất vũ trụ", với nhiệt độ trung bình bề mặt rơi vào khoảng 4.300 độ C, tức là chẳng khác gì một ngôi sao cỡ nhỏ.
2. Hành tinh đậm đặc nhất
Hành tinh đậm đặc nhất được phát hiện vào năm 2008. COROT-exo-3b hiện là hành tinh lớn nhất và đậm đặc nhất từng được phát hiện – đậm đặc gấp đôi chì. Kích thước của nó xấp xỉ kích thước của Sao Mộc, nhưng nặng hơn Sao Mộc hơn 20 lần, có khối lượng gấp 20 lần sao Mộc.
Đây là điều thú vị khiến các nhà khoa học tiếp tục tìm hiểu. Không loại trừ khả năng đây có thể là một ngôi sao lùn nâu.
3. Hành tinh có khả năng tồn tại sự sống
Hành tinh có khả năng sự sống: Gliese 581c là một ngoại hành tinh nằm cách Trái Đất 20 năm ánh sáng và thuộc chòm Thiên Bình. Hành tinh này quay quanh một ngôi sao ở khoảng cách 10,9 triệu km. Gliese 581c bị khóa thủy triều, tức là chỉ có một mặt của hành tinh này đối diện với ngôi sao mà nó quay quanh. Vì vậy, hành tinh này chia thành 2 nửa nóng chảy và băng giá. Tuy nhiên, dải đất giữa 2 thái cực đối lập nhau này lại có điều kiện sống khá thuận lợi và về lý thuyết thì nó có thể tồn tại sự sống. Năm 2008, con người đã gửi tín hiệu tới Gliese 581c và năm 2029, thông điệp đó sẽ đến hành tinh này.
4. Hành tinh lạnh nhất vũ trụ
Với nhiệt độ chỉ lớn hơn "độ 0 tuyệt đối" (0 độ K hay -273 độ C) khoảng 50 độ C, OGLE-2005-BLG-390Lb mới đây đã được xác nhận là hành tinh lạnh nhất vũ trụ từ trước đến nay.
Hành tinh này có khối lượng bằng 5,5 lần Trái đất, có khoảng cách không quá xa so với ngôi sao chủ của nó (gần như chỉ tương đương khoảng cách giữa sao Mộc và Mặt trời). Vấn đề chỉ là vì nó xoay quanh một ngôi sao lùn đỏ có khối lượng quá thấp.
Với nhiệt độ như vậy, hành tinh thậm chí còn không có nổi một bầu khí quyển, vì các loại khí đã bị đóng băng, tạo nên lớp băng tuyết vĩnh cửu trên bề mặt hành tinh.
5. Hành tinh lớn nhất
"Quả bóng khổng lồ" lớn gấp 20 lần Trái đất và gấp 1,7 lần sao Mộc - TrES-4 - được biết đến là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời. TrES-4 chủ yếu do hydro cấu thành và dường như không có sự sống tồn tại trên đó.
TrES-4 cũng là một "hành tinh kỳ lạ nhất" bởi nó cực nhẹ và bao phủ hành tinh này là một lớp mùn gỗ dày với trọng lượng chỉ khoảng 0,2 gram/cm3.
Hành tinh nằm cách Trái Đất 30 năm ánh sáng và thuộc chòm Sư Tử Gliese 436b dường như không tuân theo các định luật vật lý. Gliese 436b quay quanh 1 ngôi sao gần hơn khoảng cách giữa sao Thủy và Mặt Trời 15 lần. Lớp băng trên bề mặt của nó được nung nóng nhưng lại không hề chảy ở 439 độ C. Làm sao mà các chất có thể đóng băng ở thể rắn khi mà 439 độ C còn lớn hơn cả nhiệt độ tan chảy của chúng? Nguyên nhân là bởi trọng lực trên hành tinh này rất lớn nên nó đã nén lượng nước bốc hơi trong không khí trên hành tinh này thành khối băng cứng và khiến nó không thể tan chảy dù có đốt cháy nóng tới đâu. 1 năm ở Gliese 436b chỉ kéo dài chỉ khoảng 2 ngày 15,5 tiếng.
7. Hành tinh già nhất
Theo nhiều lý thuyết ước, vũ trụ hình thành vào 13,8 tỉ năm trước. Vậy mà hành tinh PSR B1620-26 b đã... 12,7 tỉ năm tuổi, và điều đó đã biến "cụ" thành hành tinh già nhất trong vũ trụ.
"Cụ" PSR B1620-26 b là một tinh cầu khí khổng lồ, có khối lượng gấp 2,5 lần sao Mộc, xoay quanh 2 ngôi sao chủ, trong đó có một ngôi sao neutron.
Nhưng "ra đời" sớm quá cũng có cái khổ. Khi hình thành ở một thời điểm quá sớm, có vẻ như hành tinh không có được những nguyên tố cần thiết cho sự sống xuất hiện.
Gj-504b - hành tinh nằm trong chòm Xử Nữ với màu sắc ấn tượng này quay quanh một ngôi sao ở khoảng cách xa gần gấp 9 lần khoảng cách giữa sao Mộc và Mặt Trời. Bởi vì mới hình thành nên hành tinh "trẻ" này vẫn đang tỏa nhiệt và phát sáng, đó cũng là lý do bề mặt của nó có màu sắc kỳ lạ như vậy.
9. Hành tinh trẻ nhất
Hệ sao - hành tinh V830 Tauri trẻ nhất vũ trụ mới được hình thành khoảng 2 triệu năm trước. Con số này là rất dài với một đời người, nhưng so với vũ trụ thì chẳng khác gì một cái chớp mắt.
Sao chủ của hệ này có khối lượng chỉ bằng Mặt trời nhưng bán kính lớn gấp 2, tức là vẫn cần thêm thời gian để hoàn thiện. Trong khi đó, hành tinh này có khối lượng bẳng 3/4 sao Mộc, và có vẻ vẫn tiếp tục "lớn thêm".
10. Hành tinh có nhiều hoàng hôn nhất
Tatooine, hành tinh quê hương của Luke Skywalker trong phim Chiến tranh giữa các vì sao có hai mặt trời và đây là hành tinh duy nhất được các thiên văn gọi là hệ sao đôi.
Hành trình 20.000 năm ánh sáng sẽ đưa chúng ta đến Ogle-2005-Blg-390lb nằm trong chòm Nhân Mã. Vì cách quá xa ngôi sao mà nó quay quanh nên hành tinh này có nhiệt độ bề mặt là âm 220 độ C. Toàn bộ hành tinh được bao phủ một lớp băng dày. Không có bất kỳ sự sống nào có thể tồn tại trên hành tinh này.
Cách trái đất 500 năm ánh sáng trong chòm sao Monoceros, hành tinh CoRoT- 7b nằm đối diện ngôi sao có nhiệt độ như thiêu - 4000 độ F (2000 độ C) - là hành tinh đá đầu tiên được phát hiện ngoài hệ Mặt trời có mưa đá.
55 Cancri E cách Trái Đất 40 năm ánh sáng và nằm trong chòm Cự Giải. Được cấu tạo chủ yếu là carbon và với sức ép cũng như nhiệt độ bề mặt lên tới 2.400 độ C, hành tinh này được cho là được bao phủ toàn là kim cương.
14. Công viên nước khổng lồ Gj 1214b
Ngoại hành tinh này không có bất kỳ vùng đất nào trên đó. Nó được bao phủ hoàn toàn bởi các đại dương. Gj 1214b được mô tả là một phiên bản lớn hơn và nóng hơn của Sao Mộc.
Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn
0 comments: