Những con quái vật trơn ướt có sáu mắt. Những kẻ khủng bố có xúc tu. Chỉ nghe tả đã gợn tóc gáy rồi. Nhưng như các nhà khoa học tranh luận, Michael Hanlon nói rất có khả năng chúng ta không đơn độc trong Vũ trụ...
Thật sự có ai đó ở ngoài kia không? Tàu thám hiểm của chúng ta không tìm thấy dấu hiệu của sự sống thông minh, nhưng có dấu hiệu của vi sinh vật nguyên thủy.
Là một người viết về khoa học, tôi thường tự hỏi đâu là câu chuyện lớn nhất có thể phá vỡ dòng suy nghĩ của mình, cái sẽ dẫn đến sự đấu tranh giành quyền phán quyết cuối cùng có xuất hiện ngay trang nhất hay không.
Có lẽ là sự có mặt của những dòng người vô tính đầu tiên? Hấp dẫn đấy, nhưng không phải một thế giới thật sự đang thay đổi.
Hay một phương thuốc điều trị ung thư ? Đó sẽ là câu chuyện của thế kỉ, nhưng thật đáng buồn là có khả năng nó không bao giờ xuất hiện (ung thư, trong mọi trường hợp, là nhiều thứ bệnh, chứ không phải một).
Không, sự kiện lớn nhất sẽ là khám phá được xác nhận về sự sống thông minh ngoài địa cầu.
Các vi khuẩn trên sao Hỏa, nói thí dụ thôi, sẽ là một câu chuyện đủ to tát, mặc dù sau sự hào hứng ban đầu thì đây được xem chủ yếu là hứng thú mang tính hàn lâm viện, chứ không hấp dẫn công chúng.
Nhưng sự khám phá ra sự sống thông minh ngoài địa cầu sẽ có những hệ quả hầu như không thể tưởng tượng nổi.
Nếu biết trí tuệ con người không phải là độc nhất sẽ buộc chúng ta suy nghĩ lại mọi thứ chúng ta biết về sự sống, về Vũ trụ và về tất cả. Nhiều người sẽ thật phấn chấn.
Nhưng một số nhà khoa học lo ngại những hậu quả khi mà nền văn minh ‘ban sơ’ của chúng ta bị khám phá bởi những người ngoài hành tinh tân tiến mới thật là đáng sợ. Cuộc chiến của Những thế giới có thể là một sự miêu tả chính xác hơn là Chạm trán gần.
Trong tuần này, một nhà khoa học nêu ý kiến rằng nếu chúng ta thật sự phát hiện ra người ngoài hành tinh, thì chúng ta nên giữ im lặng. Tuy nhiên, những lo sợ như thế, trong thời điểm hiện nay, là không thực tế. Bất chấp nửa thế kỉ tìm kiếm, chúng ta vẫn không có manh mối thật sự nào rằng sự sống trong vũ trụ là phổ biến – hay chỉ độc nhất trên Trái đất mà thôi.
Nhớ lại, vào tháng 4 năm 1960, một nhà thiên văn trẻ tên gọi là Frank Drake đã điều khiển một chiếc kính thiên văn vô tuyến ở Tây Virginia, và hướng nó vào một ngôi sao giống mặt trời gọi là Tau Ceti, nằm cách xa 66 nghìn tỉ dặm, và lắng nghe.
Ông không biết Tau Ceti có hành tinh nào quay xung quanh nó hay không, hay có bất cứ hành tinh nào trong số này giống với Trái đất không, hay chúng có những sinh vật sống biết sử dụng sự truyền phát vô tuyến hay không. Nhưng, ông lí giải thật hợp lí, ông phải bắt đầu ở đâu đó.
Rồi năm 1960, nhà thiên văn Frank Drake đã điều khiển một kính thiên văn vô tuyến ở Tây Virginia và hướng nó vào một ngôi sao giống mặt trời tên gọi là Tau Ceti, nằm cách xa 66 nghìn tỉ dặm, để xem ông có thể nghe được những gì.
Trong tuần này, một hội nghị được tổ chức tại Hội Hoàng gia Anh nhằm kỉ niệm chương trình Tìm kiếm Sự sống thông minh Ngoài địa cầu, gọi tắt là SETI, nhằm lắng nghe bằng chứng ủng hộ và phản bác khả năng có sự sống ngoài địa cầu. Ngày hôm qua [25/1], Frank Drake, giờ đã 79 tuổi, trình bày rằng hồi năm 1960 ông không có kết luận nào hết. Có lẽ mọi ngôi sao đều đang phát sóng.
Tất nhiên, Drake đã chẳng nghe được gì. Cũng chẳng có tín hiệu gì từ ngôi sao tiếp theo mà ông khảo sát, Epsilon Eridani. Trong nhiều năm kể từ nỗ lực ngập ngừng đầu tiên để lắng nghe đó, dự án SETI đã được mở rộng và hiện nay đã quét qua hàng nghìn ngôi sao trên vô số tần số vô tuyến.
Nhưng việc tìm kiếm không dừng lại ở đó. Chúng ta đã gửi tàu thám hiểm lên sao Hỏa và mọi nơi để tìm nhưng không thấy dấu hiệu của sự sống thông minh (chúng ta chắc chắn rằng Trái đất là nơi duy nhất trong hệ mặt trời của chúng ta về phương diện này), mà có dấu hiệu cho vi sinh vật nguyên thủy.
Các nhà thiên văn thuộc chương trình SETI đã bắt đầu tìm kiếm những loại tín hiệu khác, có lẽ là những chớp sáng laser thay cho sự truyền sóng vô tuyến.
Và một thế hệ mới của những siêu kính thiên văn, trên mặt đất và trong không gian, đã bắt đầu một cuộc tìm kiếm những thế giới kiểu Trái đất đang quay xung quanh những ngôi sao lân cận.
Nhưng, cho đến nay, vẫn chẳng phát hiện gì. Chúng ta có bằng chứng mạnh mẽ rằng những thế giới kiểu Trái đất có lẽ có ở ngoài kia. Có những dấu hiệu trêu ngươi của sự sống vi sinh trên sao Hỏa. Nhưng, chừng nào còn đề cập đến dấu hiệu của sự sống thông minh, thì vẫn chẳng có gì.
Điều này tự nó thật sự khá bất ngờ. Mười năm trước khi Frank Drake lần đầu tiên lắng nghe, nhà vật lí vĩ đại Enrico Fermi, cha đẻ của năng lượng nguyên tử, đã hỏi: ‘Địa ngục ở đâu thế mọi người?’ Nói cách khác, những dân cư khác của vũ trụ sinh sống ở đâu chứ?
Lúc Fermi phát biểu những lời này, kích cỡ tương đối và tính cổ xưa của vũ trụ đã trở nên rõ ràng; những con số đang gây sửng sốt. Đúng 50 năm trước đây, các nhà thiên văn học nghĩ rằng vũ trụ gồm có một thiên hà, Dải Ngân hà, cấu thành gồm một vài triệu ngôi sao.
Điều đó đủ khó tin rồi. Nhưng vào năm 1950 chúng ta đã biết rằng những mảng sáng mờ nhạt, những ‘tinh vân’ tô điểm cho bầu trời đêm, và cái đã thách đố các nhà thiên văn trong thời gian khá lâu, thật ra là những thiên hà hoàn toàn tách biệt.
Có người ngoài hành tinh hay không? Một số kính thiên văn đã được dành trọn cho việc tìm kiếm những nơi mà sự sống ngoài địa cẩu có thể tồn tại.
Vũ trụ to lớn hơn hàng tỉ lần so với chúng ta nghĩ về nó – và nó già hơn nhiều, nhiều lắm.
Thật vậy, ngày nay chúng ta biết rằng vũ trụ đã biết nằm trong một quả cầu bề ngang chừng 94 tỉ năm ánh sáng, và cấu tạo gồm vài tỉ thiên hà, mỗi thiên hà chứa hơn nửa nghìn tỉ ngôi sao.
Những con số khổng lồ như thế nằm ngoài sự lĩnh hội của con người, nhưng một chuẩn so sánh có ích là hãy tưởng tượng (rất thô) có nhiều ngôi sao Ở Ngoài Kia như có nhiều hạt cát trên tất cả những bãi biến của Trái đất.
‘Có sự sống, nhưng tôi không nghĩ chúng ta có thể gọi nó là thông minh’
Fermi lí giải rằng nếu Trái đất không phải là độc nhất, thì Vũ trụ sẽ dồi dào sự sống.
Phải có ít nhất một vài nền văn minh ở ngoài kia, và xét đến tuổi của vũ trụ thì một vài trong số này phải là những nền văn minh rất tiên tiến (hay ít nhất cũng đã biết truyền phát sóng vô tuyến).
Vậy thì, ông hỏi, tại sao chúng ta không thấy bằng chứng nào về họ?
Câu hỏi này trở nên nổi tiếng từ đó là ‘nghịch lí Fermi’ và, nếu có thể nói được như thế, bí ẩn đó đã khắc sâu thêm kể từ năm 1950.
Lúc ấy, chúng ta không thể chắc chắn rằng các hành tinh, nơi đảm bảo thích hợp cho sự sống tiến hóa, thậm chí có tồn tại bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta hay không.
Nhưng kể từ giữa thập niên 1990, khoảng 400 hành tinh ‘ngoài hệ mặt trời’ đã được khám phá – đó là những hành tinh đang quay xung quanh những ngôi sao khác ngoài Mặt trời của chúng ta ra. Con số hành tinh cứ tăng dần theo thời gian.
Thỉnh thoảng, chúng ta lại thoáng trông thấy những hành tinh này một cách trực tiếp, nhưng thường thì chúng ta biết chúng có mặt ở đó bằng cách theo dõi sự ‘lắc lư’ do hấp dẫn mà chúng gây ra với ngôi sao bố mẹ của chúng.
Một số cỗ máy hùng vĩ nhất mà Con người từng chế tạo – ví dụ như ma trận Kính thiên văn Rất Lớn ở Chile, kính thiên văn vũ trụ COROT của châu Âu, Kính thiên văn vũ trụ Hubble và ‘Kẻ tìm kiếm Trái đất’ Kepler của NASA, một đài quan sát vũ trụ khác vừa được phóng lên trong năm 2009 – hiện dành trọn thời gian cho việc săn tìm những nơi khả dĩ cho sự sống.
Cho đến nay, đa số những hành tinh này quá lớn, hoặc quá nóng, hoặc quá lạnh để có thể là ngôi nhà hợp lí cho người ngoài hành tinh. Nhưng một vài hành tinh khác thì không như thế.
Năm 2007, người ta công bố rằng một ngôi sao nhỏ tên là Gliese 581, cách xa 20 năm ánh sáng trong chòm sao Libra (Thiên bình), có một cặp thế giới nhỏ, có lẽ là đá, kiểu Trái đất, đang xung quanh nó, hình như có nhiệt độ vừa thích hợp cho sự sống tồn tại.
Hồi tháng 12, một hành tinh gọi là GJ1214b được tìm thấy đang quay xung quanh một ngôi sao láng giềng. Các nhà thiên văn nghĩ đây là một thế giới nước, có phần lớn hơn Trái đất một chút và hoàn toàn chìm trong một đại dương sâu 100 dặm bên dưới một lớp khí quyển dày.
Chúng ta không biết có sự sống trên thế giới này không, hoặc có trên bất kì hành tinh nào trong số có lẽ hàng tỉ hành tinh đại khái cỡ Trái đất nằm ngoài kia hay không. Nhưng lô gic dường như cho thấy phải có một vài sự sống, và một vài trong số này là thông minh. Vậy thì, một lần nữa, mọi người ở đâu thế?
Mỗi nhà thiên văn mà tôi biết đều có một lí thuyết ưa thích riêng của họ.
Có những dấu hiệu trêu ngươi của sự sống vi khuẩn trên sao Hỏa. Nhưng, chừng nào còn đề cập đến sự sống thông minh, thì chúng ta vẫn chưa tìm thấy gì.
Thật vậy, thật hiếm một cách bất ngờ nếu tìm ra một nhà khoa học vũ trụ đáng kính nghĩ rằng chúng ta là đơn độc trong vũ trụ.
Bản thân Drake bị thuyết phục rằng có ‘khoảng 10.000’ nền văn minh nằm ngay trong thiên hà của chúng ta.
Quan điểm chung là ‘họ có ở ngoài kia, nhưng đơn giản là vì chúng ta chưa tìm thấy họ, và họ cũng chưa tìm thấy chúng ta mà thôi’.
Chúng ta có thể bỏ qua một cách an toàn lí thuyết cho rằng chúng ta đã tìm thấy người ngoài hành tinh rồi, và chính phủ đã giấu nhẹm thông tin đó. Bất chấp mọi khẳng định kiểu X-File và những lí thuyết thông đồng, vẫn chẳng có lời giải thích đáng tin nào của một chuyến viếng thăm bằng đĩa bay từ ngoài địa cầu đến Trái đất.
Vũ trụ, rốt cuộc, là rất, rất lớn. Ngay cả những tín hiệu vô tuyến, truyền đi ở tốc độ ánh sáng, cũng mất hàng năm hoặc hàng thập kỉ để đi đến hoặc đến từ những ngôi sao gần nhất.
Nhiều nhà thiên văn cho rằng ngay cả những phần láng giềng thuộc thiên hà của chúng ta cũng có thể là ngôi nhà cho hàng trăm nền văn minh tiên tiến, và đơn giản là chúng tôi không biết mà thôi.
Cũng rất có khả năng là người ngoài hành tinh không sử dụng vô tuyến gì cả, họ nói, và tại sao họ phải đi tìm các tín hiệu vô tuyến gửi đến Trái đất bằng mọi giá chứ? Như vậy, có vấn đề thời gian. Vũ trụ 13,7 tỉ năm tuổi. Người ngoài hành tinh có thể tiến hóa, đạt tới đỉnh cao sức mạnh của họ, rồi trở nên tuyệt duyệt vô số lần trong thời gian đó.
Để tìm trí thông minh ngoài địa cầu, chúng ta phải cầu may trên một nền văn minh ở không quá xa trong vũ trụ, nhưng còn đang tồn tại hiện nay.
Những ngôi sao như Gliese 581 có thể là ngôi nhà cho người ngoài hành tinh vẫn còn ở giai đoạn tiền sử, hoặc những người hành tinh khác đã bị tuyệt diệt cách nay một triệu năm. Nói cách khác, người ngoài hành tinh không có nhu cầu sử dụng những bộ phát vô tuyến.
Xét cho cùng, nếu như người ngoài hành tinh đã từng lỡ bước đến Trái đất 100.000 năm trước, thì họ chẳng tìm thấy gì ngoài những con người đầy lông lá cùng với giáo mác.
Nhưng chắc chắn bí ẩn lớn nhất, không được biết nhiều bởi nhóm SETI (họ có xu hướng quá lạc quan về việc đi tìm người ngoài hành tinh), là bí ẩn của bản thân sự sống. Chúng ta không biết sự sống đã phát sinh như thế nào trên Trái đất.
Một số người khẳng định hành tinh của chúng ta khá khắc nghiệt trong những năm tháng đầu tiên mà sự sống phải vừa mới đến, hình thành trọn vẹn, từ đâu đó, do sao chổi hoặc thiên thạch mang đến đây dưới dạng ‘mầm mống vũ trụ’.
Một đề xuất, của nhà vật lí và vũ trụ học Paul Davies, là sự sống có lẽ đã đến đây từ Hỏa tinh, nơi trước đây đã từng ôn hòa hơn so với Trái đất, nơi nhỏ hơn và nhận ít ‘cú hích’ từ những mảnh vỡ vũ trụ.
Trong trường hợp đó, mọi người chúng ta đều là dân sao Hỏa và nên đi tìm hóa thạch tổ tiên xa xưa của chúng ta trên Hành tinh Đỏ.
Davies, tác giả quyển sách mới Sự Im lặng Kì lạ, trình bày toàn diện về nghi vấn trí thông minh ngoài địa cầu, nghĩ rằng có lẽ tìm kiếm vô tuyến là cách không nên làm. Thay vào đó, có lẽ chúng ta nên đi tìm bằng chứng trực tiếp rằng người ngoài hành tinh đã đến viếng những khu rừng thiên hà của chúng ta trong quá khứ.
Thay vì tập trung vào các tín hiệu vô tuyến, Davies nói, chúng ta nên đi tìm ‘đồ tạo tác’, những mảnh máy móc bỏ đi có lẽ phân tán khắp hệ mặt trời của chúng ta. Ông nói, tìm kiếm như thế ‘trông có khả năng hơn’.
Mặc dù chúng ta không tìm thấy người ngoài hành tinh nào, hoặc máy móc của họ, nhưng chúng ta có thể nói về cái họ trông như thế nào. Câu trả lời cũ rích là à họ sẽ là người ngoài hành tinh; rằng vô số vòng xoáy ngẫu nhiên và sự biến chuyển tiến hóa mà chúng ta trông thấy trên Trái đất sẽ không được lặp lại trong một thế giới khác.
Đa số các nhà ‘sinh vật học vũ trụ’ (các nhà khoa học chuyên nghiên cứu những sinh vật ngoài hành tinh có thể có) vạch ra những khả năng kiểu khoa học viễn tưởng – những con quái vật có xúc tu, những sinh vật trơn tuột có sáu mắt, những cái đầu tổ ong kiểu côn trùng, những phiên bản người ngoài hành tinh kiểu côn trùng siêu sáng.
Có lẽ trí thông minh ngoài địa cầu sẽ chẳng là cái gì được công nhận ‘còn sống’ cả - cấu tạo từ silicon thay vì carbon, hoặc từ vật chất tối bí ẩn cấu thành nên đa phần Vũ trụ.
Có lẽ Trái đất thật sự đã được người ngoài hành tinh viếng thăm mọi lúc và đơn giản là chúng ta đã không để ý đến họ.
Những người khác thì không đồng ý. Nhà sinh vật học Cambridge, Simon Conway-Morris, nêu rằng trên Trái đất những dạng giải phẫu tương tự đã tiến hóa lặp đi lặp lại, trước những áp lực tiến hóa giống nhau.
Một thí dụ của sự “hội tụ” như thế là cá heo và ngư long. Cá heo là loài thú đại dương hiện đại, còn ngư long là một loài bò sát kỉ Jura đã tuyệt chủng – nhưng nhìn bên ngoài thì chúng hầu như giống hệt nhau.
Tiến sĩ Conway-Morris nghĩ rằng nếu có trí thông minh ở ngoài kia, thì nó có lẽ trông y hệt như chúng ta (ông còn nghĩ người ngoài hành tinh có lẽ còn hành xử giống như chúng ta nữa – tức là xấu xa – trong trường hợp đó ‘nếu chuông điện thoại liên thiên hà reo vang, thì chúng ta không nên nhấc máy’).
Cho đến nay, thực tế vẫn là không ai đi tới một lời giải thuyết phục cho câu hỏi căn nguyên của Fermi. Địa ngục nằm ở đâu thế hả mọi người?
Một trường hợp nữa cho Mulder và Scully? Bất chấp những khẳng định X-File và các lí thuyết thông đồng, vẫn chưa có lời giải thích đáng tin nào cho một chuyến viếng thăm bằng đĩa bay.
Tôi nghĩ có ba khả năng. Thứ nhất, và khả năng này cực kì hợp lí, là sự sống thật sự có ở mọi nơi – trong đó có sự sống thông minh. Trong trường hợp đó, nó phải là trường hợp đơn giản là chúng ta không trông thấy nó. Yêu cầu này không có gì bất ngờ với chúng ta. Liệu loài kiến sống trong hang của chúng có để ý thành phố tấp nập phía trên ngưỡng cửa nhà chúng hay không?
Khả năng thứ hai là có một vài nền văn minh giống như nền văn minh của chúng ta, nhưng do vực thẳm bao la của vũ trụ nên chúng ta chưa bao giờ từng gặp họ, và có lẽ sẽ không bao giờ gặp.
Nhưng một lần nữa, biết rằng tuổi của Vũ trụ là rất lớn, nếu sự thông minh rốt cuộc là hưng thịnh, thì lúc này chúng ta chắc chắn phải trông thấy những dấu hiệu của nó.
Rồi còn một khả năng thứ ba, là trong khi sự sống là phổ biến (và tôi tin như thế), nhưng sự sống thông minh thì không. Xét cho cùng, không có loài nào khác ở xa giống như giống loài homo sapiens đã tiến hóa trong toàn bộ lịch sử ba tỉ năm tiến hóa.
Nhưng có một lí thuyết cuối cùng còn khó tin hơn nữa. Chúng ta phải đối mặt trước khả năng rằng chúng ta – và các loài sinh vật và thực vật cùng chia sẻ Trái đất này – là đơn độc.
Một ngày nào đó, biết đâu sẽ xuất hiện trong quãng ngày tôi còn sống, các nhà khoa học sẽ khám phá ra cái gì đó cơ bản về sinh vật học – có lẽ về cách thức sự sống đã phát sinh, hoặc thậm chí trí não của chúng ta thật sự hoạt động như thế nào – có thể buộc chúng ta kết luận rằng Trái đất thật sự là độc nhất vô nhị trong vũ trụ mênh mông.
Và, theo suy nghĩ của tôi, đó sẽ là một câu chuyện còn gây kinh hoàng hơn cả việc phát hiện ra rằng chúng ta không hề đơn độc.
Theo thuvienvatly
Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn
0 comments: