19/8/19

Quan niệm về sống chết giữa người thường và bậc chân tu khác nhau thế nào?

Quan niệm về sống chết giữa người thường và bậc chân tu hoàn toàn khác nhau, cách sống và khi chết đi cũng rất khác biệt.


Quan niệm về sống chết giữa người thường và bậc chân tu khác nhau thế nào?

Trên thực tế, sinh tử là quy luật tất yếu của cuộc sống. Người thông tuệ chắn chắn sẽ hiểu được ý nghĩa của quy luật sinh tử. Cho dù khi sinh ra bạn là bậc đế vương sống trong nhung lụa, quyền uy đầy mình hay làm người nghèo khổ chật vật kiếm bữa qua ngày, ai rồi cũng phải chết. Cái chết là kết cục chung cho tất cả người thường, không ai có thể kháng cự lại nó cho dù có tìm đủ phương cách hay nỗ lực đến đâu.

Trong thế giới vật chất ngày nay, con người khi nghĩ đến cái chết thường hoảng hốt lo sợ và cố gắng níu kéo từng giây từng phút để được “sống” bằng cách thức thông thường như nhờ thành tựu y học hiện đại, dựa vào đủ loại “thần dược” kéo dài tuổi thọ cho dù là vài giờ, vài ngày. Tuy nhiên có một điều mà người thường không thể hiểu rằng làm như vậy chỉ giúp họ trì hoãn cái chết trong thời gian ngắn ngủi, kết cục vẫn tuân theo quy luật tự nhiên.

Đối với bậc chân tu hiểu được quy luật này, họ biết sự sống và cái chết về cơ bản không mấy khác biệt. Thực chất chết là khởi đầu của một sự sống mới và ngược lại. Những bậc chân tu thậm chí còn có thể biết trước họ sẽ chết vào lúc nào, và như thế nào.

Họ bình thản đón nhận cái chết, thi thể họ khi đem hỏa táng sẽ không giống như người thường vốn chỉ còn tro bụi mà là xá lợi. Xá lợi là những hạt nhỏ đủ màu sắc đôi khi tương tự viên kim cương. Bản thân khoa học rất hứng thú với xá lợi và đã thực hiện nhiều nghiên cứu.

Các nhà khoa học phát hiện rằng những hạt xá lợi tuy nhỏ bé nhưng lại phát ra năng lượng vô cùng to lớn, lửa nóng đến mấy, nhiệt cao tới đâu cũng không tài nào nung chảy. Trong ngọn lửa thiêu đốt dữ dội qua các thí nghiệm khoa học, xá lợi vẫn lấp lánh vô sự. Còn người thường, nếu đem thi thể hỏa táng, tất cả sẽ bị thiêu đốt thành thứ mà chúng ta gọi là tro cốt.

Theo ghi chép của lịch sử, có nhiều nhà sư khi viên tịch và hỏa thiêu di hài đều để lại xá lợi. Đặc biệt một số trường hợp lưỡi của họ còn nguyên vẹn.

Bậc chân tu Phật giáo Kumārajīva tại vương quốc Kucha (nay là vùng Aksu tỉnh Tân Cương Trung Quốc) nổi tiếng là người đã biên dịch kinh Phật từ tiếng Phạn sang tiếng Trung. Trước khi viên tịch ông đã nói với đồ đệ và những người xung quanh: “Nếu ta dịch đúng toàn bộ kinh Phật không sai sót chút nào, lúc hỏa táng di hài của ta, phần lưỡi sẽ không hóa thành tro”. Khi hỏa táng, quả thật thi thể ông đều hóa tro nhưng phần lưỡi còn nguyên vẹn. Hiện giờ di hài của bậc chân tu Kumārajīva vẫn được thờ ở chùa Kumārajīva, thành phố Vũ Uy, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc.

Một cao tăng ở Tô Châu, Trung Quốc viên tịch năm 1992, phần lưỡi sau khi hỏa thiêu vẫn còn nguyên vẹn, chuyển sang màu vàng đồng, cứng như sắt, gõ vào âm thanh rất rõ, nghe du dương.

Còn vào tháng 12/1990, một cao tăng người Hoa tại Singapore viên tịch. Khi thu dọn tro hỏa táng thi thể ông, người ta lượm được 480 viên xá lợi nhìn như pha lê, một số viên còn sáng lấp lánh không kém gì kim cương.

Quan niệm về sống chết giữa người thường và bậc chân tu khác nhau thế nào?
Xá lợi nhà Phật

Vậy những viên xá lợi đó là gì? Tại sao chỉ có người chân tu khi viên tịch và hỏa thiêu thi thể mới xuất hiện xá lợi. Một số người cho rằng có thể trên thân các nhà sư đã chứa sẵn những viên xá lợi này rồi. Khi hỏa táng xá lợi còn lưu lại. Tuy nhiên theo ví dụ trên, với 480 viên xá lợi trong cơ thể lúc sinh thời, liệu con người có thể chịu nổi không? Những vị cao tăng khi viên tịch và hỏa thiêu ra xá lợi có cơ thể còn rất khỏe mạnh. Người ta thậm chí còn đem cả di hài một số cao tăng trước khi hỏa táng ra bệnh viện kiểm tra bằng tia X và tia Beta nhưng không phát hiện bất kỳ vật thể nào như xá lợi. Như vậy những vật thể có nhiều màu sắc được sản sinh ra do quá trình thiêu hủy di hài ở hàng ngàn độ đó là gì và vì sao chúng không bị đốt thành tro?

Có người còn nói đó là những viên đá, khi gặp nhiệt độ cao sẽ hóa thành xá lợi. Cách suy nghĩ này khá nông cạn và không có cơ sở nào cả. Nếu nói như vậy, người thường có sỏi trong cơ thể khá nhiều, vì sao khi chết đi và hỏa táng không xuất hiện xá lợi? Cũng có một số cho rằng xá lợi xuất hiện nhờ nhà sư lúc còn sống ăn chay. Điều này cũng không đúng vì trên thế giới biết bao người thường ăn chay, nhưng thi thể của họ lúc hỏa táng không hề sản sinh xá lợi. Hơn nữa cao nguyên Tây Tạng với điều kiện địa lý khắc nghiệt không thuận lợi cho trồng trọt nên các thầy tu vì duy trì sự sống vẫn phải ăn thịt. Và khi họ viên tịch rồi được hỏa thiêu, số xá lợi còn nhiều hơn so với các nhà sư người Hán.

Như vậy ăn chay không phải là cách giải thích cho sự xuất hiện của xá lợi.

Thực ra tu luyện theo Phật gia đòi hỏi một quá trình khổ công lâu dài mới có thể đạt đến một tầng thứ nhất định. Lúc đó cơ thể nhà sư sẽ sản sinh ra “nội đan” vốn có năng lượng và đôi lúc sẽ lóe sáng. Khi họ viên tịch, di hài được hỏa táng sẽ lưu lại những viên đan đó mà ta gọi là xá lợi. Điều này chỉ xuất hiện ở người chân tu. Với người thường cho dù có là nguyên thủ quốc gia, nhà tỷ phú giàu có vượt bậc đi nữa, đám tro tàn của họ cũng không khác gì của người thường.

Một điều cần lưu ý nữa là không phải ai đi tu lúc viên tịch sẽ sản sinh xá lợi. Chỉ người chân tu mới xuất hiện điều kỳ diệu đó. Người chân tu không màng đến danh vọng, địa vị và lợi ích vật chất.

Người thường khi còn sống dùng quá nhiều loại dược phẩm, tro của họ đôi khi sẽ chuyển sang màu xanh xám.

Theo thuyết luân hồi của nhà Phật, cơ thể con người chỉ là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn và cái chết cũng không phải là sự chấm dứt theo đúng nghĩa đen đối với linh hồn. Chết chỉ là một cách để bắt đầu một dạng tồn tại mới. Linh hồn người chết sẽ tìm cách để tái sinh. Tuy nhiên theo luật nhân quả, linh hồn không được phép tự lựa chọn khi tái sinh mà phải dựa vào nghiệp lực lúc sinh thời.

Theo cuốn “Tạng thư Sống và Chết”, khi một linh hồn chuyển sinh, sẽ xuất hiện sáu loại ánh sáng màu đỏ đậm, xanh đậm, vàng đậm, xanh lơ đậm, đỏ, màu khói, cho thấy những gì họ từng làm ở kiếp trước. Tùy theo đức hay nghiệp ở kiếp trước, linh hồn được an bài chuyển sinh. Nếu làm điều tốt và tích đức, linh hồn sẽ được thác sinh vào nơi tử tế. Ngược lại, người gây tội ác, chuyên làm điều xấu sẽ tùy theo mức độ mà thác sinh gặp số phận kém may mắn, khổ sở, nặng hơn là bị đày dưới tầng địa ngục để chịu thống khổ khôn lường.

Con người khi sinh ra trần trụi, lúc chết đi cũng vậy, không mang theo được bất kỳ thứ gì. Tuy nhiên những gì họ từng làm trong cuộc sống, tốt hay xấu, đều được Thần Phật ghi nhận để khi chết đi sẽ chịu sự phán quyết. Những ai hiểu thấu được đạo lý này, sẽ biết chọn cách sống đúng đắn để tích đức cho bản thân.

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: