Thật khó tưởng tượng sự tàn phá ghê gớm của những trận bão thủy tinh, mưa sắt nóng chảy hay những trận sóng nhiệt hàng ngàn độ C trên hành tinh khác.
1. Bão thủy tinh
Nằm cách 63 năm ánh sáng từ Trái Đất, hành tinh HD 189733b giống như một sao Mộc nóng bỏng với khối lượng lớn hơn 13% nhưng có khoảng cách đến ngôi sao trung tâm gần hơn 30 lần so với khoảng cách của Sao Mộc đến Mặt Trời.
Do đó, nhiệt độ bề mặt của hành tinh này ở mức 980 độ C với sức gió 6.400 km/h liên tục đun nóng bầu khí quyển khiến nó bay hơi mất 600 triệu kg vật chất mỗi giây.
Các nhà khoa học sử dụng kính viễn vọng Hubble để thu nhận ánh sáng trong bầu khí quyển hành tinh khi nó di chuyển ra phía sau ngôi sao trung tâm và được chiếu sáng.
HD 189733b giống như màu xanh trên bầu trời của chúng ta nhưng nó không phải là do trong khí quyển có oxy như Trái Đất. Ánh sáng ở đây bị tán xạ bởi các hạt silicat. Điều đó có nghĩa rằng những trận mưa trên bề mặt, thay vì nước, những mảnh thủy tinh sẽ rơi xuống mặt đất với tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh.
2. Mưa pha lê
Không chỉ trên các hành tinh mới có mưa. Ngôi sao có cơn mưa đẹp nhất có tên HOPS-68 gần giống Mặt Trời nhưng ít tuổi hơn cách chúng ta 1.350 năm ánh sáng. Ngôi sao vẫn đang trong thời kỳ hình thành với những đám mây bụi bị rơi vào chính tâm của nó, nằm rải rác trong đó là những viên tinh thể Pha Lê màu xanh tuyệt đẹp mà chúng ta vẫn sử dụng làm đồ trang sức.
Các đám mây trên HOPS-68 có nhiệt độ cực lạnh -68 đến -170 độ C. Các nhà khoa học tin rằng những viên pha lê Olivin này được hình thành từ rất lâu trước khi ngôi sao bước vào thời kỳ thai nghén.
Kinh viễn vọng Spitzer đã phát hiện ra những tinh thể tương tự trên các sao chổi xa xôi, phải chăng những viên đá quý cũng được hình thành trong giai đoạn đầu của hệ mặt trời và bị đông lạnh, sau đó được các sao chổi ném ra khỏi trung tâm.
3. Mây thủy ngân
Alpha Andromedae, còn gọi là Alpheratz and Sirrah, là ngôi sao sáng nhất trong thiên hà Andromeda. Nó cũng là ngôi sao đầu tiên duy trì một hệ thời tiết hoàn chỉnh.
Phát hiện này ban đầu là một bí ẩn khi các nhà khoa học phát hiện những đám mây thủy ngân thay đổi theo thời gian trên Alpha Andromedae. Thực tế, sự khác biệt về nồng độ thủy ngân của những đám mây này lên tới 10.000 lần.
Như đã biết, sự thay đổi trên bề mặt của Mặt Trời là do kết quả của từ tính nhưng trên Alpha Andromedae lại không có từ trường, do đó cần có lời giải thích cho hiện tượng này. Mặc dù đã quan sát trong 7 năm nhưng nguyên nhân gây ra sự chuyển đổi các đám mây thủy ngân giống như mây trên Trái Đất và sao Mộc vẫn còn chưa rõ.
4. Sóng nhiệt siêu nóng
HD 80606b là một “sao Mộc nóng” khác chỉ lớn gấp 4 lần bản gốc mà chúng ta đã biết. Với quỹ đạo elip dẹt hành tinh quanh ngôi sao của nó mất 111,4 ngày và có có khoảng cách bằng 0,88 lần khoảng cách Trái Đất đến Mặt Trời. Vị trí gần ngôi sao trung tâm nhất chỉ kéo dài vài giờ nhưng lượng bức xạ đủ khiến nhiệt độ hành tinh tăng gấp đô, từ 527 – 1.227 độ C trong 6 giờ. Đây là sự dao động nhiệt lớn nhất trên một hành tinh mà chúng ta từng biết.
Trên HD 80606b tồn tại những vụ nổ bất ngờ của bức xạ gây ra những cơn sóng nhiệt siêu nóng có sức gió tới 17.700 km/h.
5. Mưa cát và sắt nóng chảy
Sao lùn nâu hình thành từ các ngôi sao thiếu khối lượng và vật chất cần thiết để đốt cháy. Do đó, chúng tương đối lạnh, một số trong số sao lùn nâu thậm chí có thể lạnh hơn cơ thể con người. Nhiệt độ thấp nghĩa là chúng không thể phát sáng đẻ kính thiên văn phát hiện ra.
Trong sô đó có sao lun nâu 2M2228 cách 39,1 năm ánh sáng với những thay đổi ánh sáng trên bề mặt cứ 90 phút một lần.
Sự khác biệt này là kết quả của những đám mây di chuyển trên bề mặt của sao lùn trong cơn bão có kích thước của Trái Đất. Nhiệt bề mặt của ngôi sao khoảng 600-700 độ C, vì vậy những đám mây được tạo thành từ những vật chất kỳ lạ, trong đó có cát và những giọt sắt nóng chảy.
6. Lốc xoáy từ trường
Dạng thời tiết bất thường chúng ta khó hình dung ra nhất lại ở ngay chính những ngôi sao như Mặt Trời. Mỗi cơn lốc xoáy này có kích thước gấp 5 lần Trái Đất cấu tạo từ khí và plasma có nhiệt độ tới 2 triệu độ C và gió thổi 300.000 km/h.
Cơn lốc xoáy đầu tiên được quay được biết vào năm 2011 bởi NASA Solar Dynamics Observatory. Trận lốc xoáy đi kèm đợt phun trào nhật hoa và vết đen trên mặt trời. Những trận lốc xoáy tiếp tục được phát hiện năm 2012 khi chúng vươn cao tới 125.000 dặm (201.168 km). Có lẽ đây cũng là lý do tại sao những tai lửa thưởng có nhiệt độ nóng hơn nhiều bề mặt của ngôi sao.
Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn
0 comments: