12/8/19

Nhà khoa học lý giải về sự tồn tại của linh hồn

Theo một nhà khoa học hiện đại, tin vào sự tồn tại của linh hồn hoàn toàn không có gì là vô lý hay “mê tín”.

Nhà khoa học lý giải về sự tồn tại của linh hồn
Sự tồn tại của linh hồn là hoàn toàn có cơ sở khoa học, theo một nhà vật lý có tiếng.
Đó là Henry P. Stapp, một nhà vật lý lý thuyết của trường Đại học California-Berkeley, người không tìm cách để chứng minh rằng linh hồn tồn tại, mà cho rằng sự tồn tại của linh hồn là phù hợp theo các định luật vật lý. Ông từng cộng tác với các “cha đẻ” của cơ học lượng tử.

Theo Stapp, sẽ thật sai lầm nếu nói rằng niềm tin vào sự tồn tại của linh hồn không có cơ sở khoa học. Ở đây hai chữ “linh hồn” đề cập đến một nhân tố độc lập của não bộ hoặc phần còn lại của nhân cách con người tồn tại sau khi chết. Trong bài báo của mình có tiêu đề “Sự tương thích của Lý thuyết vật lý đương đại với sự tồn tại của cá thể”, ông viết: “chúng tôi không thấy nghi ngờ gì về sự tồn tại của nhân cách con người mà chỉ dựa trên niềm tin rằng sự sống sau khi chết không tuân theo các định luật vật lý”.

Ông làm việc với trường phái Copenhagen của cơ học lượng tử, ít nhiều cũng là trường phái được sử dụng bởi một số nhà sáng lập ra cơ học lượng tử, Niels Bohr và Werner Heisenberg. Ngay cả Bohr và Heisenberg cũng có một số bất đồng về nguyên lý hoạt động của cơ học lượng tử, và những hiểu biết về lý thuyết này ở thời điểm đó cũng rất đa dạng. Bài viết của Stapp về trường phái Copenhagen có tầm ảnh hưởng nhất định, nó được viết vào những năm 1970 và Heisenberg đã bổ sung thêm một phụ lục.

Stapp ghi chú theo những quan niệm của riêng ông rằng: “trong các mô tả (hoặc quan niệm) trước đây của tôi về cơ học lượng tử chính thống không hề có một gợi ý nào về ý niệm sự tồn tại của nhân cách”.

Tại sao Lý thuyết lượng tử có thể gợi ý về cuộc sống sau khi chết

Stapp giải thích rằng những người sáng lập ra lý thuyết lượng tử yêu cầu các nhà khoa học buộc phải chia thế giới thành hai phần. Ở phần trên của lát cắt, toán học cổ điển có thể mô tả các quá trình vật lý thực nghiệm diễn ra.Ở phần dưới lát cắt, toán học lượng tử mô tả một lĩnh vực “mà không đòi hỏi thuyết quyết định vật lý hoàn chỉnh”.

Trong lĩnh vực này ở phần bên dưới lát cắt, Stapp viết rằng: “Người ta thường thấy rằng trạng thái phát triển của hệ thống bên dưới lát cắt không thể khớp với những mô tả cổ điển về những đặc tính hữu hình đối với những người quan sát”.

Vì vậy, làm thế nào để các nhà khoa học có thể quan sát những thứ vô hình? Họ chọn các đặc tính cụ thể của hệ thống lượng tử và thiết lập các dụng cụ để quan sát hiệu ứng của chúng đối với các quá trình vật lý “ở phía trên lát cắt”.

Điều quan trọng là sự lựa chọn của thí nghiệm. Khi làm việc với các hệ lượng tử, sự lựa chọn của người quan sát đã cho thấy sức ảnh hưởng đến những gì biểu hiện và có thể được quan sát ở trên lát cắt.

Stapp trích dẫn sự tương tự của Bohr đối với tương tác giữa một nhà khoa học và những kết quả thí nghiệm của ông: “[Nó giống như] một người mù chống gậy: khi cây gậy được cầm lỏng lẻo, thì ranh giới giữa con người và thế giới bên ngoài chính là sự phân chia giữa tay và cây gậy; nhưng khi nắm chặt thì cây gậy trở thành một phần của sự thăm dò đường, và người mù đó sẽ cảm thấy bản thân ông cảm nhận được tận mũi của cây gậy”.

Vật chất và tinh thần được kết nối một cách tích cực. Về mối quan hệ giữa tâm trí và não bộ, có vẻ như người quan sát có thể giữ nguyên trạng thái hoạt động của một bộ não được lựa chọn mà đáng lý nó sẽ vụt trôi qua. Đây là một lựa chọn tương tự như việc một nhà khoa học phải lựa chọn khi quyết định đặc tính nào sẽ nghiên cứu trong hệ thống lượng tử.

Stapp viết rằng giải thích lượng tử về việc tâm trí và não bộ có thể tách biệt hoặc khác nhau như thế nào, nhưng chúng được kết nối bởi các định luật vật lý “là một khám phá đáng hoan nghênh”. “Nó giải quyết một vấn đề cản trở khoa học và triết học trong nhiều thế kỷ, khoa học viễn tưởng cần phải cân bằng tâm trí với não bộ, hoặc làm cho não bộ độc lập với tâm trí”.

Stapp nói rằng nhân cách của một người đã chết có thể tự gắn với một người đang sống, giống như trường hợp chiếm hữu linh hồn và điều đó không trái với các quy luật vật lý. Nó sẽ không yêu cầu bất kỳ sự thay đổi căn bản nào trong lý thuyết chính thống, mặc dù nó sẽ “đòi hỏi sự nới lỏng đối với ý tưởng các sự kiện vật chất và tinh thần chỉ xảy ra khi chúng được ghép nối với nhau”.

Stapp cho rằng lý thuyết vật lý cổ điển chỉ có thể né tránh vấn đề, và các nhà vật lý học cổ điển chỉ có thể nghi ngờ sự hiểu biết qua trực giác và coi đó là sự nhầm lẫn của con người. Ông nói rằng, thay vào đó khoa học nên nhận ra “những tác động vật lý của ý thức là một vấn đề vật lý cần có lời giải theo thuật ngữ về động lực học”.

Hiểu biết này ảnh hưởng đến khung đạo đức của xã hội như thế nào

Hơn nữa, bắt buộc phải duy trì đạo đức của con người khi nhìn nhận con người không chỉ là những cỗ máy bằng xác thịt và máu.

Trong một bài báo khác có tựa đề “Chú ý, Chủ ý và nguyện vọng của Vật lý lượng tử”, Stapp đã viết rằng: “Ngày nay quan điểm ‘khoa học’ này được công chúng chấp nhận rộng rãi, theo đó mỗi con người về cơ bản là một người máy cơ khí có thể có tác động đáng kể và ăn mòn đối với khung đạo đức của xã hội”.

Ông đã viết về “xu hướng ngày càng tăng những người muốn miễn tội cho chính mình bằng cách lập luận rằng người có lỗi đó không phải là”tôi”, mà đó là một số quá trình cơ học trong đó: ‘gen của tôi khiến tôi làm điều đó’; hay: “lượng đường trong máu của tôi cao khiến tôi làm điều đó”. Hãy nhớ lại vụ tai tiếng ‘Bào chữa cho Twinkie’ mà Dan White bị ngồi tù 5 năm vì tội giết Thị trưởng San Francisco George Moscone và người tình đồng tính Harvey Milk”.

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: