9/8/19

Lời Phật dạy: Tránh xa 9 hành vi gây tổn hại công đức, tạo nghiệp báo về sau

Trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà chúng ta vô ý làm sẽ không những không tích được phúc báo mà còn khiến phúc báo bị hao tổn mất, tạo nghiệp phải trả. Lắng nghe lời Phật dạy để biết và tránh xa những hành vi gây tổn hại công đức này.


Lời Phật dạy: Tránh xa 9 hành vi gây tổn hại công đức, tạo nghiệp báo về sau

1. Bố thí không tự nguyện hoặc keo kiệt, ít khi làm việc thiện


Làm từ thiện hay bố thí, hành động đó phải đến từ cái tâm của chính mình, phải tự nguyện. Khi bố thí cho những người nghèo khổ, không được may mắn như bản thân mình, cần phải bố thí một cách thành tâm, tự nguyện, không dùng thái độ hách dịch, coi thường, làm tổn thương lòng tự trọng của người khác chỉ để thỏa mãn tự tôn cá nhân.

Ta không những không được cảm tạ, mà còn bị người ta căm ghét, ghi hận nếu bố thí mà sai cách,

Cùng với đó, nếu cuộc sống của ta có đầy đủ của cải, vật chất mà vẫn cứ một lòng muốn vơ vét, làm giàu thêm cho mình, không chịu san sẻ với ai thì phúc đức cũng bị ảnh hưởng.

Tiền bạc là vật ngoài thân, chết cũng chẳng mang theo được. Chi bằng thấy mình sung túc hơn người thì sẵn sàng dang tay bố thí và hãy sống vui với hiện tại, không tham lam tích trữ bạc tiền, như thế thì cuộc sống mới hạnh phúc, thuận lợi mới dễ dàng đến với chúng ta.

2. Tức giận, cáu kỉnh

Đại sư Ấn Quang, sống vào cuối đời nhà Thanh khuyên rằng: Người phụ nữ không hay tức giận thì con cháu sống thọ hơn. Phụ nữ thường xuyên tức giận cáu kỉnh, sinh con sẽ khó nuôi. Phát giận là điều cứu không được. Tức giận chính là “lửa thiêu rừng công đức.”

Ông cũng giảng rằng, chỉ một cơn lửa giận có thể thiêu cháy hết cả phúc đức. Người xưa thường khuyên rằng, oán giận một lần đối với một người bình thường sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 100 kiếp. Oán giận một lần đối với cha mẹ, người lớn tuổi, người đại đức, sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 1000 kiếp. Oán giận cha mẹ hậu quả rõ ràng nhất là “phúc mỏng mệnh nông”.

3. Đừng vong ân

Phúc báo có được là do tâm, là từ một trái tim thiện lương. Một người luôn biết ơn người khác, thì sẽ có thêm phúc phận, nếu vong ân bội nghĩa, thì sẽ hao tổn phúc phận. Biết đền ơn đáp nghĩa, ở hiền gặp lành. Quên ơn bội nghĩa là đi ngược lại với thiên lý, trời đất quỷ thần đều khinh thường.

4. Hay kêu ca oán thán, gây chuyện thị phi, ghen ghét đố kỵ

Đây là những việc làm cần phải tránh thật xa, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến hòa khí giữa người với người, mà còn gây tổn hại đến hòa khí của đất trời. Theo tâm linh, nếu thường xuyên làm những việc này, tài vận sẽ sa sút. Phúc đức của tổ tiên dù có dày, lâu ngày cũng sẽ tiêu tan hết, con người làm việc gì cũng sẽ khó khăn, trắc trở, thậm chí bần cùng.

Nói xấu, đặt điều cho người khác, bàn chuyện thị phi thế nào, mai sau chắc chắn cũng sẽ phải chịu cảnh như thế.

5. Tránh lãng phí

Cổ nhân có câu: “Tĩnh để tu thân, kiệm để dưỡng đức”. Tiết kiệm cũng là một loại đức phúc, không lãng phí chính là tích đức cho bản thân. Người hay lãng phí, sẽ đánh mất đức phúc của mình khá nhanh, trong cuộc sống hàng ngày thường hay gặp phải nhiều chuyện không như ý. Lãng phí là hành vi tiêu giảm phúc báo, là gieo mầm tai vạ cho chính mình.

Lời Phật dạy: Tránh xa 9 hành vi gây tổn hại công đức, tạo nghiệp báo về sau

6. Oán trời trách người, bàn lộng thị phi

Trong quan niệm của người xưa, oán trời trách người sẽ làm tổn hại đức khí và hòa khí của trời đất, tài vận sẽ bị hủy diệt. Nếu như không có của cải của tổ tiên che chở thì nhất định sẽ bần cùng, làm việc không thuận.

Oán trời trách người một lần sẽ làm tiêu tan ba thiện. Đại sư Ấn Quang nói: “Người gặp nghịch cảnh mà không oán trời trách người thì nhất định sẽ có hậu phúc và con cháu thịnh vượng.” Ghen ghét châm chọc, nói xấu người khác cái gì thì tương lai cũng sẽ phải chịu điều ngược lại.

Hơn nữa, mọi phiền não, buồn khổ trong cuộc đời của một người đều là do tâm người ấy sinh ra. Cổ nhân giảng: “Tướng do tâm sinh”, do đó, người luôn oán trách người khác thì hoàn cảnh của người ấy cũng sẽ theo đó mà không thuận lợi, may mắn.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp phải không ít người luôn mang trong lòng tâm oán trách. Họ oán trách cha mẹ không công bằng, oán trách công việc quá nhiều, oán trách bạn bè không hiểu mình, thậm chí trời mưa hay trời nắng cũng oán trách…

Họ không biết được rằng, oán trách là một loại cảm xúc xấu nhất khiến mối quan hệ căng thẳng và mâu thuẫn trở nên kịch liệt hơn. Nó không chỉ khiến cho sức khỏe của chính bản thân người ấy xấu đi mà còn khiến người thân bạn bè dần dần xa lánh họ.

7. Khoe khoang, kiêu ngạo

Con người không ai là có thể thông thạo tất cả mọi việc, có người mạnh ở điểm này, có người lại mạnh ở điểm khác. Nếu may mắn có khả năng trên lĩnh vực nào, con người không nên lấy đó làm kiêu ngạo, coi thường, chỉ tay với người khác. Bởi rất có thể, ta giỏi hơn người khác ở lĩnh vực này, nhưng đến khi gặp phải vấn đề ở lĩnh vực khác, người khác sẽ là thầy của ta.

Con người cần phải biết khiêm tốn, học hỏi, khiêm tốn giúp chúng ta tiến bộ, còn quá mức huyênh hoang, kiêu ngạo không chỉ khiến chúng ta tụt hậu, mà còn ảnh hưởng đến phúc đức sau này.

Khoe khoang bản thân, ở đâu cũng đề cao mình, cũng tự mãn sẽ khiến người khác không muốn kết giao, hợp tác. Cổ nhân thường nói, người khoe khoang cái gì thì tương lai sẽ bị mất đi thứ đó.

8. Tà dâm, kiếm tiền bất chính

Tà dâm là chỉ quan hệ bất chính giữa nam và nữ, thủ dâm, ý dâm, dâm loạn…Vướng vào thường sẽ bị tổn hại sức khỏe, sự nghiệp không thuận lợi, hao tổn tiền tài.

Dùng phương pháp bất chính để có được nhiều tiền, có thể sẽ cao hứng nhất thời nhưng cuối cùng sẽ nhận tai họa. Không chỉ không giữ được tiền tài, mà còn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Người xưa thường nói có tiền thì phải có tâm, nếu không thì có tiền rồi cũng gặp họa không giữ được một đồng.

9. Xung đột, mâu thuẫn với cha mẹ, bề trên

Bất kính với cha mẹ là nguyên nhân gây tổn phúc tiêu lộc. Thường xuyên xung đột, chống đối, cãi lời cha mẹ và các bậc bề trên, phúc đức cũng sẽ bị ảnh hưởng. Cho dù mong muốn đạt được cái gì cũng sẽ không thành công. Bất luận được sinh ra trong hoàn cảnh nào, nếu có tấm lòng tôn kính và hiếu nghĩa với cha mẹ, người lớn tuổi thì sẽ có phúc báo.

Cha mẹ là bậc sinh thành, dưỡng dục mà con cái dù có báo đáp ngàn lần cũng không hết, vì thế, bổn phận của con cái là phải vâng theo lời cha mẹ, không được để cha mẹ buồn lòng, phải hiếu thuận, dùng hết sức báo đáp công ơn cha mẹ. Người nào làm được như vậy thì cuộc sống hạnh phúc, dễ cầu được ước thấy, đường đời thuận lợi hơn, nhận được sự bảo hộ của thiên nhân, quỷ thần.

Còn kẻ nào bất hiếu, keo kiệt với cha mẹ, kẻ đó sẽ gặp khó khăn, trắc trở trong cả sự nghiệp và nhân duyên, chịu lời đàm tiếu của thiên hạ, cuộc sống cũng không vui vẻ được.

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: