Trong cuộc sống vốn không hoàn hảo này, liệu ta có cần phải thích tất cả những thứ xung quanh mình hay không? Đọc xong lời Phật dạy về cách đối mặt với cuộc sống dưới đây mới thấy hóa ra mọi chuyện đơn giản như vậy!
1. Cuộc sống không hề hoàn hảo
Chúng ta luôn kỳ vọng được sống trong một thế giới hoàn hảo và lý tưởng. Đó là nơi ta được sống chung với những người mình yêu thích và những việc ta muốn làm.
Thế nhưng hiện thực lại hoàn toàn ngược lại. Cuộc sống vốn không hề hoàn hảo như ta mong muốn.
Mỗi ngày ta đều phải gặp, phải đối mặt với những người ta không thích và những việc làm ta thấy phiền muộn. Đôi khi ta có thể tránh được, nhưng khi đã không tránh được những người, những việc ấy, ta phải làm thế nào?
Liệu ta có phải thích tất cả những người hay những việc xung quanh mình hay không?
Vấn đề tưởng như khó khăn ấy lại trở nên đơn giản hơn bao giờ hết với lời Phật dạy về cách đối mặt với cuộc sống dưới đây. Hãy đọc để có cách giải quyết cho riêng mình bạn nhé!
2. Làm thế nào để đối mặt với những người và việc mà ta không thích?
Nếu như có một người, mỗi lời nói và hành động của họ đều khiến người khác thấy phản cảm, chán ghét, phải làm thế nào để chịu đựng được họ?
Trong công việc, sẽ có người đồng nghiệp mà ta không thích nhưng vẫn phải ngày ngày làm việc chung. Hay có những việc ta không muốn, nhưng vẫn bị giao cho làm. Cứ như vậy, tâm trạng lâu dài sẽ chịu dồn nén làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Vậy làm thế nào để giải quyết tất cả những muộn phiền đó?
Lời Phật dạy về cách đối mặt với cuộc sống rằng, người tài giỏi thật sự là người có thể ung dung "sống chung" với những việc, những người mà bản thân không thích!
Lời Phật dạy về cuộc sống cho rằng, có ơn phải báo, có giận phải quên; trả oán thì ngắn, trả ơn thì dài.
Người có lòng độ lượng, luôn biết ơn sẽ có một cuộc sống luôn vui vẻ, thoải mái.
3. Trên đời này có người không thích bạn, cũng chẳng thiếu người bạn không thích
Đó là điều rất bình thường.
Cho dù bạn có tốt đến đâu, hoặc người kia hoàn hảo đến thế nào, cũng không thể như mình mong muốn.
Bởi vì tốt hay xấu là một chuyện, có thích hay không lại là chuyện khác.
Ai cũng muốn sống một cuộc đời thật xuất sắc, vì những người mình thích mà sống. Đây mới là thái độ sống tốt nhất.
Đừng vì những người mình không ưa mà đánh mất niềm vui của bản thân.
Điều đáng buồn trong cuộc đời này là bạn không được sống cùng những người mình thích, không được làm những việc mình muốn, từ đó sẽ sinh ra "khổ".
Nhưng mọi việc trên đời này hay những người ta gặp đều do số phận sắp xếp sẵn. Tất cả đến với ta đều là một chữ "duyên". Phật dạy rằng, vạn sự tùy duyên. Bạn chỉ cần tôn trọng mối duyên đó, bình thản đối mặt với mọi thứ.
Ngoại cảnh chính là cái bóng do nội tâm của chúng ta phản chiếu ra. Chúng ta nghĩ gì trong lòng, không khó để có thể nhận ra từ bên ngoài.
Khi ta lạnh lùng, ta sẽ nhìn mọi việc với thái độ bàng quan.
Khi ta khép lòng, ta nhìn đâu cũng chỉ thấy sự ích kỷ.
Còn khi lòng ta khoan dung, độ lượng mới có thể nhìn thế giới ngoài kia tràn ngập sự ấm áp và hy vọng. Hiểu được chữ "buông" của đạo Phật sẽ giúp ta tránh phí hoài một đời vô nghĩa.
4. Đừng quá đặt nặng “cái tôi” của bản thân
Dù là người rộng lượng đến đâu, dù có cố gắng đến thế nào thì vẫn có một số người và việc khiến ta buộc phải nổi nóng. Điều quan trọng nhất khi ấy là ta phải học được cách kiềm chế bản thân.
Đừng chỉ nghĩ đến việc người kia đáng ghét ra sao, đừng cố bới móc sai lầm của họ để ta được hả dạ. Hãy tự hỏi tại sao ta lại sinh ra cảm xúc tiêu cực đến vậy về họ?
Bạn có biết rằng, trong rất nhiều trường hợp, những khuyết điểm mà ta không thích, không muốn đối mặt nhất của bản thân lại trùng hợp xuất hiện trên người mà chúng ta ghét.
Hay nói cách khác, ta ghét họ vì họ đang mang những khuyết điểm của chính chúng ta, chỉ có điều ta không chịu thừa nhận mà thôi.
Đừng luôn đổ lỗi cho ngoại cảnh, cũng đừng nghi ngờ bản thân. Chỉ cần mang tâm thái bình thản, ta sẽ nhìn thấy rất nhiều điều tốt đẹp trong thới giới này.
Đối mặt với cuộc sống không ngừng đổi thay, điều chúng ta có thể làm chính là cảm thông, chấp nhận, sống chung. Yên lặng và nỗ lực tối đa làm tốt mọi việc của mình, sống với thái độ tích cực, cảm hóa cuộc đời.
Chúng ta không thể cứ luôn nhớ mãi về quá khứ, lại đồng thời dõi mắt nhìn về tương lai!
Lời Phật dạy về cách đối mặt với cuộc sống rằng: "Tĩnh tọa thường tư kỷ quá, nhàn đàm mạc luận nhân phi". Tức là, khi ngồi yên nghĩ về lỗi lầm của bản thân, khi nói chuyện đừng nói về lỗi lầm của người khác.
Muốn thế giới tốt đẹp và lý tưởng như ta mong muốn, trước hết phải bắt đầu từ thái độ sống của chính ta!
Lam Lam - Theo Lichngaytot
Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn
0 comments: