30/8/19

Làm cách nào để giúp những hồn ma chết oan được siêu thoát?

Ma chết oan là gì, nhất là những người từng chết do tai nạn, họ có năng lực ghê gớm như thế nào mà có thể làm hại nhiều người tử vong ngày tại chỗ mình từng tử nạn?

Ma chết oan là gì?

Những cái chết bất thình lình, bất đắc kỳ tử, đột tử do các tai nạn thật oan uổng nhưng luôn rình rập, đe dọa con người. Trong các trường hợp này, sự chết ập đến rất nhanh và đa phần các nạn nhân đều hoảng loạn trước khi chết.

Làm cách nào để giúp những hồn ma chết oan được siêu thoát?

Chúng ta hay nói về một người chết oan khi họ có cái chết đau đớn, ai oán, hay như thảm khốc, thậm chí là khi chết trong lòng còn nặng chữ tình, hay như còn quá thù oán một cái gì đó thì khi chết con người ta sẽ không đi đâu hết mà quanh quẩn ngay tại cái trần thế này, hay nói đúng ra là tại cái nơi mà người ta chết. 

Thực ra họ không chấp nhận cái chết đến đột ngột nên cũng không tuân theo tự nhiên để siêu thoát để đầu thai sang kiếp khác, thêm vào đó, vong hồn mà mù quáng, lầm đường lạc bước do oán hận khổ đau thì họ sẽ trở thành vong quỷ. Vậy ma chết oan là gì? Đó thực ra là vong quỷ.

Vong quỷ ở đây có thể coi là ngang hàng với yêu tinh và quỷ dữ, họ rất tàn ác và sẵn sàng hãm hại người sống. Họ hãm hại người sống để mong cái vong hồn mới đó có thể thế chỗ và gánh lấy cái oán hận khổ đau của họ, điều thứ hai chỉ đơn giản là họ quá lầm đường lỡ bước, nên cái việc hãm hại người sống chỉ là cái sự trả thù đời của họ mà thôi. 

Đó là những nơi thường xuyên có người chết thì vẫn thường xuyên xảy ra tai nạn chết người hết người này tới người khác và trở thành điểm nóng. Nhiều nơi họ còn lập miếu nhỏ để thờ cúng, cũng như là cách báo hiệu cho người qua đường nên lưu ý những điểm này. 

Tìm hiểu ma chết oan theo quan niệm của Phật giáo

Theo quan niệm Phật giáo, những cái chết không tự nhiên, như tai nạn giao thông được xem là chết oan vì đó là khi người chết không phải do bệnh tật mà bị chết trong khi mọi thứ còn đang dở dang, chưa được hoàn thành. Lúc này, họ sẽ không dễ dàng đối diện và chấp nhận rằng sinh mạng của mình đã kết thúc, từ đó bình tĩnh theo nghiệp lực để đầu thai trong một kiếp sống mới.

Với tâm lý bám víu, bấn loạn, không chấp nhận mình đã chết như thế, thần thức của người trong trường hợp chết oan như vậy thường sẽ ôm ấp các tâm lý tiêu cực như sân hận, báo thù… và bằng mọi cách có thể cố làm theo động cơ đó.

Thực ra theo quan niệm Phật pháp thì không có gì gọi là "chết oan", mọi thứ đều xảy ra theo quy luật nhân quả. Việc một người gặp nạn hay chết như thế nào ở kiếp này là kết quả từ những kiếp trước của họ kết thành. 

Chỉ là những vong linh này không hiểu, họ cho rằng cái chết của mình oan uổng, phải có ai đó thế chỗ thì linh hồn của mình mới được thoát khỏi vị trí hiện tại, rồi họ kéo nhiều người chết theo, tạo thêm nghiệp, lòng sân hận lại càng lớn.

Chỉ riêng việc ôm ấp các tâm lý tiêu cực như sân hận, báo thù… không thôi đã khổ đau rồi, huống nữa lại chồng chất thêm những nỗi khổ khác của các giai đoạn tiếp diễn sau cái chết oan uổng, phải gián đoạn mọi thứ, trong lúc ý chí sống thì mạnh mẽ. Bởi không phải ai cũng có thể hiểu biết và sẵn sàng chấp nhận rằng cái chết (tự nhiên) không phải là hết, mà chỉ là một phần của tiến trình sống.

Do đó, chỉ nói đến năng lượng tiêu cực từ số lượng người đã chết vì tai nạn giao thông qua những con số trên không thôi cũng đã lớn, và chắc chắn sẽ có những tác động tiêu cực vào cộng đồng, đời sống xã hội của chúng ta cũng là không nhỏ. Đó là chưa nói đến những hậu quả nặng nề khác với số lượng hàng chục ngàn người bị thương tật, tổn hại sức khỏe, tinh thần và cả vật chất là vô cùng lớn.

Những cái chết bất thình lình đối với người ít tu tập thì chính điều này đã tạo ra cận tử nghiệp bất thiện, ảnh hưởng không tốt đến xu hướng tái sinh.

Tuy nhiên, theo tuệ giác của Thế Tôn, những ai đã tu tập lâu ngày trọn vẹn về tín, giới, sở văn, thí xả và trí tuệ thì dẫu bị hoang mang, không giữ vững chánh niệm trước lúc chết do tai nạn quá bất ngờ nhưng với nền tảng tu tập vững chắc, trọn vẹn đối với các thiện pháp, nhờ thiện nghiệp sâu dày sẽ giúp họ đi đến chỗ thù thắng, tái sinh vào cõi lành, không hề bị đọa lạc.

Làm cách nào để giúp những hồn ma chết oan được siêu thoát?

Cách hóa giải hay giúp đỡ cho ma chết oan?

Khi hiểu Ma chết oan là gì nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi: Vậy liệu có cách nào hóa giải hay như giúp đỡ họ được không? Cách thường làm của người sống đó là cầu kinh siêu độ cho họ. Đó là lý do, nhiều nghi lễ cầu siêu được tổ chức dành cho đối tượng này. Việc làm đó có ý nghĩa về mặt tâm linh. 

Nhưng thiết thực và lâu dài hơn, chúng ta cần có những biện pháp giáo dục hành vi lối sống, làm cho mọi người điều chỉnh nhận thức, chúng ta không nên “phòng chống” tai nạn giao thông chỉ bằng cách tăng cường các biện pháp bảo hộ bên ngoài, mà căn bản và song song với các biện pháp đó là phải thay đổi cách nghĩ, giáo dục luật, lối sống trong ý thức duyên sinh. 

Bên cạnh đó, Phật Giáo quan niệm cái chết chỉ là một sự chuyển tiếp, một hiện tượng hay biến cố trên dòng tiếp nối liên tục của sự sống. Theo đó, sự sống và cái chết tất cả chỉ là một sự tiếp nối và chuyển động bất tận. 

Vòng xoay vần liên quan đến sự sống và cái chết của con người cũng sẽ chỉ xảy ra cho con người, thế nhưng không phải vì thế mà cái chết của con người là một biến cố ngoại lệ, khác hơn với cái chết của các sinh vật khác. Cái chết của con người hay của mọi sinh vật cũng đều nằm trong sự vận hành chung của vũ trụ. 

Làm cách nào để giúp những hồn ma chết oan được siêu thoát?

Thế nhưng nhiều người lại cứ xem sự tan biến ấy như là một biến cố đột ngột và mang tính cách tiêu cực, vì thế mà cái chết cũng thường được diễn đạt như là một sự chia lìa, một sự sụp đổ của một thể dạng thăng bằng, một sự đứt đoạn nào đó. 

Cũng có người hình dung cái chết như là một sự bất công và phi lý, hoặc đấy là do ý chí của Trời mà con người không hiểu nổi, hoặc có khi cũng cho đấy là một thảm trạng, một định mệnh, một sự bất lực của con người, một sự tàn ác của thiên nhiên,... Các cách diễn đạt này không tránh khỏi mang lại mọi thứ khổ đau. Phật Giáo không hề hình dung cái chết dưới những khía cạnh ấy. 

Nếu phát huy được sự chú tâm và cảnh giác để sống gần hơn với thực tại và hòa mình với hiện thực thì có thể chúng ta sẽ cảm nhận được hiện tượng "đứt đoạn" ấy cũng chẳng khác gì như rất nhiều những hiện tượng "đứt đoạn" khác thường xuyên xảy ra chung quanh ta. Những biến đổi trên thân xác và những biến động thường xuyên trong tâm thức cũng là những sự "đứt đoạn" thế nhưng ở vào một cấp bậc thấp hơn và tinh tế hơn. 

Một khi đã trông thấy những sự "đứt đoạn" đó xảy ra liên tục khắp nơi thì chúng cũng sẽ phát huy được một tầm nhìn đúng đắn và chính xác hơn về bản chất của thế giới chung quanh. Phật Giáo gọi bản chất "đứt đoạn" và "không trường tồn" đó là "vô thường".

Nhưng chúng ta còn ngã chấp, còn luyến tiếc, không chấp nhận nó, thì con người càng đớn đau và đau khổ.

Thế nhưng nếu chúng ta hình dung cái chết như là một sự biến mất, một sự chấm dứt, không còn lưu lại gì cả thì nhất định đó là một sự sai lầm.

Chúng ta phải hiểu để xem cái chết như là một sự mở rộng nhằm tạo điều kiện thuận lợi và cần thiết làm phát sinh ra một sự sinh mới, và sự sinh mới này không phải là một sự lập lại nhưng cũng không phải hoàn toàn khác hẳn với sự sinh cũ trước đó.

Theo Lichngaytot

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: