Một người bình thường, điều dễ phạm phải nhất chính là khẩu nghiệp. Và bởi lời nói gió bay nhưng nghiệp thì không bay, vậy nên phải hết sức thận trọng ‘lời ăn tiếng nói’ của mình.
Khẩu nghiệp là tội mà bất cứ ai cũng dễ mắc phải trong đời. Không phải ai cũng làm ra những chuyện thất đức nhưng lời nói thất đức thì rất dễ mắc phải. Tích lũy qua năm tháng, phúc báo sẽ vì “khẩu nghiệp” mà chạy hết. Do đó, người nói chuyện không có “khẩu đức”, cả cuộc đời thường gập ghềnh, nhấp nhô, thậm chí rất thê lương.
Trong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Bởi vậy, ác khẩu chính là đang tự hại bản thân mình.
Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được.
Dưới đây là 20 khẩu nghiệp giết chết tiền đồ cần tuyệt đối tránh:
1. Trù người khác bệnh, bệnh dễ vận vào thân.
2. Nói lời công kích sẽ bị đau răng.
3. Nói lời tuyệt tình gây ra đại nạn.
4. Ăn nói phét lác, trở nên vô dụng.
5. Nói yêu người nhưng không làm được sẽ bị người khác lừa gạt.
6. Hay oán than thì một đời đau khổ.
7. Nói lời kiêu ngạo, cả đời không yên ổn.
8. Thích gây thị phi, suốt đời bị phủ nhận.
9. Cười nhạo người khác, mãi mãi thua thiệt.
10. Suốt ngày tâng bốc người trong gia đình, hay gặp chuyện xấu hổ, mất mặt.
11. Cả ngày nói lời tiêu cực, sống một đời sóng gió khổ đau.
12. Hay luận thị phi, cuộc sống bần hàn, đau khổ.
13. Câu nói hận đời mang đến họa oan nghiệp.
14. Luôn miệng chứng minh bản thân dễ bị người khác hiểu lầm.
15. Thích nói dối thì người đời coi rẻ.
16. Ưa nghe nịnh nọt, cả đời ắt không thành công.
17. Dễ dàng nịnh nọt người khác, sẽ bị người bán đứng.
18. Nói lời khinh thường đối phương sẽ nhận quả báo nhân cách bị hủy hoại.
19. Cất lời ly gián, hại người thì cuối đời cô quạnh.
20. Ăn nói không có đường lui dễ gặp đại nạn tuyệt vận.
Biết được những nghiệp báo nặng nề do nói lời không hay này, chúng ta hãy mau học cách ‘tu cái miệng’, tu dưỡng khẩu đức cho bản thân mình.
Người xưa cũng có câu: “Nước đổ khó hốt, gương vỡ khó lành”. Nói chuyện cũng giống như bát nước hắt đi, nước một khi đã đổ đi thì không thể nào thu lại, lời một khi đã nói ra thì không cách nào thu về. Cho nên một lời trước khi nói ra không thể không suy nghĩ thận trọng.
Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn
0 comments: