30/7/19

Phát hiện mới: Dấu hiệu nước vẫn chảy trên sao Hỏa

Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục cho thấy có dấu hiệu của nước dạng lỏng vẫn chảy trên bề mặt sao Hỏa ngày nay.

Chúng ta vẫn biết rằng sao Hỏa trong lịch sử đã từng được bao phủ bởi đại dương mênh mông và còn có rất nhiều hệ thống sông ngòi như Trái Đất. Tuy nhiên, hiệu ứng nhà kính đã đun nóng hành tinh đỏ và biến nó thành miền đất khô cằn không thể được tồn tại nền văn minh.

Phát hiện mới: Dấu hiệu nước vẫn chảy trên sao Hỏa
 Những vạch tối phân nhánh giống như những ngón tay có thể là dấu hiệu của nước chảy

Mới đây, thiết bị ghi hình của tàu thăm dò Mars Reconnaissance quanh sao Hỏa cho thấy những vạch tối phân nhánh giống như những ngón tay trên sườn núi ở sao Hỏa được gọi là đường dốc chu kỳ RSL.

RSL được cho là dấu vết của những dòng chảy của nước mặn dù đã bị khô cạn vì giá lạnh nhưng rất có khả năng sẽ tan chảy trở lại khi nhiệt độ tăng cao, một phần bởi chất sunfate sắt đầy rẫy trên bề mặt hành tinh đỏ vốn là chất giữ nước không đông khi nhiệt độ hạ thấp.

Phát hiện mới: Dấu hiệu nước vẫn chảy trên sao Hỏa

Những nhánh dòng chảy đó chứa đựng dung dịch nước muối và sulfate sắt khiến dung dịch này có thể chảy xuống từ sườn núi

NASA giả thuyết rằng những nhánh dòng chảy đó chứa đựng dung dịch nước muối và sulfate sắt khiến dung dịch này có thể chảy xuống từ sườn núi theo định kỳ nào đó, tạo thành RSL.

Nhà nghiên cứu Lujendra Ojha thuộc Viện Công nghệ Georgia nói rằng: “Chúng tôi không có bằng chứng về sự tồn tại của nước lỏng trên các RSL nhưng chúng tôi vẫn không chắc bằng cách nào mà quá trình này diễn ra mà không có nước."

Hiện tượng RSL chỉ được phát hiện ở một vài nơi và có dấu hiệu thay đổi theo mùa. Chúng xuất hiện nhiều hơn khi khí hậu ấm hơn và ngược lại.

Vui lòng trích dẫn link nguồn khi copy nội dung bài viết này! Trân trọng cảm ơn

Bài cũ hơn
Bài mới hơn

post written by:

0 comments: